Chiến lược “Mưa dầm thấm lâu” thay đổi tư duy lập trình mà nhà quản lý nào cũng cần biết

Tôi gặp anh Bình Nguyễn – CEO MobyteLab vào một buổi chiều Sài Gòn đổ mưa khá lớn, anh đón chúng tôi bằng một nụ cười thân thiện, nhiệt tình. Anh kể về câu chuyện khởi nghiệp kì lạ gắn liền với những con số 3 của MobyteLab, những trăn trở về thị trường tuyển dụng lập trình viên, và những câu chuyện thú vị khác nữa…

Câu khởi nghiệp…

Tháng 1 năm 2015, lúc đó anh Bình đang có một công việc ổn định, nhưng với máu đam mê kinh doanh, cùng với background sẵn là một “coder chính hiệu” nhận thấy tiềm năng thị trường mobile lúc đó là rất lớn, trong khi cung không đáp ứng đủ cầu, còn rất nhiều cơ hội. Nghĩ là làm, anh Bình rời bỏ công việc hiện tại để bắt đầu xây dựng công ty riêng cho mình với tên gọi là MobyteLab – chuyên gia công phần mềm Mobile cho thị trường nói tiếng Anh (Anh, Pháp, Mỹ, Canada…). Thời điểm bắt đầu công ty có 3 thành viên, và sau 3 năm MobyteLab đã có 13 thành viên.

3 năm không phải là thời gian quá dài đối với 1 doanh nghiệp, nhưng với một start-up đi lên từ con số 0, tham gia vào một lĩnh vực quá nhiều mạo hiểm như là làm outsource về mobile cho thị trường nước ngoài  (với những tiêu chuẩn quốc tế, sự cách biệt về không gian – địa lý cũng như bất đồng về ngôn ngữ,..) việc trụ vững được là cả một hành trình dài và không mấy dễ dàng.

Tuy nhiên nhìn lại chặng đường đã qua anh Bình vẫn lạc quan chia sẻ: “Thực ra lĩnh vực nào cũng có những đặc thù, những khó khăn riêng của ngành đó không riêng gì thị trường mà MobyteLab đang chọn. Nên đối với anh khó khăn là điều hết sức bình thường, luôn luôn nỗ lực hết mình thì khó khăn nào cũng sẽ vượt qua.”

Rất may mắn cho anh khi có được những khách hàng trung thành; một trong những sản phẩm đầu tiên mà bên anh hợp tác đã gắn bó với MobyteLab qua rất nhiều vòng đời sản phẩm, phiên bản cuối cùng mà bên anh làm cho khách hàng đó là version 5. Không chỉ gắn bó lâu dài mà khách hàng cũng chính là người giới thiệu khách hàng mới cho bên anh. Đó chính là niềm vui và cũng là động lực cho anh cũng như anh em ở Mobyte Lab.

Bài học về quản lý con người

Thành công cũng có, thất bại cũng không thiếu nhưng điều quan trọng còn lại sau cùng đó là những bài học. Những ngày đầu khi mới thành lập công ty, không cân đối được kế hoạch đề ra với nhân lực hiện có dẫn đến không bàn giao sản phẩm đúng hẹn cho khách hàng, điều đó ảnh hưởng không tốt đối với niềm tin của khách hàng với công ty. Mặc dù sao đó dự án cũng đã được bàn giao đúng yêu cầu của khách hàng, nhưng nó khiến anh không hài lòng vì đã chậm tiến độ.  

Tuyển it manager lương cao cho bạn

Bài học lần đó khiến anh suy nghĩ rất nhiều về bài toán nhân sự, làm cách nào để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, giải phóng bớt sức người vào những công việc mang tính chất thủ công, lặp đi lặp lại và hạn chế những sai sót không đáng có. Sử dụng các công cụ hỗ trợ bên ngoài được xem là giải pháp. Mặc dù việc thuê các công cụ  ngoài có chi phí khá cao nhưng bù lại nó giúp giải quyết các vấn đề mà hiện tại công ty đang gặp phải: tối ưu nhân lực, giảm sai sót không đáng có, tăng hiệu suất làm việc, rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm…. Đến nay sau thời gian áp dụng các công cụ hỗ trợ vào quy trình làm việc anh tự tin rằng MobyteLab đã xây dựng được một quy trình tương đối chuẩn, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắc khe của khách hàng.

Tuy có sự hỗ trợ của các công cụ bên ngoài, nhưng theo anh nhân tố con người vẫn là nhân tố quyết định chính làm nên chất lượng sản phẩm. MobyteLab đánh giá cao những bạn có tư duy lập trình tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, và chịu khó học hỏi. Bên anh không ngại đầu tư cho các bạn tham gia các khóa học, mua tài liệu về các công nghệ mới, đầu tư trang thiết bị để test thử sản phẩm, hiện tại lập trình viên bên anh đều được trang bị máy Macbook và các thiết bị kiểm thử khác.

Chiến lược “mưa dầm thấm lâu” thay đổi tư duy lập trình viên outsource:

Bản thân anh Bình tâm niệm, dù làm Outsource hay làm Product  thì cũng phải để cái “tâm” vào từng sản phẩm mình làm, xem khách hàng như là những người bạn luôn luôn mang đến nhiều hơn những gì khách hàng mong đợi, có như vậy khách hàng mới cảm thấy được tôn trọng và mong muốn gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Tuy nhiên, không phải lập trình viên nào cũng có được suy nghĩ như vậy, đặc biệt là đối với những bạn làm trong môi trường Outsource.

Để thay đổi tư duy đó, đòi hỏi người quản lý cần kiên nhẫn và đủ niềm tin vào nhân viên của mình. Việc thay đổi dư duy không thể diễn ra trong ngày một ngày  hai qua 1 hoặc 2 dự án, đó là cả một quá trình cần có thời gian “mưu dầm thấm lâu” các bạn phải được trải nghiệm qua nhiều dự án, làm việc trực tiếp với khách hàng, giao tiếp thường xuyên với khách hàng, và quan trọng là phải giúp các bạn hiểu được ý nghĩa công việc mà các bạn đang làm, dần dần qua thời gian sẽ hình thành nên lối tư duy vì khách hàng, suy nghĩ cho khách hàng hàng.

Một điều khiến anh Bình còn trăn trở là thị trường lập trình viên hiện nay đang rất thiếu nhân lực, đẩy chi phí lên rất cao mà chất lượng không đảm bảo như trước, làm sao để giúp cải thiện “chất” của lập trình viên tương xứng với yêu cầu ngày càng cao là bài toán vẫn chưa có lời giải!

Nguồn: TopDev via Techtalk

Xem thêm các việc làm it tuyển gấp tại đây