Từ lập trình viên Junior, cùng mình trở thành 1 lập trình viên mid-level nhé

Có được 1 công việc lập trình đầu tiên luôn là mục tiêu hàng đầu của rất nhiều các bạn lập trình viên trẻ mới hành nghề, nhưng mình lại phát hiện ra rằng khá ít các lập trình viên muốn tiến bước xa hơn trên con đường sự nghiệp của họ.

Vì cũng vướng vào trường hợp tương tự, nên là mình đã lập nên hẳn 1 kế hoạch để định hướng sự nghiệp lập trình viên của mình. Trải qua 5 tháng ròng rã, mình đã tích lũy được mọi thứ cần thiết để có thể nhận được tới 3 lời đề nghị công việc tại vị trí lập trình viên mà phần lương bổng của nó còn gấp đôi lương hiện tại của mình. Thật sự đạt được điều này là không hề dễ dàng gì, nhưng rõ ràng là mình rất xứng đáng để nhận được nó.

Chắc hẳn các bạn cũng đang rất tò mò, và mình xin chia sẻ cách để biến nó thành hiện thực, từng bước một để bạn có thể làm theo.

Nhưng trước tiên vì đây là 1 bài viết khá chuyên sâu nên mình sẽ tóm tắt sơ lược các lời khuyên của mình.

Lộ trình sự nghiệp cho các lập trình viên Junior chỉ trong 7 bước:

1. Quyết định mục tiêu của bạn. Hãy tự hỏi kiểu công việc lập trình viên nào mà bạn muốn và khi nào thì bạn muốn công việc đó? Bạn có thể học được nhiều thứ trong 6 tháng học tập bán thời gian nếu bạn thực sự bỏ công cho nó.

2. Hãy tìm từ 10 tới 20 mô tả công việc hiện tại cho các công việc lập trình viên mà cuối cùng bạn muốn nhận. Tạo 1 danh sách về tất cả những yêu cầu và bao nhiêu lần mà mỗi thứ đưa ra.

3. Tìm từ 3 tới 5 kỹ năng chính thường được yêu cầu bởi các công việc đó, nhất là những cái mà bạn hiện chưa có.

4. Sử dụng các khóa học để tăng tốc độ việc bạn học 1 kỹ năng mới nhanh như thế nào. Các khóa có thể là 1 ý tưởng tuyệt vời vì chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.

5. Áp dụng vào công việc trước khi bạn đã học mọi thứ. Phỏng vấn tốt cũng là 1 kỹ năng bạn nên luyện tập.

6. Xây dựng các dự án với những gì bạn đã học được, đó cũng là cách tốt nhất để đảm bảo kỹ năng của bạn cứng rắn hơn.

7. Hãy nhận công việc mà bạn đã nỗ lực để có được. 

  Junior Developer là gì? Điều kiện đạt chuẩn và yêu cầu công việc của Junior Developer
  Mẫu CV Junior Developer cực thu hút cho dân IT

Mục tiêu

Mình đã lên kế hoạch để du lịch vòng quanh Đông Nam Á khoản 3 – 6 tháng, và biết rằng mình muốn có 1 công việc tốt hơn khi mình trở về nhà. Công việc lập trình viên JavaScript với vai trò Junior của mình đã cho mình thấy được 3 thứ:

  • Mình yêu code, không chỉ là 1 sở thích mà còn như 1 công việc. 
  • Mình thích thú với các việc về lập trình back-end. Nó dựa trên nền tảng logic hơn vốn làm mình thực sự thích.
  • Mình không thích Angular cho lắm.

Với sự hiểu biết này, mình đặt mục tiêu cho nơi mà mình muốn đến khi mình kết thúc hành trình, và những gì mình cần để học để đạt được việc đó. 

Mục tiêu của mình là trở thành 1 lập trình viên Mid-level full stack.

Sự điều chỉnh

Để trở thành 1 lập trình viên Mid-level full stack mà mình muốn, và để tìm ra mình còn thiếu gì để cải thiện, mình đã nhìn qua hàng tá công việc mà cuối cùng mình thực sự sẽ muốn nhận.

Đầu tiên, mình thấy những gì công việc yêu cầu ở 1 ứng viên và những gì nhà tuyển dụng lập trình viên mong muốn. Mình đã lập 1 danh sách của tất cả các kĩ năng và rồi sắp xếp chúng theo thứ tự bằng cách xem chúng xuất hiện bao nhiêu lần trong những mô tả công việc lập trình viên.

