Bí kíp trả lời mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng khi đi phỏng vấn
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh
Trong những buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi câu “What are your long-term career goals” (mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của em là gì nè?). Chính vì vậy, chuẩn bị trước để trả lời cho câu hỏi này là không thừa.
Người Hỏi Muốn Biết Thông Tin Gì
Thông tin quan trọng nhất mà người ta muốn biết là, bạn có tiềm năng ở lại gắn bó lâu dài với công ty không, hay vào làm dăm bữa nửa tháng rồi thấy cơ hội ngon hơn sẽ đi. Chính vì lý do này những câu hỏi về mục tiêu tương lai thường hay xuất hiện trong buổi phỏng vấn.
Bạn phải hiểu rằng, công tác tuyển người rồi sau đó đào tạo cho người đó làm được việc khá là tốn kém. Vậy nên nếu bạn vào làm 2-3 tháng rồi nghỉ thì rất ảnh hưởng, vừa đến tài chính vừa đến uy tín của người tuyển. Chính vì thế nhà tuyển dụng muốn đảm bảo rằng bằng sẽ gắn bó được một khoảng thời gian đủ lâu với công ty.
Cách Trả Lời Như Thế Nào
Khi đang phỏng vấn ngồi trước mặt 3-4 người khác, thật khó mà nghĩ ra được xem tương lai mình làm cái gì, chính vì thế cách tốt hơn cả là nên chuẩn bị trước tại nhà. Có rất nhiều cách để xử lý câu hỏi này. Bạn chỉ cần nhớ một nguyên tắc đó là, trả lời gì thì cũng phải có thông tin của công ty ở bên trong đó. Nếu một mục tiêu của bạn rất chi là hay ho, nhưng chả liên quan gì đến công ty cả thì tốt nhất hãy giữ sự hay ho đó lại cho bản thân mình.
Với những câu hỏi về mục tiêu tương lai, bạn có thể chia ra làm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Tùy theo từng trường hợp và từng nhà tuyển dụng mà chọn chia sẻ cái nào cho phù hợp.
Một Số Cách Trả Lời
Để bạn tham khảo thôi nhé, không phải là bên nguyên y chang đâu nhé.
Ví dụ 01:
Trong ngắn hạn, mục tiêu của tôi là trở thành nhân viên kinh doanh của một công ty đang phát triển nhanh, đặt khách hàng lên hàng đầu giống như công ty mình. Tôi tin là công việc Sale là bước đệm để tôi có được những kỹ năng về giao tiếp, thuyết phục phục vụ cho việc đảm nhận các vị trí quản lý sau này.
=> Câu này ổn vì có kèm thêm thông tin về môi trường và văn hóa công ty, cho nhà tuyển dụng thấy được bạn phù hợp và có thể gắn bó lâu dài nơi này.
Ví dụ 02:
Hiện tại tôi muốn dành thời gian phát triển kỹ năng Marketing và truyền thông, giống như những kỹ năng trong công việc này. Trong tương lai xa hơn, tôi muốn sử dụng những kỹ năng này để quản lý một nhóm Marketing. Trong quá trình học hỏi trau dồi kinh nghiệm, tôi sẽ tham gia thêm các chương trình học về lãnh đạo giống như của công ty mình tổ chức để nâng cao năng lực.
=> Câu này cũng ổn vì thứ nhất, bạn này cho thấy được mục tiêu ngắn hạn là phát triển những kỹ năng phù hợp với vị trí bạn đang nộp. Thứ hai, bạn có thấy mục tiêu dài hạn có thể làm được bằng việc tham gia hoạt động của công ty.
Ví dụ 03:
Hiện tại tôi mới hoàn thành các môn từ F1 đến F9 của ACCA, trong tương lai tôi muốn hoàn thành thêm các môn Chiến lược chuyên nghiệp để có chứng chỉ. Với kế hoạch này, tôi dự định sẽ làm việc toàn thời gian ở một công ty kế toán trong vài năm tới để lấy kinh nghiệm theo đuổi việc học này.
=> Câu này cho thấy công việc đi làm phù hợp và bổ trợ cho mục tiêu tương lai xa của ứng viên, đó là học để lấy các chứng chỉ chuyên nghiệp nâng cao.
Tóm Lại Cách Trả Lời Tốt Nhất Là
Hãy bắt đầu với mục tiêu ngắn hạn, và kết thúc bằng một mục tiêu dài hạn. Giống như trên, ngắn hạn bạn muốn làm cái này, học cái này – dài hạn muốn lên lãnh đạo hay sao đó.
Giải thích các bước hành động. Nói xuông thì hổng có ai tin, nên bạn nên có thêm các bước hành động cụ thể làm gì, trong thời gian bao lâu để tăng tính thuyết phục. Ví dụ bạn muốn có được vị trí quản lý, bạn sẽ học thêm cái gì, tham gia chương trình nào để trang bị các kỹ năng này. Có thể bạn làm các dự án tại công ty, hoặc học các lớp đào tạo quản lý.
Hãy Tránh Những Việc Sau
Đi quá sâu vào chi tiết. Ví dụ bạn đang phỏng vấn cho một công ty A, mà chia sẻ rằng thực sự bạn muốn làm vị trí XYZ cho công ty B trong một vài năm tới, như vậy sẽ mất điểm.
Tránh nói quá chung chung. Kiểu em muốn thăng tiến trong công việc, được làm việc trong môi trường ổn định, chuyên nghiệp. Ai cũng có thể nói như vậy cả.
Bài viết gốc được đăng tải tại anhtuanle.com
Xem thêm:
- Cách viết Cover letter “chuẩn chỉnh” chỉ trong 3 bước
- Những câu hỏi phỏng vấn lập trình viên hay gặp nhất
- Top những câu hỏi phỏng vấn “ngược” nhà tuyển dụng
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc