Tại sao nhiều lập trình viên giỏi không đưa ra lời khuyên để người khác có thể được như họ?

Câu hỏi “sốt dẻo” của Quora:

“Tại sao nhiều lập trình viên và hacker tài năng không đưa ra những lời khuyên để những người khác đều được như họ?”

Trả lời bởi Vincent Guidry – Software Engineer của Great Big Story (2016 đến nay):

Trùng hợp ghê! Sáng nay mới mở mắt ra đường, đang trên đường đi làm thì một nhân viên đã hỏi tôi làm nghề gì. Tôi nói mình là một kỹ sư phần mềm, và anh ta mừng như bắt được vàng, đúng kiểu “Oimeoi CƠ HỘI!” và bắt đầu dò la hỏi đủ thứ trên đời. Thì ra là ảnh đang học một trường về bảo mật phần mềm nào đó.

Tôi nói anh nên tải nhiều phần mềm vào và bắt đầu nghiên cứu dò xem nó có lỗ hổng không, người ta hay gọi là pentest (có thể hiểu là một phương pháp đánh giá độ an toàn của hệ thống bằng cách tấn công nó). Ngoài ra cũng không ít các khoá học phần mềm hướng dẫn chi tiết cho bạn cách làm nữa. Thiệc tình thì, tôi cũng chẳng biết gì nhiều ngoài những cái căn bản cả, tôi làm kĩ sư phần mềm chứ có phải bảo mật đâu!

Tôi viết cho ảnh cái URL tới Hacker News với kèm theo một vài tên tuổi nổi tiếng của những người làm về bảo mật hoặc có tư duy bảo mật tốt, toàn những người dễ tiếp cận thôi. Hết! Đó là tất cả những gì tôi có thể làm.

Tuy nhiên, có một điều mà mọi người quên mất rằng, để có thể làm những công việc của một chuyên gia thì bạn phải là một chuyên gia cái đã! Khi anh đang chơi thể thao, thì tôi đang học cách lắp ráp máy tính. Rồi học cách build web. Sau đó học cả cách “dạy” Windows làm những việc tôi muốn nữa. Tiếp đến là học Linux. Tôi còn cài cả đống bản distro và bằng mọi cách ép nó hoạt động.

Có một câu chuyện mà tôi hay kể với mọi người là 4 năm trước, tôi có một chuyến đi dài hai tháng tới Colombia. Tôi dành phần lớn thời gian của chuyến đi đó để học cách phát triển web một cách “thực tế”. Tôi rất hạnh phúc khi biết rằng quán trọ mình đang ở có sẵn một chiếc bàn để tôi có thể ngồi làm. Liệu tôi có đi chơi đây đó tán gái không ấy hả? Có chứ – vào những lúc tôi không làm.

Tôi yêu công nghệ và yêu code, chưa kể là tôi cũng hơi bị giỏi nữa.

Những người như anh nhân viên ấy chỉ đến gặp tôi và muốn trở thành “tôi” bởi họ thấy tôi kiếm được quá nhiều tiền mỗi năm và sống trong những nơi xa hoa lộng lấy, tất cả đều nghĩ rằng chỉ cần chịu khó học một vài năm là có thể được như vậy. Họ chỉ nghĩ rằng vấn đề nằm ở chỗ mình chưa có được những công cụ học cần thiết mà thôi.

Nhưng thực tế thì, tôi cũng chỉ có bấy nhiêu tài liệu mà các bạn cũng có thể sở hữu mà thôi. Khác biệt ở chỗ tôi đã quyết định là nếu có được chúng là sẽ phải sử dụng chúng. Còn bạn thì dùng thời gian của mình để làm việc khác mất rồi.

Tôi đã tiêu tốn vô số giờ đồng hồ để tìm bug, nhúng hết não vào các bản hướng dẫn sử dụng, đọc bao nhiêu sách lập trình, build hết thứ này đến thứ khác và rồi lại phải vứt hết khi nhận ra rằng những thứ đó sẽ chẳng thể nào chạy hiệu quả nổi… Dù có lâu hay mau thì tôi cũng đâu thể nhét hết những thứ trên đây vào đầu bạn được.

Cách đây không lâu một người bạn lâu năm đã đến gặp tôi và thú thật là cậu ấy muốn học viết code. Cậu bạn đó cực kỳ thông minh và rất quyết tâm, tôi đã nghĩ rằng mình chỉ cần đưa cho cậu ấy một số định hướng đúng là đủ. Vì thế mà – khúc cao trào đây – bằng chính tiền của mình, tôi đã mua cho cậu ấy khóa học Ruby on Rails của Michael Hartl và bảo với cậu rằng nếu có vấn đề khó khăn gì thì chỉ cần gọi là tôi sẽ đến. Thậm chí tôi còn offer sẽ ngồi làm việc cùng cậu ấy hàng tuần và kiểu “cầm tay chỉ việc” giúp đỡ cậu ấy làm từng thứ một.

Vậy đoán xem, tôi có nhận được cuộc gọi nào không? NOPE – Không nhé. Tôi đã theo sát cậu ấy khi có thể, và đã sớm nhận ra rằng khóa Ruby ấy vượt quá sức của cậu. Khối lượng thông tin quá nặng nề, ngay cả các giáo trình nhẹ hơn cũng sẽ cần khoảng vài năm mày mò, và cậu ấy không có từng ấy thời gian đâu.

Ai cũng muốn đi sao cho nhanh, “đánh nhanh thắng nhanh” cả. Và có lối tắt cho bạn luôn! Không đâu khác là các “trại” code (Code Camp): chỉ cần chi khoảng X000 đô là bạn sẽ được học một khoá được thiết kế RIÊNG dành cho những người như bạn – từ chỗ chẳng có chút kỹ năng nào đến mức level skill “vừa đủ xài” để bạn có thể tìm được một công việc ở mức căn bản nhất trong phát triển phần mềm. From ZERO to HERO đúng nghĩa!

Nhưng NO! Các bạn lại không thích đường tắt này – “Tốn quá” là cách diễn đạt phổ biến nhất. Các bạn lại muốn có lối tắt MIỄN PHÍ cơ. Hỡi ôi xin lui… Tôi ước tôi giúp được, thật đấy, tôi thực sự mong rằng mình có thể phát minh được ra được cách đó để cứu rỗi những linh hồn ấy. Tôi mà phát minh được ma thuật này thì bạn chẳng cần trả tiền cho tôi đâu – Tôi sẽ phát FREE cho bạn luôn… (Lạy chúa trên cao)

Nhưng tạm thời là, tôi không nghĩ mình làm được việc này. Và trong tương lai gần xa hằng hà xa số nào đấy, cũng sẽ chẳng có ai làm được đâu…

TopDev via Quora

  Hot trend AI, không hề "gắt" như bạn nghĩ
  Quy tắc 24x3 cho sáng tạo trong lập trình!

Truy cập ngay việc làm IT đãi ngộ tốt trên TopDev