5 lời khuyên khi phỏng vấn cho các bạn mới tốt nghiệp
Bài viết được sự cho phép của vntesters.com
Sau bao năm đèn sách, mài đũng quần trên ghế ở giảng đường, cuối cùng bạn cũng đã cầm được tấm bằng tốt nghiệp (bảng điểm, chứng nhận tạm thời…) để bắt đầu một cuộc sống mới. Phỏng vấn xin việc luôn là một thử thách nhiều áp lực khiến hầu hết sinh viên mới ra trường phải hồi hộp, lo lắng đôi khi đến mất ăn mất ngủ bởi sự non nớt về kinh nghiệm hoặc thiếu tự tin về một mặt nào đó. Tuy nhiên, bạn sẽ tự tin hơn nhiều với 5 lời khuyên sau.
1. Làm đẹp lý lịch trực tuyến
Bạn nên dành mỗi ngày 1 giờ để đăng tải, chỉnh sửa và cập nhật hồ sơ của mình trên các trang như Viet Nam Works, Kiếm Việc, LinkedIn. Hãy tạo ra một danh sách các ví dụ về những công việc bạn từng làm từ thời kỳ thực tập, các khóa học kỹ năng hay những dự án riêng. Một bản lý lịch trực tuyến sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những giá trị bạn có thể đem lại cho họ.
Bạn có thể tạo CV online và lưu lại thông tin trên các nền tảng tuyển dụng thể tăng khả năng tiếp cận với nhà tuyển dụng.
2. Một bản lý lịch truyền thống vẫn luôn quan trọng
Bản lý lịch cá nhân không thôi là chưa đủ, tuy nhiên nó vẫn rất quan trọng. Sơ yếu lý lịch và lý lịch trực tuyến, cả hai thứ trên đều là những thành phần quan trọng của một đợt tìm việc mới.
3. Đừng ngần ngại bộc lộ cá tính
Điều quan trọng nhất một ứng viên cần nhớ trong quá trình phỏng vấn đó là hãy là chính mình. Cá tính của bạn có thể giúp bạn nổi bật trong đám đông ứng viên. Khi có quá nhiều người cạnh tranh cho cùng một vị trí với trình độ tương đương, nhà tuyển dụng thường chọn những người họ thấy thú vị khi làm việc cùng hàng ngày.
4. Hãy đặt một vài câu hỏi độc đáo, thông minh
Trong một cuộc phỏng vấn “loại câu hỏi một ứng viên tiềm năng đưa ra có thể khiến họ trở nên nổi bật”. Những câu hỏi lặp đi lặp lại như: “Bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng là gì?” hoặc “Chuyện gì đã xảy ra với người tiền nhiệm của tôi?” cũng chấp nhận được và có thể nhận được những câu trả lời thiết thực. Nhưng bạn cũng nên thử tạo ra điểm nhấn cho riêng mình bằng những câu hỏi độc đáo, cho thấy bạn đã nghiên cứu kỹ về vị trí này và thực sự hào hứng với công việc. “Những câu hỏi mạnh mẽ cho thấy bạn đã chuẩn bị trước hay chưa, có hiểu về ngành nghề hoặc công việc hay không, có muốn tìm hiểu sâu hơn về các trách nhiệm của mình hay không”, Arlene Vernon, chủ tịch của công ty tư vấn nhân sự và đào tạo HRx, Inc. khẳng định.
5. Hãy tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn và ghi âm lại
“Bất kỳ sự tương tác nào bạn có như là bước khởi đầu sự nghiệp với chủ sử dụng lao động mới đều là một cơ hội để gây ấn tượng và phô diễn các kỹ năng, giá trị bạn có”, Hamill nói tiếp. “Cần chắc chắn rằng trông bạn thật tự tin”. Hãy ghi âm lại những câu trả lời của mình và cố gắng loại bỏ các từ “ừ”, “à” trong đó.
Nguồn: US News
Bài viết gốc được đăng tải tại vntesters.com
Có thể bạn quan tâm:
- CV xin việc gồm những gì? Làm thế nào để tạo sự khác biệt cho CV của bạn?
- Thư mời phỏng vấn? Bật mí tips viết thư mời phỏng vấn hiệu quả
- Những câu trả lời cấm kỵ khi đi phỏng vấn
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc