Business Analyst Cần Học Gì Để Trở Thành Chuyên Gia Trong Ngành?
Trong những năm trở lại đây, Business Analyst đã trở thành một ngành nghề cực hot với những ai đam mê số liệu, được xem là “linh hồn” của nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều bạn trẻ hứng thú với công việc này và mong muốn tìm kiếm cho mình một cơ hội để trải nghiệm. Vậy bắt đầu từ đâu để có thể trở thành một Business Analyst? Một Business Analyst cần học gì và rèn luyện như thế nào để trở nên thành thục với công việc? Cùng TopDev tìm hiểu thêm những vấn đề này với bài viết dưới đây nhé!
Business Analyst là gì?
Business Analyst còn được viết tắt là BA, có thể hiểu là một Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Theo đó, công việc hàng ngày của một BA sẽ hoạt động theo quy trình gồm thu thập, phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh cho một doanh nghiệp, tổ chức. Công việc họ phụ trách chính là làm thế nào để có thể giải quyết được các yêu cầu mà khách hàng đưa ra cũng như dựa vào số liệu để giúp doanh nghiệp đề ra những phương án phát triển. Trong suốt quá trình đó, BA sẽ làm việc với các bên liên quan như developers, nhân viên QC,… để phối hợp giải quyết vấn đề.
Có một số quan điểm lầm tưởng rằng Business Analyst cũng chính là những người làm về lập trình hay là dân IT. Tuy nhiên, hiện nay, không chỉ trong ngành công nghệ thông tin mà hầu như ở tất cả mọi ngành nghề đều có sự xuất hiện của Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Từ ngân hàng, thương mại điện tử, tài chính,… đều có các nhân viên BA làm việc. Do đó, có thể hiểu một cách đơn giản rằng nhân viên BA sẽ làm việc với các nhân viên IT, hoặc cũng có thể họ đã có kinh nghiệm về IT để giải quyết vấn đề chứ không hoàn toàn là một người chuyên về lập trình.
Xem thêm các việc làm Business Analyst hấp dẫn trên TopDev
Business Analyst cần học gì để thành công?
Chưa có một chuyên ngành hay trường học nào ở Việt Nam đào tạo chuyên sâu 100% về ngành học này. Tuy nhiên, để trở thành một nhân BA, bạn có thể lựa chọn một số ngành học liên quan như:
1. Ngành Công nghệ thông tin
Không phải ngẫu nhiên mà những người làm trong ngành IT thường được xem là dân BA, vì đa phần dân IT là những người dễ dàng nhất trong việc chuyển đổi sang làm trong lĩnh vực phân tích nghiệp vụ. Theo đó, bạn có thể lựa chọn rất nhiều ngành học khác nhau trong ngành công nghệ thông tin để phát triển đam mê của mình:
- Khoa học máy tính
- An toàn thông tin
- Truyền thông và an ninh mạng
- Kỹ thuật lập trình
- Kỹ thuật phần mềm
Các ngành học này sẽ mang đến cho người học một cái nhìn cơ bản về ngành công nghệ thông tin nói chung và kỹ thuật chuyên ngành nói riêng. Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm ngành đòi hỏi suy nghĩ logic rất cao, do đó, bạn có thể học được cách xây dựng, vận hành, phát triển các hệ thống phần mềm một cách hiệu quả nhất. Những bài tập thực tế cần giải quyết trong quá trình học cũng giúp ích rất nhiều cho công việc của một BA sau này.
>>> Xem thêm: Mức Lương Của Business Analyst Hiện Nay Bao Nhiêu?
2. Ngành Kinh tế
Trong nhóm ngành kinh tế, các ngành học bạn có thể lựa chọn như quản trị kinh doanh, quản trị tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng,… Các công việc của Chuyên viên phân tích dữ liệu liên quan rất nhiều đến các yếu tố tài chính, lợi nhuận công ty, khách hàng. Vậy nên, những sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được xem là những “mầm non” đầy hứa hẹn cho vị trí Business Analyst.
Để có thể làm tốt nhất công việc của một BA cũng như giúp giữ lửa đam mê khi làm trong ngành, trong quá trình học kinh tế bạn cũng có thể đăng kí thêm một số khóa học ngắn hạn về công nghệ thông tin. Đây chắc chắn sẽ là điểm cộng cực lớn cho việc phân tích dữ liệu và làm việc sau này của bạn.
3. Ngành hệ thống thông tin và quản lý
Đây được xem là nhóm ngành đào tạo sát nhất với nghề BA. Các lựa chọn chính của ngành hệ thống thông tin và quản lý gồm Kiến thức cơ bản về Kinh tế và Kiến thức cơ bản đến chuyên sâu của Hệ thống thông tin quản lý. Các môn học này đi sâu vào đào tạo cho sinh viên khả năng tổng hợp và xử lý dữ liệu. Kỹ năng quản lý hệ thống thông tin là cực kỳ cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của công ty.
Business Analyst là một công việc hấp dẫn cả về nhân lực và thu nhập trong thời điểm hiện tại. Mức lương của nhân viên BA được đánh giá khá cao so với mặt bằng chung. Do đó, yêu cầu chuyên môn với vị trí này cũng rất lớn. Để làm tốt hơn, không còn cách nào khác, bạn phải rèn luyện và không ngừng học hỏi. Đón đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại TopDev/blog nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Interior Designer Là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Nào Cho Các Interior Designer?
- Mô Tả Công Việc IT HelpDesk & Những Điều Cần Biết Với Vị Trí Này
- Xu Hướng Chuyển Động & Cơ Hội Tìm Việc Làm Sau Dịch
Xem thêm các công việc IT hấp dẫn trên TopDev
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc
- L Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nơi làm việc?
- H Học phí ngành công nghệ thông tin các trường năm 2024 – 2025
- T TOP 4 môn học quan trọng trong ngành công nghệ thông tin
- F Freelancer là gì? Các nghề freelancer có thu nhập cao tại Việt Nam
- T Thử làm 5 điều sau để cảm thấy hạnh phúc hơn trong công việc
- N Nghề Freelance và những lo lắng cần phải vượt qua