Top 5 câu hỏi phỏng vấn CTO nhất định bạn phải biết
Vâng, chức lớn tới cỡ nào cũng phải trải qua phỏng vấn, vậy phỏng vấn CTO có gì đặc biệt và liệu rằng vị trí này khó khăn hơn các vị trí khác?
Trước khi bắt đầu với các câu hỏi phỏng vấn vị trí CTO. Cùng xem vị trí CTO sẽ thực hiện những công việc nào.
A chief technology officer (CTO) is the executive in charge of an organization’s technological needs as well as its research and development (R&D). Also known as a chief technical officer, this individual examines the short- and long-term needs of an organization and utilizes capital to make investments designed to help the organization reach its objectives. The CTO usually reports directly to a company’s chief information officer (CIO), but may also report to the chief executive officer (CEO) of the firm. Giám đốc công nghệ (CTO) là người điều hành phụ trách các nhu cầu công nghệ cũng như nghiên cứu và phát triển (R&D) của một tổ chức. Còn được gọi là giám đốc kỹ thuật, cá nhân này xem xét các nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của một tổ chức và sử dụng vốn để thực hiện các khoản đầu tư nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình. CTO thường báo cáo trực tiếp với giám đốc thông tin (CIO) của công ty, nhưng cũng có thể báo cáo với giám đốc điều hành (CEO) của công ty.
Với trách nhiệm nặng nề, bản thân vị trí CTO đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ nằng. Cùng xem những kỹ năng đó là những kỹ năng nào.
Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!
1. Bạn vẫn còn đang code không?
Câu hỏi đầu tiên phỏng vấn CTO liên quan tới code. Tất nhiên không phải tất cả CTO đều còn đang code. Việc còn code hay không phụ thuộc lớn vào tính chất công việc, công ty mà họ đang là giám đốc công nghệ.
Tuy nhiên, CTO là người ra quyết định về techstack. Techstack sẽ liên quan tới ngôn ngữ lập trình, chính vì vậy nếu CTO là người có kinh nghiệm về code. Đó sẽ là điểm cộng lớn.
Ngoài tầm nhìn để lựa chọn đúng techstack và công nghệ cho toàn bộ công ty. Nếu bản thân CTO còn đang code, họ sẽ thấy những điểm mạnh điểm yếu của từng ngôn ngữ, từng framework.
Với kinh nghiệm code thực tế, bản thân CTO có thể lựa chọn sao cho phù hợp với skill hiện tại của công ty. Mức độ phổ biến, khả năng đáp ứng business của từng loại ngôn ngữ cũng làm một điểm đáng để lưu tâm.
Một số câu hỏi khác có thể chuẩn bị thêm:
-
- Những techstack nào bạn prefer ở thời điểm hiện tại (tuỳ theo business, theo nhu cầu).
-
- Bạn đã hoàn thành công việc gì ở vị trí CTO ở công ty trước đó
2. Điều gì khiến bạn ra quyết định chọn techstack cho dự án?
Câu hỏi phỏng vấn CTO thứ hai một phần có liên quan tới techstack mà bạn đang mạnh và nắm vững. Vị trí CTO là vị trí chiến lược, ra quyết định sống còn về công nghệ cho công ty.
Vậy điều gì giúp bạn ra quyết định lựa chọn techstack, không chỉ cho dự án mà còn cho toàn bộ công ty?
Câu hỏi này dựa vào kinh nghiệm thực tế, dựa vào góc nhìn và đánh giá chuyên sâu của bạn cụ thể ở từng TechStack. Với câu hỏi này, bạn có thể thoải mái trình bày mức độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của mình đối với từng loại công nghệ.
Nếu bạn là chuyên gia về Microservices, Bigdata, bạn có thể nêu ra góc nhìn, kinh nghiệm thực tế cũng như điểm mạnh điểm yếu của từng loại.
Một số câu hỏi khác anh em có thể chuẩn bị thêm:
-
- Yếu tố nào là quan trọng nhất khi bạn lựa chọn techstack cho công ty?
-
- Bạn làm việc và trao đổi với developer như thế nào?
Tham khảo việc làm Product Manager hấp dẫn trên TopDev
3. Làm sao để đồng nghiệp có thể đi đúng roadmap mà bạn đã đề ra?
Câu hỏi phỏng vấn CTO thứ 3 chủ yếu đánh vào khả năng teamwork của giám đốc công nghệ.
