Chọn sếp tốt hay công ty tốt? – Đâu là nước đi đúng đắn?
Những câu chuyện chốn văn phòng có nhiều điều thú vị, đặc biệt là câu chuyện xoay quanh vấn đề sếp và công ty. Nhiều người trẻ đã đi làm họ luôn băn khoăn rằng nên lựa chọn giữa việc làm việc cho một người sếp tệ ở một công ty tốt, hay ngược lại, đồng hành cùng một vị sếp tốt trong một công ty với nhiều tồn đọng?
Vậy theo bạn đâu là phương án tốt nhất? Sự cân đo đong đếm là điều cần thiết phải có vì nó ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp phát triển của bạn. Với bài viết sau đây, TopDev sẽ chia sẻ những quan điểm cụ thể về vấn đề này.
Nếu ví diễn tiến hành trình tương lai của bạn là một thước phim thực tế thì cách bạn lựa chọn không khác gì việc bạn đang tìm kiếm một kịch bản phù hợp cho mình. Và theo quan điểm mà bài viết này thì chắc chắn rằng dù có bất cứ điều gì xảy ra, bạn cần phải lựa chọn một công ty tốt hơn là một người sếp tốt.
Kịch bản 1: Hãy quan tâm đến những trải nghiệm, đừng chỉ đánh giá một chiều từ sếp
Ở một công ty tốt, không sớm thì muộn, các nhà lãnh đạo nhân sự tài năng sẽ nhận ra được ai có đủ tố chất thật sự để tự hoàn thiện năng lực chuyên môn, quản lý, đồng thời có thúc đẩy sự phát triển của nhân viên mình. Từ đó, những vị sếp có uy quyền và sức nặng “tạm thời” sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên, việc này có thể mất thời gian đến vài tháng, một năm, một vài năm hoặc hơn thế nữa.
Trong cái rủi có may, việc bạn chấp nhận làm việc và không ngừng nỗ lực dưới sự phù phiếm (nếu có) của một người sếp không tốt sẽ giúp bạn được người khác đánh giá cao. Ở đây không đơn thuần là thể hiện sự chịu đựng, việc bạn cố gắng làm việc cho dù người sếp đó luôn áp đặt nhiều thứ chứng tỏ bạn đặt lợi ích chung là mối quan tâm hàng đầu và điều này rất quan trọng.
Dù thế nào, bạn chỉ cần nghĩ đơn giản, cuộc sống này vốn dĩ không mấy dễ dàng và việc “sống chung” với một người sếp tính khí thất thường, thiếu những phẩm chất về chuyên môn cũng không phải là điều tồi tệ nhất mà bạn gặp phải.
Có thể bạn không quá xuất sắc để được thăng chức khi sự thật về người cấp trên của bạn bị phơi bày nhưng với những nỗ lực, bạn xứng đáng có được một người sếp, người quản lý tốt hơn hoặc ít ra, bạn cũng được sắp xếp đến một phòng ban phù hợp khác tốt hơn.
Một điểm cực kỳ quan trọng mà các bạn đáng phải lưu tâm đó là hãy quan tâm đến những trải nghiệm cá nhân, đừng chỉ mãi lấy sếp ra làm thước đo mức độ đồng hành.
Đối với bạn hiện tại, thì bất kỳ một trải nghiệm nào trong công ty cũng thật sự cần thiết. Từ những người đồng nghiệp, môi trường – văn hóa doanh nghiệp, mức độ/chỉ số danh tiếng tổ chức, các phúc lợi,..Tất cả là những giá trị bạn cần quan tâm nhiều hơn. Và nếu may mắn có được một tấm vé đặt chân vào một công ty tốt như thế thì bạn nên trân trọng và cố gắng nhiều hơn. Không có điều gì là thừa cả, công ty tốt sẽ tạo điều kiện tốt để bạn phát triển khả năng của mình.
Kịch bản 2: Sếp tốt nhưng liệu có đủ hay chưa?
Ai mà không mong muốn mình có một người sếp tốt. Những người sếp tốt sẽ biết cách hỗ trợ nhân viên phát triển một cách toàn diện hơn, giúp họ có những trải nghiệm thú vị nhất trong suốt quá trình làm việc. Có nhiều người sếp lại rất tâm lý, thấu hiểu và biết cách chia sẻ với nhân viên. Họ gần gũi và không khác gì những người anh chị lớn trong gia đình. Việc may mắn được theo dõi và đồng hành cùng một người sếp tốt, bạn sẽ có động lực nhiều hơn trong công việc và cả một phần của cuộc sống.
Thế nhưng, bạn có biết không? Nhiều vị sếp tốt cuối cùng đều ra đi. Lý do có thể là việc họ được thăng chức, nghỉ việc hoặc tương tự như bạn, vì họ giỏi và được tín nhiệm nên được chuyển đi và nhận những trách nhiệm khác cao. Có được một người sếp tốt là may mắn và biết đâu họ cũng hạnh phúc khi những nhân viên của mình có năng lực thật sự. Tuy vậy, khả năng đồng hành lâu dài chưa thể xác định vì những sự việc bất ngờ có thể xảy đến.
Có thể bạn không nhận ra được một sự thật là, những vị sếp tốt khi họ làm việc trong các công ty yếu kém, họ còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Một trong những thách thức lớn nhất của họ chính là “bảo vệ” những nhân viên của mình trước những vấn đề lớn hơn của công ty. Điều này đôi khi có thể trở nên nặng nề quá sức với họ, họ mệt mỏi và một khi tiếng nói trở nên yếu thế, họ nhận thấy mình chưa hoàn thành một phần trách nhiệm nên có thể sẽ quyết định dừng lại. Chúng ta khó có thể nói trước được bất kỳ điều gì vì mọi thứ xung quanh đều khó đoán. Chỉ biết rằng, nếu là một người sếp tốt, họ sẽ chịu nhiều áp lực và một mình họ không thể nào chấp vá được những “lỗ hỏng” – một đặc thù riêng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn tồn tại.
Chung quy lại, cái cảm giác mà mỗi nhân viên nhận thấy khi được dẫn dắt bởi một người sếp tốt chỉ mang tính chất nhất thời. Những người giỏi cứ dần rời đi và bệ phóng phát triển của công ty thì vẫn vậy – vẫn tệ và yếu kém. Tất nhiên, bạn cũng chẳng thể làm gì để thay thế được điều đó cả. Lúc đó, bạn lại hoang mang, rơi vào khoảng lặng với nhiều nỗi lo khác nhau khiến bạn mắc kẹt và không biết mình phải giải quyết như thế nào. Liệu bạn sẽ tiếp tục làm việc tại một công ty với nhiều lời đồn thổi hay rời đi để thử sức chinh phục một công ty khác. Và liệu lúc đó, còn kịp không, tất cả đều bắt nguồn từ sự lựa chọn ban đầu của bạn.
Hãy là người thông minh trong việc lựa chọn những lợi ích
Xét về sự đồng hành ngắn hạn, việc bạn lựa chọn làm việc cho một vị sếp tệ, dù được làm việc ở một doanh nghiệp với quy mô phát triển tốt, thì bạn sẽ luôn rơi vào guồng quay của những áp lực. Nhưng khi xét về khả năng dài hạn, khi người sếp tốt ấy rời đi, thì ít nhất bạn vẫn có những cơ hội riêng để bản thân bước tiếp.
Dĩ nhiên, khi bạn làm việc cho một vị sếp tốt trong quảng thời gian ngắn, bạn sẽ rất vui, dù cho rằng mọi thứ trong công ty đang dần có xu hướng sụp đổ dần. Ngược lại, khi đồng hành dài hạn dài hạn, liệu sự vui vẻ và hạnh phúc ấy có còn tồn tại hay không? Sếp ra đi trong khi công ty đó bản chất là có nhiều “sạn” trong công tác tổ chức, quản lý đào tạo và phát triển. Sau đó, bạn lại rơi vào trạng thái phải chạy đua để tìm kiếm cơ hội hoặc phải chấp nhận từ bỏ vì không thể chịu đựng được sức ép quá lớn từ những ánh mắt soi mói, phản ánh từ dư luận về công ty của mình.
Điều đó cho thấy, sự lựa chọn của bạn quyết định những gì bạn sẽ đối mặt sau này. Hãy thật thông minh trong việc lựa chọn những lợi ích để không phải tiếc nuối bất cứ điều gì.
Lời kết
Mỗi cá nhân đều có cho những lối suy nghĩ riêng về vấn đề này. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật thấu đáo để có những quyết định thật thông minh. Trước khi trở thành một nhân viên giỏi có thể tạo ra giá trị vật chất, tinh thần của cá nhân hay đóng góp cho sự phát triển chung cho doanh nghiệp, bạn cần có một sự quyết định sáng suốt. TopDev chúc bạn sẽ vững tin để sớm gặt hái được thành công trên con đường mà mình đã lựa chọn.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách thiết lập và duy trì mối quan hệ (networking) hiệu quả
- Giải pháp cho những ai đối mặt với căng thẳng tại nơi làm việc
- Nguyên tắc 5W – 1H – 2C – 5M – “Chìa khóa” thiết lập kế hoạch công việc hiệu quả
Xem thêm Jobs IT for Developers hàng đầu tại TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc