“Startup công nghệ fail vì sản phẩm không phù hợp với market hoặc làm không tới”
AMA (Ask Me Anything) là 1 sự kiện Q&A (Hỏi đáp trực tiếp) diễn ra vào mỗi chiều thứ 6 hằng tuần trên fanpage của TopDev, để các chuyên gia hàng đầu trong ngành Tech giải đáp những thắc mắc về công nghệ và lập trình của các bạn có quan tâm.
Ngoài vị trí Android Tech Leader tại VCCorp, anh Lê Văn Giáp cũng đảm nhiệm vị trí Mentor của Vietnam Android Academy2015 và là Tech Advisor của GDG Hanoi. Đặc biệt anh Giáp là Founder của VietAndroid.com – Cộng đồng lập trình Google Android đầu tiên tại Việt Nam. Tất tần tật những câu hỏi về Mobile apps solution, IoT solution, Tech startup sẽ là trọng tâm giải đáp của anh Giáp trong AMA lần này.
Q: Theo em thấy có rất nhiều doanh nghiệp startup công nghệ nhưng hầu hết đều thất bại, vậy theo anh lí do lớn nhất dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp startup trong lĩnh vực công nghệ là gì ạ? Em cảm ơn anh nhiều ạ
Startup fail thì có nhiều lí do lắm. Mình chỉ đưa ra 2 lí do chính: 1. Sản phẩm không phù hợp với market (có thể idea hay nhưng sai thời điểm, chọn sai target market,…), 2. Làm không tới (ko giải quyết được bài toán khó về công nghệ trong khi triển khai, thiếu tầm nhìn và thiếu tiền)
Q: Anh ơi các Tech Startup thường gặp phải những khó khăn gì và cách khắc phục những khó khăn đó là gì ạ?
Có 2 khó khăn chính: 1. là giải pháp công nghệ tối ưu cho ý tưởng sản phẩm. 2 là tài chính
Nhiều tech startup có idea tốt nhưng khi triển khai lại gặp các bài toán khó nên sẽ fail nếu không tìm được sự trợ giúp. Tài chính thì chắc ko cần giải thích nhiều.. ko có tiền thì khó mà làm được gì .. quan trọng cần bao nhiêu ??? và tiêu nó như thế nào ???
Q: Anh có thể chia sẻ những kinh nghiệm xương máu mà anh đúc kết được trong quá trình công tác tại VCCorp và GDG không ạ?
hi. câu hỏi hơi rộng: mình xin trả lời ngắn gọn nhá: làm việc ở VCCorp là môi trường theo mình rất good (năng động, thời gian không bị quản lí quá chặt/quản lí theo hiệu quả, nhiều người giỏi để học hỏi, các sếp rất tâm lý và có tầm nhìn ). Ở Google Developer Group (GDG Hanoi): ở đây mình cảm thấy rất thú vị, được tham gia hầu hết các tech event mà Google tổ chức tại Hà nội, và mình đều có vinh dự làm speaker. Ở đây mình có cơ hội giao lưu với các chuyên gia từ google và mở rộng mối quan hệ
Q: Em chào anh Giáp, hiện em đang có 1 project yêu cầu phải nghiên cứu về điểm khác biệt của iOS và Android. Em xin được phép hỏi anh những bất lợi của từng hệ điều hành là gì ạ?
câu hỏi hơi “KHOAI”, mỗi OS đều có cái hay riêng của nó và tùy vào nhu cầu của dự án và sẽ ưu tiên OS nào hơn. về chi tiết sự khác biệt thì bạn có thể google thêm, có nhiều bài viết so sánh 2 OS này
Tìm việc làm IOS developer và Android developer hấp dẫn cho bạn
Q: Dạ em xin cảm ơn vì câu trả lời của anh. Hiện tại em đang có rất nhiều băn khoăn trong việc xác định nhược điểm lớn nhất của iOS và của Android là gì ạ? Em hi vọng sẽ được nghe quan điểm cá nhân của anh. Em xin cảm ơn anh.
Sự khác biết rõ dàng nhất đó là: Android -> open source và có đã tạo ra nhiều smartphone giá rẻ cho khách hàng bình dân -> điều này đã tác động/tạo ra một sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của thị trường martphone toàn cầu nói chung và VN nói riêng. Nếu ko có Android thì sự phổ biến về smartphone sẽ không như bây giờ và trong tương lai.
Q: Anh ơi cho em hỏi các thiết bị IoT có thể giao tiếp với nhau không? Nếu có, chúng giao tiếp thế nào ạ?
Bản chất IoT (internet of thinhgs) đã nói lên điều đó, các thiết bị giao tiếp với nhau qua internet (phạm vi ngắn hơn là các kết nối không dây nội bộ). Các dự án độc lập nếu không có sự chia sẻ thì đương nhiên sẽ không kết nối được với nhau
Q: Theo anh Giáp thì vai trò của Bluetooth trong IoT là gì vậy anh ơi ?
Chào bạn. BL chỉ là 1 giao thức để các device connect/communicate với nhau và còn nhiều giao thức khác nữa. BL là đơn giản là 1 giao thức tầm ngắn (limit ~ <=15 m). Tùy nhu cầu thực tế mà chúng ta sử dụng BL hay giao thức kết nối không dây (wireless) khác nhau: BLE, z-wave, zigbee,…)
Bluetooth đã có phiên bản mới nhất (BLE) tiêu thị rất ít điện năng và hỗ trợ kết nối 1 – N
Có rất nhiều giải pháp IoT hiện đang sử dụng giao thức này để giúp các thiết bị trong cùng một phạm vi ngắn (ngôi nhà, xe hơi, phòng meeting,…) giao tiếp với nhau.
Q: Chào anh Giáp, anh có thể chia sẻ giúp em điều gì có thể làm cho Internet of Things có thể biến đổi theo hoàn cảnh không ạ? Em cảm ơn anh ạ
Câu hỏi nãy hơi khó (hiểu) để trả lơi đúng. Một giải pháp IoT thông minh và có tầm nhìn xa thì chắc chắn nó sẽ thích nghi với hầu hết các hoàn cảnh và mong muốn thay đổi từ điều kiện sử dụng thực tế cũng như sự phát triển/ nâng cấp/mở rộng sau này
hiện tại AI (trí tuệ nhân tạo) đang được áp dụng vào các giải pháp IoT nên trong tương lại gần IoT sẽ được tăng thêm khả năng tự thích nghi với hoàn cảnh rất cao chứ không chỉ là những device giao tiếp thông thường nữa
Q: Theo như em tìm hiểu thì điện năng và băng thông thấp rất quan trọng với IoT? Tại sao lại như vậy anh ?
từ băng thông thấp hơi tối nghĩa, có thể hiểu là mức tiêu thụ điện năng thấp (low engery) và khả năng nén truyền dữ liệu trên 1 đường truyền có limit băng thông (ví dụ truyền video ổn định chỉ qua đường truyền 512kbs) -> một giải pháp mà có tính ổn định cao và tiết kiệm năng lượng thì luôn là lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng rồi. Với lại một số giải pháp cho các IoT device cần dùng battery (pin) mà không dùng nguồn điện lưới nên chúng càng tiêu thụ ít năng lượng thì khả năng hoạt động sẽ được kéo dài hơn
Q: Nói đến IoT, Cisco có dự báo rằng đến năm 2020, sẽ có 50 tỷ đồ vật được kết nối với internet, bao gồm hàng tỷ thiết bị di động, TV, …thì xu hướng công nghệ Việt Nam nói chung và cộng đồng tech Việt hay Vietandroid.com nói riêng đã chuẩn bị và đang làm gì để chạy theo xu hướng này?
Chào bạn! đúng là có nhiều tập đoàn lớn về công nghê đã có nhiều dự đoán như vậy và cá nhân tôi cũng tin vào điều đó và nó đã và đang diễn ra rồi. Xu hướng ở VN: IoT trends ở VN cũng đã bắt đầu với nhiều event liên quan tới IoT, nhiều cộng đồng/group IoT đã được thành lập trên FB. Nhiều lớp học FREE cũng đã và đang được mở ra. Nhiều IoT club đang hoạt đôngj và dự là làn sóng IoT tại VN sẽ phát triển bùng nổ trong 2 năm tới đây. Xu hướng IoT VN: nhiều công ty công nghệ lớn cũng đã quan tâm tới IoT và họ đang có những dự án bí mật . Và có nhiều startup đang theo đuổi một sản phẩm về IoT Vietandroid.com đơn giản chỉ là 1 cộng đồng về Lập trình Android thôi. Cá nhân mình đang setup 1 cộng đồng khác chuyên về IoT -> sẽ ra mắt vào đầu 2017
Q: Anh ơi anh có thể cho em một ví dụ cụ thể về cách mà IoT làm việc được không ạ?
Có rất nhiều bài viết giới thiệu cũng như hướng dẫn về IoT. Mình tóm lược như sau: Trước khi về nhà (vào mùa đông) bạn muốn có ai đó bật hộ bình nóng lạnh ở nàh trước 15 phút để về nhà có nước nóng tắm ngay. và IoT sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó như sau: Bạn cài đặt 1 ứng dụng điều khiển từ xa trên smartphone, ứng dụng này sẽ gửi một yêu cầu (bật nóng lạnh) qua internet tới 1 thiết bị điều khiển tắt mở bình nóng lạnh ở nhà của bạn… đơn giản vậy đó
IoT là một khái niệm chung, còn các giải phaps cụ thể cũng như các mô hình hoạt động thì có nhiều loại khác nhau. Đơn giản giải pháp IoT tổng thể nó bao gồm: thiết bị đầu cuối và cloud/online service. Thiết bị đầu là các thiết bị được thiết kế ra để điều khiển hay thực hiện một công việc gì đó cụ thể (cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, cảm biến khói, các bộ điều khiển điện tử), thiết bị cuối là các thiết bị tương tá trực tiếp với end user
Cảm ơn anh Giáp đã dành thời gian trả lời thắc mắc của các bạn fan của fanpage Topdev. Hãy cùng chờ đợi gương mặt tiếp theo sẽ lên sóng AMA vào tuần tới nha!
Tham khảo thêm các vị trí công việc IoT Development jobs
- Ứ Ứng dụng Map platform trong phát triển sản phẩm
- H Hành vi mua sắm mới trên Meta Social Commerce và LiveStream
- O Offline Mode và Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp
- T Tích hợp AI trong an ninh mạng: Mặt lợi và mặt hại
- G Gamification – Ứng Dụng Đa Lĩnh Vực và Xu Hướng Tương Lai
- K Khám phá cách xây dựng một Mobile Product cùng GEEK Up
- H Hành trình chuyển đổi doanh nghiệp tài chính tiêu dùng sang nền tảng di động
- K Khoa Học Dữ Liệu và Hành Vi Thanh Toán Di Động
- T Tính Bền Vững: Yếu Tố Chất Lượng Mới Trong Kiến Trúc Phần Mềm
- T Từ Web2 đến Web3: Xu Hướng Công Nghệ Mới