Để đi đúng theo roadmap đã được đề ra trước đó, bản thân CTO cần chia sẻ cho mọi người. Sau khi đã thống nhất với nhau về tầm nhìn (vision). CTO cần giải thích cho từng thành viên trong nhóm. Song song với đó cần có các bước kiểm tra và giám sát từng bước. Việc kiểm tra giám sát từng bước để đảm bảo rằng tất cả đang đi đúng hướng.
Ở một số công ty, việc đảm bảo tất cả đi theo đúng hướng tech mà CTO đã định nghĩa đôi khi còn khó hơn việc tuyển dụng CTO.
Văn hoá cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu tâm tới. Bởi văn hoá công ty là thứ hình thành từ lâu. Cũng sẽ rất khó khăn để thay đổi văn hoá trong một thời gian ngắn
Một số câu hỏi anh em có thể chuẩn bị thêm:
-
- Bạn tự tin nhất với techstack nào?
-
- Trường hợp techstack mà bạn lựa chọn gặp phải nhiều phản đối, bạn sẽ làm thế nào?
4. Làm sao transfer vision cho team hoặc cho công ty
Câu hỏi này liên quan tới khả năng trình bày và dẫn dắt công ty về mặt công nghệ. Với vai trò là người đầu tàu, người ra quyết định về mặt công nghệ cho toàn bộ công ty.
Bạn đóng vai trò là CTO, bạn có tầm nhìn, có lựa chọn của riêng mình, nhưng bằng cách nào bạn chia sẻ tầm nhìn này cho các thành viên khác? Hơn nữa, việc lựa chọn công nghệ cho cả công ty, tập đoàn luôn là lựa chọn hết sức khó khăn.
Một số lựa chọn có thể gây mâu thuẫn, chính vì vậy bạn cần có khả năng trình bày ý tưởng. Thuyết phục các Techlead của department hiểu và đi theo con đường mà bạn đã chọn.
Việc trở thành người đứng đầu cũng đồng nghĩa với việc dẫn dắt đội nhóm. Khi cả nhóm đã nắm được vision, mọi người sẽ đi nhanh và đi đúng theo lộ trình và hướng đi đã chọn.
Một số câu hỏi anh em có thể chuẩn bị thêm:
-
- Những dự án hoặc những công ty nào bạn cho là đã làm tốt (ở góc độ nhìn nhận của CTO)
-
- Văn hoá công ty có quan trọng với bạn khi bạn trở thành CTO không?
5. Những rủi ro bảo mật nào bạn cho rằng thường xảy ra ở các startup code base?
Câu hỏi phỏng vấn CTO cuối cùng tập trung vào kinh nghiệm làm việc. Ở đây là mức độ phong phú khi trải qua vị trí CTO cho các công ty có quy mô khác nhau.
Đối với các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn, nỗi lo và kiểm soát bảo mật thường được đảm bảo bởi đơn vị khác trong tập đoàn. Tuy nhiên với các công ty startup, các lỗ hổng bảo mật thường hay xảy ra do thiếu thốn về nhân lực và kinh nghiệm.
Tuy nhiên, ở trên cương vị là CTO, bạn cần hiểu biết về các rủi ro bảo mật, đồng thời có phương án để giải quyết nếu có trường hợp đó xảy ra.
Câu hỏi này đánh giá cao về kinh nghiệm của ứng viên, cũng như mức độ hiểu biết và quan tâm về bảo mật. Vấn đề đang ngày càng được quan tâm trong những năm gần đây.
Một số câu hỏi bạn cũng có thể chuẩn bị thêm:
-
- Thử thách lớn nhất của bạn ở vị trí CTO là gì?
-
- Major business mà bạn cho rằng mình mạnh nhất là gì?
6. Tham khảo thêm về phỏng vấn CTO
Cảm ơn anh em đã đọc bài – Thank you for your time – Happy coding!
Tác giả: Kiên Nguyễn
Có thể bạn quan tâm:
- Bí quyết giúp chinh phục mức lương mơ ước cho ngành IT
- Bộ câu hỏi phỏng vấn IT Manager và cách trả lời hay nhất
- IT cần rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm như thế nào?
Xem thêm Top Việc làm ngành IT trên TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc