Topdev AMA: Những giải đáp cộng đồng hay nhất từ Technical lead – giaohangnhanh
AMA (Ask Me Anything) là một sự kiện Q&A ( Hỏi đáp trực tiếp ) hàng tuần diễn ra đều đặn trên fanpage của TopDev. Với hai giờ trực tiếp hỏi đáp cùng diễn giả, AMA sẽ là cơ hội tốt để giải đáp vô số thắc mắc về xu hướng công nghệ trong và ngoài nước.
Hãy cùng nhìn sơ qua diễn giả tuần này là ai nhé!
Hiện tại anh Mậu Quang Vũ đang đảm nhiệm vị trí Technical Leader tại Giaohangnhanh một trong những Startup trong lĩnh vực giao hàng rất lớn và được tin dùng bởi nhiều đơn vị. Anh và đội ngũ đang phát triển một platform mới dành cho việc giao nhận hàng hóa.
Với kinh nghiệm phát triển web nhiều năm, cùng việc là co-founder của Liti Solutions, anh sở hữu vô số kinh nghiệp độc nhất về lập trình web và start-up. Anh còn là diễn giả “quen mặt” của nhiều sự kiện công nghệ trong nước.
Vừa qua anh cũng đã giải đáp rất nhiều thắc mắc khá “hóc búa” của các bạn trẻ trong ngành CNNTT, từ những câu hỏi liên quan đến chuyên môn cũng như về sự nghiệp. Sau đây là những câu hỏi hay nhất mà khán giả đã đặt ra cho anh Vũ trong thời gian qua:
-Em muốn hỏi học thương mại điện tử có phải học về máy tính như công nghệ thông tin không? hay cụ thể mình học gì ạ?
Chào em! Thương mại điện tử là một phạm trù rộng, được hiểu là sử dụng các công nghệ như internet, smartphone… phục vụ cho việc bán hàng. Có nhiều bên tham gia vào lĩnh vực này như: bên bán hàng, bên mua hàng, sàn giao dịch trực tuyến hay các bên cung cấp dịch vụ giao nhận, dịch vụ thanh toán trực tuyến (online payment) hay dịch vụ quản lý thông tin khách hàng (CRM)… Bạn nên xác định bạn tham gia vào thị trường với vai trò gì.
Việc học về máy tính hay CNTT không trực tiếp giúp bạn có kiến thức về thương mại điện tử. Bạn có thể bắt đầu bằng việc kinh doanh trực tuyến hoặc cung cấp công cụ cho các bên tham gia.
-Chào a. E được biết là code JavaScript gọn và ngắn, có thể viết 1 app đơn giản với thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên, cũng vì chính cú pháp của JavaScript làm cho các dự án JavaScript khó mở rộng ở quy mô Enterprise, điển hình là lib của NPM, hầu hết không có convention chuẩn khi họ viết thư viện.
Câu hỏi của em là nếu e viết 1 app tầm trung và lớn thì nên tổ chức cấu trúc app như thế nào? ở mức kiến trúc 1 project và covention ở mức source code? mà vẫn đảm bảo project có thể scale được.
E cám ơn a.
JavaScript được các enterprise sử dụng nhưng JavaScript lại không phù hợp với các ứng dụng enterprise (với đặc điểm là business logic phức tạp như collaboration software, CRM, ERP software, …), vì:
– Đặc điểm single thread của JavaScript làm khi thực thi một tác vụ kéo dài hoặc xử lý tính toán sẽ block lại các tác vụ khác.
– Đặc điểm asynchronous & callback của JavaScript làm khó theo dõi các luồng thực thi của logic ứng dụng – đặc biệt với các ứng dụng enterprise có logic phức tạp.
– Đặc điểm Dynamic type và không có bước compile của JavaScript khiến dễ xảy ra lỗi và chỉ bị phát hiện ở runtime. Với cấu trúc mã nguồn ngày càng lớn và nhiều developer tham gia phát triển càng khiến cho việc maintain trở nên phức tạp, tốn kém công sức và chi phí.
Bạn có thể cân nhắc chia nhỏ một app JavaScript lớn ra thành nhiều app nhỏ hơn hoặc sử dụng Java, C#, Scala, Go, … để viết các ứng dụng enterprise.
-Anh Vũ ơi, mình nên làm 1 cty lớn cv nhàn và tự học thêm nhiều công nghệ mới, hay làm 1 cty vừa nhưng có thể làm nhiều, học đc khá nhiều từ công việc đó, nhưng ít thời gian tự học hơn? Em cảm ơn anh
Theo mình, trong thời gian 2-3 năm đầu sự nghiệp developer, bạn nên dành thời gian làm việc ở nhiều công ty với môi trường và tính chất công việc khác nhau. Nó có thể bao gồm cả công ty khởi nghiệp, freelancer hay làm ở công ty lớn. Việc này giúp bạn có được nhiều trải nghiệm khác nhau từ đó chọn được hướng đi phù hợp cho mình. Nó cũng giúp bạn xây dựng mạng lưới quan hệ phong phú.
-Làm thế nào để thiết kế một trang web thành công và được quan tâm tin tưởng của mọi người vậy anh?
Mình hơi khó để giải nghĩa chữ “thành công” và “được tin tưởng” trong câu hỏi của bạn.
Chúng ta cần nhìn nhận rằng một trang web không tồn tại độc lập. Trong tổng thể công ty / dự án kinh doanh, thì trang web (hay ứng dụng mobile) là mặt tiền để usertương tác với business của bạn. Mộ trang web có thể xem là thành công nếu
– Nó giúp user tương tác hiệu quả được với business
– Nó phục vụ được lợi ích của user, của công ty, của nhân viên và của các partner liên quan.
– Nó hoạt động ổn định, hiệu quả, tin cậy, an toàn
Hay ngắn gọn là nó giúp cho business thành công
Bạn cần một đội ngũ với các skill khác nhau để xây dựng nên một trang web “thành công”: product manager, project manager, designer, developer, sale, marketing, customer support, business development và cả security 🙂
Trong một quy trình điển hình thì:
– Founder / Business Development xác định được thị trường và mô hình kinh doanh
– Product Manager chịu trách nhiệm về định hướng sản phẩm và thiết kế tính năng
– Project Manager chịu trách nhiệm về tiến độ và quá trình phát triển
– Designer chịu trách nhiệm về giao diện, thẩm mĩ
– Software Engineer chịu trách nhiệm về phát triển và chất lượng kỹ thuật
– Sale / Marketing chịu trách nhiệm tìm thêm khách hàng vào trang web
– Community Support / Customer Support chịu trách nhiệm tương tác với khách hàng và giữ chân khách hàng
– Security chịu trách nhiệm về an ninh hệ thống
-Anh Vũ ơi, anh có thể cho biết thêm về các dự định nghiên cứu kỹ năng mới của anh trong tương lai không ạ? Và tại sao anh lại có quyết định như vậy ạ?
Anh dự định phát triển tiếp các kỹ năng về technical, product, business, finance… Technical: Kiến trúc hệ thống, tổ chức team. Product: thiết kế và xây dựng sản phẩm hiệu quả. Business: tìm hiểu về các mô hình kinh doanh… Anh trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác nhau để có thể thích ứng với sự thay đổi của công nghệ / cuộc sống và tạo ra những cơ hội mới cho mình 🙂
-Chào anh Vũ, anh có thể chia sẻ vài resource hữu ích cho các developer về NodeJS, Golang được không ạ?
Về JavaScript:
– JavaScript The Good Part
– JavaScript Definition Guide
– Eloquent Javascript
– You don’t know Javascript
– JavaScript Design Patterns
-Anh Vũ từng có thời gian làm việc trong lĩnh vực Golang, anh có nhận xét gì về sự phát triển sắp tới của Golang?
Kể từ khi ra phiên bản 1.0 (2012) đến nay, Golang có rất ít sự thay đổi về ngôn ngữ mà chỉ tập trung vào tính ổn định và hiệu suất. Đáng chú ý như: kiến trúc garbage collector, làm lại compiler, chuyển sang SSA, cải thiện performance, chuẩn hóa core library (context), cải thiện các công cụ, hỗ trợ mobile và các platform mới… Nên về bản thân Go thì sẽ tiếp tục xu hướng như trên.
Về hệ sinh thái. Ngày càng nhiều công ty tin tưởng sử dụng Go cho các component / service mới, dẫn đến các repository chất lượng của Go ngày càng nhiều. Go vẫn được sử dụng chính để phát triển micro service và command line tool. Làm web thì NodeJs vẫn được chuộng hơn do framework web của Go không mạnh. Go cũng đang bắt đầu được sử dụng lập trình trên device hay machine learning, AI. Và chúng ta có thể mong chờ những ứng dụng đầu tiên viết bằng Go trên mobile (dù xu hướng này khó có thể trở thành mainstream).
-Chào bạn Vũ, tôi có hai vấn đề quan tâm để hoàn thiện hơn cho mô hình MVP.
1. Trong Javascript, có cách nào để một module A trong quá trình thông dịch chỉ cần quan tâm đến interface của một module B, thi công của module B chỉ được thông dịch trong quá trình call B của module A giống như cơ chế thư viện liên kết động (DLL) của Windows. Cụ thể hơn có A.js, B.js, nếu A.call(B) ko thực thi thì trang web ko tải về B.js.
2. Tôi đang có một vấn đề khi embeded css vào trong html của một component. Nếu tách riêng ra thì rất khó quản lý dependency cho các comp, còn nếu như đang thực hiện thì các css bị trùng lặp khi clone nhiều comp. Có cách thiết kế nào tốt hơn cho vấn đề này hay ko.
1. Bạn có thể tìm hiểu về “Tree shaking” với EcmaScript 2015.
https://blog.engineyard.com/2016/tree-shaking
2. Bạn có thể sử dụng CSS Module và React.
– Các CSS dùng chung được đặt trong file riêng và import vào toàn bộ project (global CSS)
– Các CSS riêng cho từng component được đặt trong namespace của component đó (CSS Module) và không conflict với component khác.
https://medium.com/…/modular-css-with-react-61638ae9ea3e
Sự khác biệt quan trọng giữa chúng: HTML/CSS là nội dung động, thay đổi theo kích thước không gian hiển thị, thiết bị, … còn PSD là thiết kế tĩnh.
Khi thiết kế PSD và cắt HTML/CSS bạn cần giữ mindset rằng thiết kế của bạn là “động”. Một số điểm cần lưu ý
– Thiết kế file PSD cho các màn hình khác nhau
– Đặt quy tắc để các thành phần thay đổi kích thước
– Ưu tiên sử dụng ảnh vector (SVG) thay cho ảnh bitmap.
– Test thiết kế của mình với nhiều kích thước màn hình khác nhau
- Ứ Ứng dụng Map platform trong phát triển sản phẩm
- H Hành vi mua sắm mới trên Meta Social Commerce và LiveStream
- O Offline Mode và Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp
- T Tích hợp AI trong an ninh mạng: Mặt lợi và mặt hại
- G Gamification – Ứng Dụng Đa Lĩnh Vực và Xu Hướng Tương Lai
- K Khám phá cách xây dựng một Mobile Product cùng GEEK Up
- H Hành trình chuyển đổi doanh nghiệp tài chính tiêu dùng sang nền tảng di động
- K Khoa Học Dữ Liệu và Hành Vi Thanh Toán Di Động
- T Tính Bền Vững: Yếu Tố Chất Lượng Mới Trong Kiến Trúc Phần Mềm
- T Từ Web2 đến Web3: Xu Hướng Công Nghệ Mới