Với danh sách này mình đã xem qua các kỹ năng có thứ hạng cao nhất mà mình chưa có. Bạn không cần phải có khả năng làm tất cả mọi thứ trong danh sách để có thể nhận được những không việc này. Trung bình người trúng tuyển chỉ có khoản 70 – 80% những gì trong danh sách yêu cầu cho 1 vai trò nhất định. Hầu hết mọi lúc, những thứ thực sự là ‘yếu tố thành bại’ chỉ nằm ở 1 vài điểm quan trọng. Chúng ta đang nhắm để nhận được cấp độ đó và rồi bất kỳ kỹ năng nào khác cũng chỉ là ‘bonus’.

Qua nghiên cứu này, mình đã lập 1 danh sách các thứ mà hầu hết các công việc mà mình đang tìm kiếm yêu cầu:

  • Hiểu biết sâu về JavaScript.
  • Ít nhất 1 framework front-end (thường là React hay Angular).
  • Khả năng để tạo 1 REST API.
  • Kiến thức về 1 hoặc nhiều hơn về database.

Quá trình này có thể thực sự được dùng cho bất ai trong bất kỳ con đường sự nghiệp nào. Nhưng nó sẽ thực sự hiệu quả với việc lập trình, vì họ thường dùng 1 danh sách cụ thể về các kỹ năng mà 1 vai trò cần có.

Xây dựng kế hoạch

Với thông tin này, mình biết rằng mình cần phải cố gắng ở 1 vài điểm mấu chốt:

1. Tôi cần phải hoàn thành quyển ‘You Don’t Know JS’. Sê-ri sách này thực sự giúp mình hiểu rõ phần căn bản của JavaScript, nên mình suy đoán rằng sẽ rất tuyệt cho việc học thêm các thứ nâng cao hơn.

2. Mình cần phải trở nên thực sự giỏi 1 framework front-end. Mình đã xem thử Angular, Vue, và React và quyết định sẽ chọn React. Trước đây mình đã thử 1 chút về React và mình thích nó, mình không thực sự kết Angular cho lắm, và Vue thì lại ít khi được yêu cầu trong nhiều quảng cáo tìm việc.

3. Cho dù mình chỉ có thể tạo 1 API express từ scratch, mình không thực sự tự tin cho lắm và chỉ có thể làm phần cơ bản. Mình cần phải tự update bản thân sớm thôi, đặc biệt nếu mình đã muốn có được công việc back-end mà mình đã ưu tiên.

4. Mình có thể vừa kề bên phần cơ sở dữ liệu quan hệ – relational database (postgreSQL) hay học 1 DB mới. Mình đã quyết định rằng mình sẽ chọn học món MongoDB vì nó đã nổi tiếng rồi và mình cũng thêm NoSQL database vào CV của mình.

Mình không chắc là bao lâu mình sẽ khởi hành với những chuyến đi, nên tự quyết định luôn để lên kế hoạch cho việc học như vầy:

  1. Học React (và Redux) trong khi mò mẫm tiếp quyển You ‘t Know JavaScript.
  2. Tự nâng trình việc lập trình API và học MongoDB.
  3. Làm 1 cái gì đó với những kỹ năng mà mình đã có.
  4. Học thêm những thứ khác nữa chứ.

Mình đã thực hiện điều này cho 1 lý do tốt. Nếu mình kết thúc chuyến đi sau 3 tháng và đã hoàn tất mục #1 nhưng vẫn chưa thực hiện được nửa đường tới mục 2#, thì mình sẽ rất có khả năng xin được 1 công việc lập trình viên ở mức mid-level vì chúng chỉ bị giới hạn bởi hầu hết các công việc front-end.

lập trình viên

Học React và Redux, và (lại) đọc You Don’t Know JS

Tôi đã thử làm 1 chút về React trước đây rồi, bằng cách coi mấy video Youtube hay mấy bài hướng dẫn thông thường trên web, nhưng lần này mình muốn để đảm bảo rằng mình đã học nó theo đúng cách. Thế là nó làm mình mua luôn khóa huấn luyện ‘React JS và Redux: Mastering Web App từ Udemy.

Khóa này thực sự rất công phu, với 1 chút kinh nghiệm mà mình đã có với React cũng giúp mình khá nhiều, nhưng về Redux thì mình mù tịt. Xong khóa học, mình cảm thấy đã xây dựng được 1 website khá phức tạp và cũng tự tin cả về phần syntax, phần format của React và phần kiểm soát dữ liệu của Renux nữa.

Mình tốn tới 2 tuần cho khóa này, vì chỉ dành khoản 1-2 giờ và 1-2 tuần 1 lần cho nó. Mình đang tận hưởng kỳ nghỉ ở châu Á nên đây cũng không hẳn là ưu tiên của mình.

Cũng như việc dành thời gian cho khóa học khi mình dùng laptop, mình đọc theo cách riêng qua vài cuốn mới ra gần đây trong seri You Don’t Know JS. Mình lưu cả phiên bản Github online trên điện thoại và đọc nó luôn khi mình nghỉ giải lao.

Có được vài kinh nghiệm đời thực, mình hiểu ra rất nhiều hơn lần gần đây mình cố đọc những quyển này. 1 số cuốn như Promises rất khó hiểu khi bạn chưa bao giờ đụng vào chúng.

Xem ngay các vị trí HOT tuyển dụng React, tuyển lập trình Redux tại Topdev

Nâng trình về express và học MongoDB

Giờ đây mình khá thoải mái khi tạo các thứ về front-end, đã đến lúc tập trung lại phần kỹ năng back-end của minh.

1 lần nữa mình quyết định hốt thêm 1 khóa Udemy nữa. Mình nhận ra bởi vì chúng đi cùng nhau như 1 gói hoàn tất, các thứ vận hành mượt hơn và kết nối 1 cả quá trình học. Dĩ nhiên bạn có thể học tất cả những thứ giống nhau miễn phí trên Youtube hay các bài hướng dẫn online khác, nhưng chúng chưa bao giờ có vẻ liền lạc như 1 chủ đề bao quát.

Câu hỏi tiếp theo là nên chọn khóa nào. Có 1 số cái miễn phí và cả tốn phí, khóa dài và khóa ngắn.

Mình quyết định đầu tư bản thân và mua hẳn hoi 1 khóa (10$ tuy nhỏ nhưng mà kèo này thơm phết) và mình đã quản để thu hẹp xuống còn 3 khóa thôi. Dao động thời lượng từ 7 tiếng tới 25,5 tiếng.

Mình bị khóa 7 tiếng mê hoặc hoàn toàn, và mình cũng hoàn thành nó trong khoản 1 – 2 tuần trong khi vẫn tận hưởng được kỳ nghỉ. Khóa 25 tiếng rõ là sẽ cần nhiều thời gian hơn, nhưng có vẻ nó bao gồm nhiều chủ đề trong đó. Tới thời điểm này trong chuyến đi, mình quyết định vẫn sẽ đi du lịch tiếp miễn là số dư trong ngân hàng mình vẫn ở mức ổn định, và thế là mình chiến tiếp khóa 25 giờ luôn.

Tham khảo ngay các vị trí tuyển dụng MongoBD lương cao

Node với React: Lập trình web Full-stack

Mình thực sự đã làm 1 review đầy đủ về khóa này, và nó khá là tuyệt.

Mình đã xong khóa React và Redux trước đây, và các thứ React cũng lặp đi lặp lại. Nên là bạn không hao tốn thời giờ đâu, bạn có thể skip bớt video phần bạn đã biết rồi hay x2 tốc độ mà xem, và phần ‘skim watch’ cho nó frest hay để kiểm tra bất kỳ lời khuyên hữu dụng nào.

Các thứ về back-end là phần xịn nhất về khóa này. Nó bao hàm lượng chủ để rất đa dạng bao gồm: oAuth, xử lý email, chi trả, API, xử lý chính (?), MongoDB, mongoose, và deploy nâng cao.

Lý do khóa này dài vậy là do nó có nhiều chủ đề quá mà còn chi tiết đến tuyệt vời nữa. Cũng có lợi và có hại, nhưng mình đã xem xong gần hết video với tốc độ x1.5 và dừng ở nơi cần.

Khóa này lâu hơn khóa đầu, nhưng mình đã có thể kết thúc nó trong vòng 1 tháng rưỡi.

1 trong những thứ làm mình chật vật nhất chính là phần DevOps, cách để triển deploy và host ứng dụng theo 1 cách đáng tin. Nếu mình làm điều này bây giờ mình chắc chắn sẽ chọn Serverless vì nó gỡ bỏ kha khá rào cản cho phần lập trình back-end.

Mình bắt đầu viết

Ở 1 vài thời điểm, trong khi đang ở Trung Quốc, mình quyết định viết 1 chủ đề về độ khó khăn khi phải làm lập trình ở Trung Quốc. Nó được chấp nhận như bài công khai trên freeCodeCamp, và giờ đã có 7,1k lượt xem và 1300 cái vỗ tay. Mình khá kinh ngac rằng mọi người đọc thứ mình viết và còn thích nó.

Mình quyết định rằng mình đã cố viết nhiều bài hơn về những gì mình đang làm và những thứ hay ho xoay quanh công việc lập trình viên mà mình tìm ra. Nó còn cho mình 1 nơi trò chuyện khá tuyệt cho việc phỏng vấn sau này.

Mình tiếp tục viết và đã mở ra được các cơ hội đáng kinh ngạc. Mình đã được highlight như 1 Top Contributor trên Freecodecamp, còn có lời đề nghị cho công việc freelance, và ngay cả 1 contract viết sách.

Viết 1 blog cũng là cách hay để nhập quá trình của bạn và cho phép bạn đã cải thiện như thế nào.

lập trình viên

  Lập trình viên đánh đổi gì khi theo ngành lập trình
  Cập nhật thông tin tuyển dụng IT - Lập trình viên tháng 7/2021

Làm 1 cái gì đó với những kỹ năng mình đã học được.

Giờ mình đã có tất cả tool cần thiết, mình muốn tạo 1 cái gì đó với chúng. Mình đã đi chơi được 3 tháng rưỡi và dự kiến rằng mình sẽ có thể tiếp tục chuyến đi thêm 1 – 3 tháng nữa. 

Điều này có nghĩa rằng mình có thể cần phải suy nghĩ về công việc sớm nếu mình muốn bắt đầu càng nhanh càng tốt khi mình trở về.

Để ứng tuyển cho vị trí lập trình viên, mình cần phải update CV và portfolio của mình. Điều này cho mình 1 cơ hội tuyệt hảo để dùng những gì mình đã học để dựng 1 portfolio bằng Node và React.

Đây chính xác là điều mình làm, như đã nói trước đây, mình không phải là dân thiết kế, nhưng cũng đủ xài. Mình còn dùng 1 API WordPress để host các bài blog trên trang.

Mình biết là phần thiết kế hơi tởm, nên mình đã post nó trong phần subreddit  review thiết kế web. Mình đã có khá nhiều lời khuyên hay, hầu hết các thứ xoay quanh việc dành thêm vài tháng tiếp theo để nghiên cứu và học phần căn bản thiết kế web. Điều này không hẳn là thứ mình đang tìm nhưng bù lại cũng có nhiều lời khuyên xịn lắm.

1 chút lời khuyên mình nhận được là tận dụng các thiết kế framework có sẵn. Điều này dẫn đến kết quả 1 website mới hoàn toàn, không cần dùng tới kỹ năng lập trình viên nào mình đã sử dụng trước kia, nhưng nó trông bớt lòe loẹt hơn. Nếu mình làm nó lại, mình sẽ chắc chắn thử và theo 1 cái gì đó như là Material UI.

Ứng tuyển cho công việc

Nơi tiếp theo tôi ghé thăm là 1 vùng núi xa xôi hẻo lánh tại Lào. Ở thời điểm này mình biết là mình có 2 tuần ở đây, rồi thêm 4 tuần nữa tại Trung Quốc lần nữa trước khi về nhà. Đã đến lúc kiếm việc thôi!

Nếu bạn không có deadline căng não như mình thì cũng nên thử. Nó thực sự giúp tăng động lực bạn để hoàn thành dự án hay để tìm việc (chả ai thích tìm bảng công việc cả).

Nếu bạn không muốn set 1 deadline thì hãy set 1 điểm trong kiến thức học của bạn khi bạn bắt đầu đi tìm việc.

Tốt nhất là sau khi bạn đã học mọi thứ thì nên là như vầy! Học cách phỏng vấn cho vị trí lập trình viên cũng là 1 kỹ năng và bạn nên có thêm kinh nghiệm với nó càng nhiều, càng thường xuyên càng tốt. Bắt đầu xin việc mà bạn ít quan tâm để thực hành suốt quá trình.

Quá trình

Qua khóa học suốt 1 tháng rưỡi tiếp theo sau khi đã nộp đơn cho hơn 50 công việc chỉ liên quan đến lập trình viên, mình cũng nhận được email và nhiều cuộc trò chuyện Linkedin với khoản 25 người, và đã nắm trong tay được 5 cuộc phỏng vấn công việc cho tuần tôi trở về.

Hầu hết các tương tác của mình là qua email, nhưng nếu ai đó muốn gọi trực tiếp thì mình đã cố hết khả năng để phù hợp với nó (Mình còn 8 giờ phía trước)

Mình nghĩ rằng có 1 cuộc trò chuyện thực sự là cách tuyệt vời để cải thiện mối quan hệ giữa bạn và người khác, tăng cơ hội họ mời bạn tới buổi phỏng vấn hay giới thiệu 1 công việc cho bạn.

Nếu bạn không thấy thoải mái việc gọi điện hay Skype với mọi người thì hãy đu theo email, nhưng mình nghĩ bạn sẽ phải bỏ lỡ nhiều cải thiện các cơ hội đấy.

Dựng nhiều thứ hơn

1 trong những cuộc phỏng vấn cho vị trí lập trình viên đã yêu cầu mình làm nguyên mẫu những gì sẽ làm cho 1 công ty với 1 trang web tệ hại và dịch vụ khách hàng tối thiểu. Điều này thật tuyệt khi nó thúc đẩy mình để học về phần tạo mẫu.

Mình đã viết 1 seri các bài viết về cách nguyên mẫu mình làm và tạo ra 1 website. Bạn có thể xem website ở đây và đọc các bài viết do mình viết về lập trình viên ở đây.

Nó còn cho mình cơ hội để lấy những gì mình đã học suốt 4 tháng qua, luyện tập nó và dựng 1 cái gì đó mà phô diễn những gì mình có thể làm.

Cái cuối cùng mình làm trên dự án này là tạo ra 1 chat bot cho việc return các order.

Mình đã phải tìm hiểu về cách hoạt động của các chat bot và tốn 1 tuần để có được 1 phiên bản hoạt động tốt. Đây là 1 yếu tố lớn trong việc mình nhận 1 công việc và nó dẫn tới nhiều cơ hội khác nữa.

Học 1 hoặc 2 kỹ năng nhẹ khác mà bạn có thể thể hiện cũng có thể có tác dụng tốt. Chỉ cần đảm bảo rằng sau khi bạn đã sắp xếp các kỹ năng cốt lõi của mình.

lập trình viên

Phỏng vấn

Giờ đây mình đã có danh sách 5 cuộc phỏng vấn, mình phải chuyển hóa chúng thành lời đề nghị cho công việc.

Chuẩn bị

Mình đã viết các bài về chuẩn bị cho buổi phỏng vấn JavaScript và thành thục tiến trình phỏng vấn. Mình đảm bảo là đã tick mọi ô rồi.

Mình biết tất cả các điểm mình muốn nhấn mạnh, cách để trả lời các câu hỏi về điểm yếu của mình và những gì mỗi công ty đã làm.

Các buổi phỏng vấn

Mình đã luôn khá là giỏi trong các cuộc phỏng vấn mặc dù bình thường mình hơi hướng nội 1 chút. Mình đã phải dạy bản thân hành động hướng ngoại nhiều hơn và tham gia với những người phỏng vấn mình.

Nếu bạn thấy bản thân hành động nhút nhát và dè dặt trong các cuộc phỏng vấn, mình khuyên bạn nên thực hành điều này như bất kỳ kỹ năng nào khác. Tìm một nguồn tài nguyên tốt (charisma on command là một kênh Youtube tuyệt vời) và sau đó lặp lại những gì bạn học được. Bắt đầu với bạn bè và gia đình cho bạn các cuộc phỏng vấn giả nhưng sau đó thử và tìm những người mà bạn không quen thuộc và có thể giống với nhà phát triển thực sự hơn.

Mình đã có các bài kiểm tra công nghệ tại 3/4 các cuộc phỏng vấn (hai phần còn lại đã thực hiện online) và sự chuẩn bị của mình đã được đền đáp. Cũng có vài lúc lúng túng, nhưng mình đã tự nói với bản thân và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của một lập trình viên cần có.

Việc bạn đi phỏng vấn cũng là một cơ hội để tìm hiểu thêm về công ty và khi làm việc ở đó sẽ ra sao. Một công ty có thể sẽ tuyệt vời trên giấy tờ nhưng thực sự lại không giống sự cường điệu đó hoặc có thể theo cách nào khác. Chọn đúng công ty là một quyết định lớn vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn hãy yêu cầu tất cả thông tin bạn cần cho vị trí lập trình viên này.

Lời đề nghị và đàm phán

Từ ba cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi, tôi đã có hai lời đề nghị. Sau cuộc phỏng vấn thứ tư, tôi biết rằng họ là công ty cho tôi, vì vậy hãy cho họ biết rằng tôi sẽ xem xét lời đề nghị từ họ. Nếu bạn đã từng ở trong một tình huống tương tự, hãy cố gắng không dẫn dắt họ nếu bạn biết bạn sẽ không chấp nhận lời đề nghị từ họ.

Bây giờ tôi đã có đề nghị từ hai công ty rất muốn thuê tôi. Đó là thời gian để đàm phán. Tôi không bao giờ tuyệt vời trong việc đàm phán hoặc yêu cầu nhiều hơn, nhưng tôi đã đọc một vài bài báo và đã đi cho nó.

“Bạn có thể tự nghĩ rằng: “à , mình không muốn đặt các kỳ vọng cao quá, và các lời đề nghị cũng khá rộng rãi rồi, nên mình cứ nhận nó thôi”
Không. Hãy đàm phán.

“Hoặc là: “mình không muốn bắt đầu với các  bước sai lầm và có vẻ tham lam với các ông chủ tương lai.”

Không. Cứ đàm phán đi.

“Nhưng công ty này cũng nhỏ và…”

Không. Im miệng và đàm phán thôi.

Từ 10 quy tắc đàm phán 1 lời đời nghị công việc. Mình xin giới thiệu là bạn nên xem qua nó nếu bạn đang đi tìm việc.

Mình rõ ràng đã không làm điều này hoàn hảo (hay thực ra không hài lòng lắm), nhưng mình đã làm 1 số thứ để tăng cường cho đôi bàn tay này. Mình đã có 2 lời đề nghị khá là công bằng, nhưng mình cũng ưu tiên cho 1 công ty. Mình đã tự viết 1 script nhỏ và (sau vài bài tập hít thở để giúp mình bĩnh tĩnh lại) mình đã gọi cho vị giám đốc của công ty mình kết nhất. 

“Chào Dave, mình đang gọi tới anh để cập nhật về việc mình đang ở đâu. Cảm ơn đã cho mình 1 lời đời nghị, mình rất vui khi được xem như 1 mảnh ghép tuyệt vời đến công ty.
Mình đã có lời đề nghị khác cũng khá hấp dẫn và sẽ quyết định vào cuối tuần này, mình sẽ cho anh biết ngay 12h trưa thứ hai.

Có 1 thứ thực sự sẽ làm lời đề nghị này được tốt hơn nữa. Mình sẽ tái định cư ở bất cứ nơi nào mình nhận được việc, và vài sự hỗ trợ với chi phí cho việc này sẽ rất tuyệt.”

Câu chuyện không kết thúc y như thế, nhưng nó cũng khá hữu ích. Mình đã cám ơn họ vì lời đề nghị, nói cho họ biết deadline để mình đưa ra 1 quyết định, và hỏi về việc cải thiện lời đề nghị mà không phải yêu cầu mức lương cao hơn.

Tóm tắt

Mình đã tìm ra được những gì mình cần để có được công việc mình muốn. Mình dùng điều này để tạo 1 kế hoặc và rồi sử dụng các khóa học online để tăng tốc quá trình học tập.

Mình đã nộp đơn 1 đống việc và nhận lại được 5 buổi phỏng vấn. Việc chuẩn bị cho những buổi phỏng vấn kết thúc với 4 lời đề nghị, và 2 cái thực sự làm mình muốn chọn 1 trong 2. Mình đã thương thuyết lời đề nghị từ 2 công ty mình thích nhất và cuối cùng cũng nhận được công việc lập trình viên tuyệt vời tại 1 công ty tuyệt vời khác.

Nếu chủ đề này cũng truyền cảm hứng cho bạn để tiến tới bước tiếp theo để trở thành 1 lập trình viên full-stack rồi bạn sẽ cần biết các kĩ năng mà cần. May thay, mình đã có 1 bài hướng dẫn miễn phí về các kỹ năng và công cụ bạn sẽ cần để trở thành 1 lập trình viên full-stack.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev