Có nên nộp hồ sơ công việc mình thích nhưng đang không đăng tuyển?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh
Trước đây mình có tư vấn cho một bạn nữ là du học sinh về nước, học Marketing, rất thích ứng tuyển vào công ty S. của nghệ sĩ T., tuy nhiên chờ hoài không thấy công ty đó tuyển dụng. Mình mới nói bạn đừng chờ, phải thay đổi cách tiếp cận đi, làm ‘thế này thế này‘ thì mới tăng cơ hội trúng tuyển. Sau đó thì bạn trúng tuyển thật. Công ty S. đó không tuyển bạn, nhưng nghệ sĩ T. thì tuyển bạn vào một công ty mới thành lập của ảnh, đúng vị trí Marketing bạn yêu thích luôn. Mình nghĩ trường hợp này cũng thường gặp khi đi tìm việc, tức là chúng ta thích một vị trí hay một công ty nào đó mà chờ hoài họ không tuyển, vậy phải làm sao?
Cách Một Công Ty Tìm Người
Trước khi bắt đầu đi vào các cách thức, bạn đọc cần hiểu về cách mà một công ty thường tìm người, được biểu diễn ở hình tam giác dưới đây.
Thông thường chúng ta, người tìm việc thường bắt đầu từ đỉnh tam giác, tức là tìm việc qua nộp CV. Công ty mở tin tuyển dụng thì mình nộp CV, không mở thì thôi. Tuy nhiên, công ty tìm người đã bắt đầu từ đáy của tam giác rồi.
Đầu tiên, công ty ưu tiện nội bộ luân chuyển, sau đó tìm qua mạng lưới quan hệ, rồi mãi sau mới đến kênh cuối cùng là đăng tuyển. Vậy tức là có khi với nhiều vị trí chưa cần đăng tuyển, công ty đã tìm được người rồi. Như vậy nếu ứng viên là chúng ta cứ ngồi chờ tin tuyển dụng thì bỏ lỡ cơ hội mất.
Chúng ta cần làm gì để tăng khả năng chúng tuyển?
1/ Ứng tuyển trực tiếp tại website công ty đó. Cách này phù hợp với những bạn đang nhắm đến các công ty lớn. Bởi lẽ các công ty lớn thường đều đầu từ các trang tuyển dụng riêng, bạn cứ tìm từ khoá ‘tên công ty + career‘ là đều ra. Lấy ví dụ như Career FPT Software, TikTok Careers.
2/ Tự giới thiệu đến mọi người trong môi quan hệ. Bạn soạn một bản CV thật chi tiết, kèm theo 100-200 từ giới thiệu về nhu cầu tìm việc của bản thân (kiểu công việc gì, lương nhiêu, ở đâu, sếp như nào…) sau đó bạn gửi email tới những người có thể giới thiệu công việc (sếp cũ, đồng nghiệp cũ, bạn bè), hoặc tự giới thiệu lên LinkedIn như ví dụ này.
3/ Liên hệ với một chuyên viên tuyển dụng. Cái này bạn nên tận dụng LinkedIn. Bạn lên LinkedIn gõ vào từ khoá ‘recruiter’ hoặc ‘headhunter’, sẽ cho ra nhiều cái tên những người đang là nghề này. Bạn chủ động nhắn tin cho họ kèm CV và đoạn giới thiệu ở trên, nếu lịch sự, chủ động và đủ may mắn, cơ hội sẽ đến với bạn ngay.
Việc làm IT Fresher dành cho bạn
4/ Bạn chủ động liên hệ đa kênh với công ty.
Cái này phù hợp để áp dụng với các công ty vừa và nhỏ. Nếu bạn thực sự thích công ty đó, bạn có thể liên hệ với họ qua các kênh như Facebook fanpage, Instagram, Tiktok, gửi email thẳng (trong website công ty có email). Trong nội dung gửi hãy kèm CV, nói rõ việc bạn thích công ty thế nào, bạn có thể làm được gì, và biết đâu công ty sẽ có một vị trí phù hợp cho bạn.
5/ Tham gia ngày hội nghề nghiệp. Cái này phù hợp cho sinh viên, cả người đi làm cũng có thể tận dụng. Các trường đại học năm nào cũng có ngày hội nghề nghiệp, trong ngày hội đó là có vô vàn các công ty tham gia và mong muốn tuyển dụng được người. Vậy lần tới tham dự ngày hội nghề nghiệp, hãy chuẩn bị một bản CV, kèm một bản A4 giới thiệu nhanh về nhu cầu bản thân và đưa đến các công ty ở đây. Đừng ngại. Nếu bạn ngại thì cơ hội vụt mất.
6/ Xây dựng thương hiệu cá nhân. Nãy giờ mình nói nhiều về việc chủ động tìm đến nhà tuyển dụng. Tuy nhiên có một cách khác là xây dựng thương hiệu cá nhân đủ mạnh và hay ho để nhà tuyển dụng phải tìm đến mình. Hiện nay xây dựng thương hiệu cá nhân không còn khó, bạn có thể bắt đầu ngay với một kênh Tiktok hoặc một fanpage chia sẻ về chủ đề mình thích.
Chúc bạn tìm việc thành công.
Bài viết gốc được đăng tải tại anhtuanle.com
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc