Cách để bắt chuyện với mấy anh chị xịn xò trên LinkedIn

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh

Khi tư vấn hướng dẫn tìm việc, mình luôn khuyến khích các bạn nên có tài khoản LinkedIn, nếu chưa có thì lập một cái, nếu có rồi thì nên bắt đầu dùng. Ở Việt Nam, LinkedIn hiện có hơn 3.8 triệu người dùng (số liệu Napoleon Cat), thời điểm mình gõ dòng chữ này, đang có 78 ngàn cơ hội việc làm tại Việt Nam trên LinkedIn.

Mình khuyến khích các bạn nên dành nhiều thời gian cho LinkedIn nhiều hơn (thay vì Facebook hay Tiktok), bởi LinkedIn sẽ giúp bạn có những mối quan hệ chuyên nghiệp, học được chuyên môn công việc, tìm được cơ hội việc là và có thể kết nối được với những anh chị xịn xò – là giám đốc hay nhân sự cấp cao của các công ty.

Trong bài viết này, mình chia sẻ để các bạn hiểu hơn về những kiểu nhà tuyển dụng đang có trên LinkedIn và cách bạn có thể tiếp cận, bắt chuyện với người ta nhé.

Các Kiểu Nhà Tuyển Dụng

Nếu bạn đang tìm việc, đừng chỉ sửa CV rồi gửi lên các trang web, hãy xây dựng các mối quan hệ càng nhiều càng tốt với những người làm công việc tuyển dụng. Bởi lẽ những nhà tuyển dụng là cầu nối giữa bạn và công ty, chính vì thế những mối quan hệ này có thể giúp bạn biết thêm về cách hỏi lương, văn hóa công ty, cách phỏng vấn hay những vấn đề khác khi đi làm.

Có một số kiểu nhà tuyển dụng như thế này:

  • Săn người (headhunter) ứng viên có chuyên môn: đây có thể là những người làm việc cho một công ty chuyên cung cấp giải pháp nhân sự (ví dụ như Adecco, One Arrow Consulting), họ thu phí của công ty để tìm những nhân sự phù hợp mà công ty cần. Nhân sự họ thường nhắm đến là những nhân sự đã có kinh nghiệm hoặc có vị trí cấp cao.
  • Săn người (headhunter) ứng viên ít kinh nghiệm: cũng giống ở trên nhưng vai trò ngược lại một chút, những nhà tuyển dụng/công ty này sẽ có một danh sách nhiều ứng viên (thường là sinh viên hoặc người chưa nhiều kinh nghiệm), họ cạnh tranh với các công ty khác để giới thiệu ứng viên của họ cho các công ty cần người. Khi giới thiệu thành công, họ sẽ có tiền.
  • Nhà tuyển dụng thuộc công ty: đây là phòng nhân sự của các công ty, phụ trách đăng tin tuyển dụng, lọc ứng viên, phỏng vấn…

Tại Sao Nên Kết Nối Trên LinkedIn?

Theo Navigos Group, với kênh mạng xã hội, LinkedIn – một website dành cho mạng lưới người đi làm chuyên nghiệp là lựa chọn đầu tiên đối với người Việt trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân với 31% ý kiến, trong khi tỉ lệ chọn Facebook là 27%. Khảo sát này cho thấy, rất nhiều công ty to đang sử dụng LinkedIn như một kênh để tìm những ứng viên tiềm năng. Nếu bạn chưa bắt đầu sử dụng LinkedIn, hãy bắt đầu sử dụng từ bây giờ với một vài hướng dẫn nhanh của Tuấn Anh tại đây.

Cách Tiếp Cận Nhà Tuyển Dụng

Trên LinkedIn, bạn có thể tiếp cận đến nhà tuyển dụng thông qua 2 cách, thụ động và chủ động.

Thụ động là bạn dành thời gian xây dựng trang LinkedIn thật xịn, đầy đủ thông tin, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu tìm kiếm, có các từ khóa đắt giá để khi nhà tuyển dụng tìm ứng viên trên LinkedIn, tên bạn sẽ hiện lên trên trang tìm kiếm. Ví dụ đây là LinkedIn của Tuấn Anh: https://www.linkedin.com/in/anhtuanle234/ – thời điểm mình viết dòng này, có 986 người đã xem LinkedIn của mình trong tuần và hồ sơ của mình hiện lên trên 370 kết quả tìm kiếm.

