8 cạm bẫy lập trình viên dù biết vẫn khó tránh khỏi

Hãy thành thật với nhau. Một số trong chúng ta có lẽ đã theo đuổi nghề IT chỉ vì bố mẹ bắt buộc hoặc bởi vì bạn nghĩ rằng có thể kiếm được nhiều tiền theo cách này. Bạn không bắt đầu code ngay từ khi còn trẻ vì chả có đam mê với máy tính và cũng không thật sự thích phát triển phần mềm. Bạn sẽ mãi mãi luôn ở mức tầm thường. Kiếm chỉ đủ đồng tiền vì ngành này vẫn còn nhu cầu cao. Tuy vậy, bài viết này không hề dành cho cho những người như vậy.

Nếu bạn sẵn sàng vọc phá máy móc chỉ để hiểu cách chúng hoạt động. Nếu bạn luôn bỏ thời gian để học về cách làm game, viết ứng dụng. Nếu bạn tìm thấy chính mình trong phần mềm như một nghề nghiệp, bài viết này là dành cho bạn.

Bạn cần phải thay đổi cách bạn nghĩ về sự nghiệp của mình. Bạn không viết code cho đam mê nữa; bạn đang làm ra tiền. Hãy thể hiện sự đam mê cho các dự án phụ của bạn. Bằng mọi cách, hãy chắc chắn rằng bạn ít nhất vẫn thích công việc hiện tại của mình – thậm chí sẽ tốt hơn nếu bạn thích nó. Nếu không, hãy tìm một nơi bến khác trong khi nền kinh tế vẫn còn nóng.

Tuy nhiên, mục tiêu của bạn nên là có lương đạt tới tầm $401,000/mỗi năm để có đủ tiền mua một căn nhà, một chiếc xe hơi và làm bất cứ điều gì bạn muốn. Nếu không, bạn sẽ mãi mãi phải sống trong cực khổ.

Bạn cần phải suy nghĩ xa hơn về sự nghiệp chứ không dừng lại với chỉ công việc hiện tại. Để làm điều đó bạn cần phải tránh xa tám cạm bẫy này.

Cạm bẫy số 1: Chỉ làm về một công nghệ duy nhất

Tôi hiểu. Bạn thích Microsoft C # hoặc Java hoặc JavaScript hoặc Python hoặc Cobol. Tuy nhiên, hầu hết các công nghệ đều có vòng đời riêng biệt bao gồm nhưng lúc cao điểm, thích hợp và thoái trào. Có nghĩa là nếu bạn biết Cobol trong những năm 1980, thì điều đó thật tuyệt vời. Nếu bạn chỉ biết có mình nó vào đầu những năm 1990 thì bạn sẽ có nguy cơ mất việc.

Còn Java thì sao? Tôi đã từng kiếm được $ 300 một giờ với công việc tư vấn Java.

Còn hiện nay? Chả ai muốn phí tiền khi đã có sự giúp đỡ của internet và Google. Nếu bạn không nghĩ rằng JavaScript hay Python hay bất cứ thứ gì bạn thích sẽ giống như vậy thì bạn thật sự như một kẻ mù.

Cạm bẫy số 2: Đặt hết vào một công nghệ duy nhất

Vài năm trước, có vẻ như Ruby sẽ lên ngôi. Tại một thời điểm khác, Perl trông giống như nó sẽ đạt đến cùng cấp độ của Java. Dự đoán tương lai là rất khó khăn, vì vậy hãy luôn có những phương án thay thế để kịp thời xoay xở.

Cạm bẫy số 3: Yêu một cách mù quáng

Không bao giờ nói với Groovy user rằng nó đã “kết thúc”. Tuy nhiên, mọi người sẽ không phải trả phí bảo hiểm cho các nhà phát triển Groovy. Nếu sếp của bạn cho phép bạn sử dụng nó trên một dự án, có thể là vì anh ấy không quan tâm bạn sử dụng cái gì, nó không quan trọng lắm hoặc anh ta không biết gì.

Bằng mọi cách, hãy bám lấy công nghệ tốt nhấ và học chúng. Hãy sẵn sàng trở thành một trong những người đầu tiên biết điều đó và quảng cáo bản thân như một chuyên gia trong đó.

Tuy nhiên, cũng sẵn sàng để nhảy đi khi nhu cầu tuột xuống thấp hơn. Luôn có những công nghệ mới khác để yêu, dù đó là ngôn ngữ hay cơ sở dữ liệu.

Cạm bẫy số 4: Bị dị ứng với chính trị

Mọi tổ chức, dù lớn hay nhỏ đề có tồn tại một loại chính trị nào đó. Vì vậy, bạn cần trau dồi kỹ năng chính trị của mình. Nếu bạn không biết gì về chính trị, bạn sẽ là một con tốt trong các trò chơi của người khác. Không có nghĩa là bạn phải là kẻ ngốc, nhưng trong mọi công ty đều có một trò chơi chính trị đang diễn ra.

  32 cuốn sách học lập trình bạn nhất định phải đọc

Cạm bẫy số 5: Không quan tâm đến việc kinh doanh

“Tôi chỉ là một nhà phát triển, tôi không quan tâm đến kinh doanh” – Đây là điều mà tôi gọi là “tự sát sự nghiệp”. Bạn cần phải biết công ty của bạn có hoạt động tốt không? Thách thức kinh doanh chính của nó là gì? Các dự án quan trọng nhất là gì? Công nghệ hoặc phần mềm giúp đạt được chúng như thế nào? Công ty của bạn phù hợp với ngành công nghiệp tổng thể như thế nào? Nếu bạn không biết câu trả lời cho những câu hỏi đó thì tức là bạn đang làm việc trên các dự án không liên quan cho những người không liên quan trong các công ty không liên quan với số tiền tương đối không liên quan. Và bạn cũng sẽ rất dễ dàng bị thay thế.

Cạm bẫy số 6: Có tâm lý bị động

Một trong những công việc đầu tiên của tôi khi ấy có gặp một người đồng nghiệp hơn tôi vài tuổi. Anh ấy mắc sai lầm khi quyết định “đi nghỉ” mà không báo trước nên tôi đã phải hoàn thành toàn bộ dự án trong hai tuần. Dù vậy, có thể nói là tôi đã cứu anh ấy không bị mất việc. Tôi mong anh ta sẽ vui vì điều này. Nhưng anh ấy thì không. Trái ngược lại, anh ta nắm lấy mọi cơ hội để tôi bị sa thải. Nó dường như trở thành một nhiệm vụ của anh trong cuộc sống.

Tất nhiên, tôi đã hoàn thành công việc của mình. Tôi đã sáng tạo. Tôi luôn tìm ra những cách thức mới để hoàn thành công việc tốt hơn, nhanh hơn và giải quyết tốt vấn đề. Anh ấy giờ đã nghỉ hưu ngay sau khi tôi rời công việc đó. Đôi khi, chúng tôi có vô tình gặp ở quán cà phê nhưng giả vờ không nhớ nhau.

Lời khuyên của tôi là làm điều đúng đắn, nhưng hãy sẵn sàng đối mặt với những gì đang đến.

Cạm bẫy số 7: Không biết (hoặc quan tâm) giá trị của bạn

Nếu bạn nói rằng “tôi làm ở đây không vì tiền” thì hãy nên có một sở thích thay vì đi làm. Bằng mọi cách, đừng đi làm mỗi ngày chỉ để chật vật sống cho ngày tiếp theo. Nhưng cũng đừng đi làm ít hơn 50% so với những người khác. Hãy biết giá trị của bạn và thu nhập nó xứng đáng được hưởng.

Cạm bẫy số 8: Làm việc đối phó

“Nó chỉ là một công việc.” Không, đó là một bước trong sự nghiệp của bạn. Bạn sẽ không làm việc này mãi mãi. Vậy, bạn có thể học được gì ở đây? Bước tiếp theo là gì? Ai là nơi cuối cùng bạn muốn trở thành? Công việc này giúp bạn đạt được điều đó như thế nào?

Hãy phát triển khả năng nhận thức tình huống của doanh nghiệp. Nó sẽ làm cho chính bạn và những người bạn làm việc thoải mái hơn rất nhiều. Hơn nữa, đây không chỉ là một công việc, nó là một cuộc hành trình.

TopDev via infoworld

Có thể bạn quan tâm:

Truy cập ngay việc làm IT đãi ngộ tốt trên TopDev