Top 5 câu hỏi phỏng vấn System Admin và cách trả lời ghi điểm

System Admin hay quản trị viên hệ thống là những người chịu trách nhiệm thiết lập và bảo trì hệ thống máy tính, đặc biệt là máy chủ trong mạng của công ty; đảm bảo hệ thống hoạt động, vận hành một cách trơn tru và an toàn. Với vai trò quan trọng đó thì các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm và kiến thức tốt, với đòi hỏi cao khi phỏng vấn. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn vị trí System Admin thường gặp để có thể chuẩn bị tốt nhất nhằm chinh phục được nhà tuyển dụng nhé.

Công việc và trách nhiệm của một System Admin

System Admin

System Admin có vai trò quan trọng trong một tổ chức/công ty không hề thua kém bất kỳ vị trí nào khác. Nói vui thì nếu System Admin đang làm việc thì lúc đó tất cả các bộ phận khác phải dừng lại để chờ hoạt động của hệ thống được khắc phục. Cụ thể thì trách nhiệm và công việc của quản trị viên hệ thống gồm:

  • Bảo đảm an ninh mạng và internet
  • Bảo đảm hệ thống vận hành trơn tru, hiệu quả
  • Hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình vận hành
  • Khắc phục, sửa chữa lỗi hệ thống
  • Nghiên cứu và đề xuất phương án phát triển các hệ thống mạng

  System Admin là gì? Mô tả công việc vị trí System Administrator

Top 4 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vị trí System Administrator và câu trả lời chi tiết

VPS là gì? Nên chọn Hosting hay VPS cho công ty/ doanh nghiệp sử dụng

VPS Virtual Private Server là máy chủ riêng ảo được phân tách và chia sẻ tài nguyên từ server vật lý, nhờ công nghệ ảo hóa, VPS hoạt động giống máy chủ độc lập nhưng với lượng tài nguyên nhỏ hơn máy chủ chính. So với hosting (Shared Hosting) thì VPS có tính năng độc lập giống như một máy chủ riêng biệt, không phải chia sẻ tài nguyên cho nhiều tài khoản khác; nhờ đó tốc độ xử lý, hiệu năng, bảo mật của VPS cao hơn so với hosting.

Để lựa chọn cho công ty/doanh nghiệp sử dụng thì sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích cũng như kiến thức của đội quản trị hệ thống; cụ thể thì VPS sẽ phù hợp cho:

  • Các hệ thống website có lượng truy cập lớn, cần sự ổn định, bảo mật và tối ưu tốt.
  • Đòi hỏi đội quản trị server có kiến thức và kỹ thuật quản lý

Ngược lại, lựa chọn hosting trong trường hợp bạn muốn nhanh chóng vận hành website, khả năng tài chính hạn chế và nhu cầu website có lượng truy cập thấp. 

  Kiến thức cần có về System Quality Attributes

High Availability (HA) là gì? Lợi ích khi sử dụng giải pháp này

High Availability (HA) là gì? Lợi ích khi sử dụng giải pháp này
Nguồn: https://www.stackscale.com/blog/high-availability/

High Availability (HA) hiểu một cách đơn giản là quy trình/giải pháp/công nghệ có chức năng đảm bảo cho cơ sở dữ liệu và ứng dụng có thể truy cập 24/7 trong mọi điều kiện. Để làm được điều này thì HA cần tối thiểu 2 server chạy song song, hoạt động liên tục để nếu một trong các server gặp sự cố thì các server còn lại sẽ thay thế để đảm bảo cho hệ thống có thể hoạt động bình thường, luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ, đồng thời giảm thiểu tình trạng gián đoạn của hệ thống.

Lợi ích khi sử dụng HA là việc dữ liệu trong server được lưu ở các vị trí khác nhau, tất cả đều được bảo mật đảm bảo an toàn. Các bản sao VPS được lưu trữ tại nhiều cụm khác nhau, nếu 1 VPS xảy ra sự cố thì dữ liệu sẽ không bị ảnh hưởng.

Tham khảo việc làm System Admin hấp dẫn trên TopDev!

Liệt kê các file log trên VPS trong Linux

Trong Linux, toàn bộ log file của server được lưu trong thư mục var/log, để kiểm tra các file log chúng ta sử dụng lệnh di chuyển đến thư mục trên; sử dụng ls -l để liệt kê danh sách files trong thư mục. Để xem file log, chúng ta sử dụng lệnh tail hoặc lệnh less.

Các loại file log chính gồm:

  • auth.log: log về xác thực
  • boot.log: log về hoạt động khởi động hệ thống
  • cron: log các lịch hoạt động tự động
  • dmesg: log bộ đệm
  • message: log thông tin chung hệ thống
  • httpd: thư mục chứa log của Apache
  • maillog: log hoạt động mail
  • secure: log bảo mật
  • wtmp: log đăng nhập
  • yum: log của Yum

VPN là gì? Ưu và nhược điểm khi triển khai VPN cho công ty

Virtual Private Network

VPN là viết tắt của Virtual Private Network hay mạng riêng ảo là một công nghệ cho phép tạo ra một kết nối mạng riêng ảo giữa thiết bị của người dùng và mạng Internet, đóng vai trò như một lớp bảo vệ thông tin cá nhân và duy trì sự riêng tự trên mạng. Về cơ bản, VPN chuyển tiếp tất cả lưu lượng (network traffic) của bạn tới hệ thống – nơi có thể truy cập từ xa các tài nguyên mạng cục bộ và vượt qua khỏi việc kiểm duyệt Internet.

Ưu điểm của VPN là khả năng bảo mật, lưu lượng cá nhân của người dùng được mã hóa và truyền an toàn qua Internet giúp bạn tránh được các mối đe dọa. Đối với một tổ chức, doanh nghiệp thì việc thiết lập VPN có đầy đủ chức năng và cấu hình mạnh đòi hỏi chi phí ngân sách không nhỏ, đây cũng là nhược điểm của VPN.

Nêu một số sai lầm mà System Admin thường gặp phải

Một số lỗi mà System Admin thiếu kinh nghiệm hoặc không cẩn thận để xảy ra trong quá trình làm việc thực tế có thể gây ra hậu quả rất lớn đối với công ty/ doanh nghiệp như sau:

  • Chia sẻ tài khoản quản trị với các thành viên trong team System, sau đó có người quản trị nghỉ việc, mật khẩu không được đổi kịp thời
  • Quên gia hạn SSL khiến các hệ thống không đảm bảo an toàn, người dùng cũng mất tin tưởng khi truy cập vào website của công ty
  • Không theo dõi log files thường xuyên khiến không phát hiện ra sớm lỗi hệ thống có thể xảy ra và ngăn ngừa trước.
  • Thực thi lệnh với quyền root hoặc trao quyền root cho người dùng khác ngoài team System, điều này tạo ra lỗ hổng lớn khi một người dùng có nguy cơ can thiệp sâu vào hệ thống máy chủ.
  • Không chấm dứt các tài khoản ngừng hoạt động khi có nhân viên trong công ty/ doanh nghiệp nghỉ việc. Điều này không chỉ khiến nguy cơ mất an toàn thông tin mà còn làm lãng phí tài nguyên của công ty.

Một số chứng chỉ System Admin phổ biến

Một số chứng chỉ dành cho System Admin dưới đây giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng:

  • Red Hat Certified System Administrator/ Red Hat Certified Engineer
  • CompTIA Server+/ CompTIA Security+
  • ServiceNow Certified System Administrator
  • Linux Professional Institute LPIC-1 Linux Administrator
  • Cisco Certified Network Associate
  • Microsoft Certified: Azure Administrator Associate
  • VMware Certified Professional – Data Center Virtualization

Kết bài

Trên đây là danh sách những câu hỏi phỏng vấn thường gặp dành cho vị trí System Admin. Quản trị hệ thống là công việc đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức về hệ thống mạng, máy chủ, phần cứng; vì thế các bạn hãy bổ sung thêm và học hỏi trong quá trình làm việc nữa nhé. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.

Tác giả: Phạm Minh Khoa

Xem thêm: 

Xem thêm các công việc ngành CNTT hấp dẫn trên TopDev