Cách Tiếp Cận Nhà Tuyển Dụng

Chủ động là việc bạn tự tìm những nhà tuyển dụng mà bạn thấy tiềm năng, gửi tin nhắn trực tiếp cho người ta. Cách này giúp bạn thu hút sự chú ý ngay lập tức, nhưng hãy thật cẩn thận, tin nhắn phải soạn thật kỹ càng kẻo lại bị lẫn với những người khác.

  20 mẹo xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả trên LinkedIn (Phần 1)

  Bàn về "peer-pressure" khi lướt LinkedIn và TikTok

Công Cụ Tiếp Cận

Nếu bạn muốn nhà tuyển dụng tự tìm đến bạn, hãy sử dụng tính năng #OpenToWork ở đầu LinkedIn. Tính năng này cho phép chia sẻ thông tin đến các nhà tuyển dụng, và những nhà tuyển dụng nào đang xài tính năng tuyển dụng trả phí của LinkedIn sẽ dễ dàng tìm thấy bạn. Ví dụ mình đang Open To Work với vị trí Counselor chẳng hạn:

Cách Tiếp Cận Nhà Tuyển Dụng trên linkedin

Để chủ động tìm kiếm, bạn có thể tận dụng tính năng “Tìm kiếm” của LinkedIn để tìm theo tên người, tên công việc, tên công ty, cụ thể theo hướng dẫn bên dưới.

Cách Sử Dụng “Lọc” Để Tìm Người Trong Ngành

Để tăng tính hiệu quả khi đi tìm việc, hãy tập trung tìm những người đang làm việc trong ngành bạn quan tâm và tập trung tiếp cận họ, thay vì ai cũng gửi tin đi. Đây là cách làm.

  1. Ở trang chủ bạn ấn vào “My Network.”
  2. Ấn vào “Connections” ở góc trên bên trái
  3. Ấn vào “Search with filters”, và chọn “All filters”.
  4. Ở mục hiện lên, bạn chọn 1st, 2nd, và 3rd connections.
  5. Kéo xuống phần “Industry” và gõ vào những ngành bạn quan tâm.
  6. Kéo xuống Keywords và gõ vào các từ khóa ở mục ‘Title’ như “Recruiter,” “Headhunter,” “Talent Acquisition,” hay “Hiring Manager”
  7. Xem kết qủa.

Trong trang kết quả, bạn ấn ‘Connect’ với những người bạn thích. Sau đó ở mục ‘Add a note’, hãy soạn một tin nhắn mùi mẫn và gửi đến người ta.

Tin Nhắn Mùi Mẫn

Mỗi ngày nhà tuyển dụng nhận cả chục và trăm email, tin nhắn, nên bạn hãy soạn một tin nhắn làm sao cho khác biệt nhé. Tin nhắn nên có Kỹ Năng của bạn, Công Cụ bạn biết dùng, Dự Án bạn đã làm, Công Việc bạn đang quan tâm.

Một số mẫu bằng tiếng Anh (tập xài tiếng Anh vì LinkedIn không dùng tiếng Việt nha):

  • I recently applied to the [NAME OF POSITION] with respect to requisition number [ADD NUMBER].
  • I meet all of the qualifications for the [NAME OF POSITION] including [NAME THE TOP QUALIFICATIONS].
  • Based on my research, I believe this may be a position you are working to fill. If you are not the assigned recruiter for this position, would you be open to connecting me to the recruiter? (This helps to keep the conversation moving forward. Because the recruiter now has the requisition number, they can find the recruiter assigned to the role and pass the information along.) 

Nói Chung Là

LinkedIn một vài năm gần đây được nhà tuyển dụng xài rất nhiều. Nếu bạn đang tìm việc, hãy tập dùng LinkedIn để tiếp cận đến nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, không phải ai tiếp cận thì người ta cũng trả lời. Có người lịch sự, người không. Việc của bạn là cứ làm tốt phần của mình và chờ đợi từ phía đối phương nhé.

Bài viết gốc được đăng tải tại anhtuanle.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev