Làm sao để trở thành Product Manager

Trong thế giới IT, sự khác biệt giữa các vị trí rất rõ ràng. Là một coder hay Product Manager (PM) bạn đều cần có những kỹ năng và kiến thức đặc biệt. Chỉ có những coder, với kinh nghiệm cùng kỹ năng tốt mới có thể trở thành Product Manager.

Sau đây là những chia sẻ trên Quora từ anh Kevin – founder của AltSchool và hiện đang làm việc tại quỹ đầu tư mạo hiểm FundersClub.

Các yếu tố một Product Manager cần có.

1. Hiểu sản phẩm và thị trường 

Hiểu rõ sản phẩm và thị trường là một yếu tố quan trọng của Product Manager. Khi đã trở thành một Product Manager, bạn nhất thiết phải hiểu sản phẩm đó một cách rất chi tiết. Tuy vậy, chỉ đơn thuần hiểu sản phẩm là không đủ. Là một Product Manager, bạn nhất thiết phải hiểu thị trường tiềm năng, hiểu rõ tâm lý khách hàng hiện tại, và cả nhóm khách hàng bạn muốn hướng đến.

Không chỉ thế Product Manager còn cần phải biết mục tiêu mà sản phẩm hướng đến, thậm chí cả sản phẩm của công ty đối thủ. Ví dụ như, nếu bạn đang là Product Manager phụ trách tính năng hình của Facebook, bạn nên nghiên cứu sản phẩm của Picasa, Instagram vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến “miếng cơm manh áo” của bạn.

2. Đứng trên góc nhìn của người dùng cuối (End-user)

Là một Product Manager, bạn cũng kiêm luôn vai trò “phát ngôn viên” của người dùng cuối (end-user). Trong bất kì lĩnh vực nào Product Manager đều luôn phải chú trọng đến việc quan tâm và thấu hiểu những vấn đề của khách hàng. Một sản phẩm tốt luôn giải quyết được vấn đề của khách hàng.

Chúng ta có thể lấy ví dụ đơn giản sau, giả sử như có một người là khách hàng “thường trực” trên trang Amazon, đã thực hiện rất nhiều đơn hàng và cảm thấy ngán ngẩm với việc phải nhập đi nhập lại thông tin của mình mỗi lần đặt hàng.

Nếu là một Product Manager biết lắng nghe và nói lên “tiếng nói” của khách hàng, người Product Manager này sẽ thúc giục đội ngũ của mình thêm chức năng tự động lưu địa chỉ, thông tin thanh toán. Nhờ thế, người khách hàng chỉ cần “one click” và anh ta lại có thể tiếp tục đặt hàng, giúp tăng trải nghiệm người dùng (UX) theo chiều hướng tích cực.

Tham khảo thêm các vị trí tuyển dụng product manager lương cao tại TopDev

3. Tập trung vào trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện người dùng (UI)

Lại là chuyện UX và UI, tưởng là chuyện nhỏ nhưng lại rất quan trọng, chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề của khách hàng vẫn còn chưa đủ. Sản phẩm phải có một UI cực kì đơn giản và dễ dùng. UX cũng phải được đảm bảo.

Một ví dụ kinh điển nhất đó chính là Facebook. Facebook không phải là người đi đầu trong “sân chơi” mạng xã hội. Có rất nhiều sản phẩm lúc bây giờ như Mýpace, Hi5 tuy nhiên Facebook có những tính năng tuyệt hơn, tốc độ tải tốt hơn và UX mượt mà cùng UI tối giản. Cuối cùng phần thắng thuộc về ai, bạn hẳn đã rõ.

4. Luôn đảm bảo sản phẩm của bạn được xây dựng dựa trên “sự thật”

Khi trở thành một Product Manager, nếu bạn muốn thêm một tính năng vào sản phẩm, bạn cần phải chắc chắn về độ cần thiết của nó thông qua dữ liệu được trả về từ người dùng và nhiều yếu tố khác.

Giả như có một tính năng, trên lý thuyết rất hữu ích, nhưng khách hàng vẫn không sử dụng. Do đó, bạn muốn tìm ra cách làm cho tính năng ấy “nổi bật” và được khách hàng chú ý hơn. Lúc này, bạn cần thay đổi nhiều kiểu thiết kế (cả UI và UX) khác nhau cho tính năng đó và thu thập dữ liệu nhằm phân tích để có thể kết luận đâu là thiết kế tốt nhất giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận người dùng nhất. Đừng chỉ tạo ra một phiên bản chỉ dựa trên đoán mò.

5. Chủ động hợp tác cùng đội ngũ của bạn

Ngoài hợp tác với khách hàng, Product Manager còn phải chủ động hỗ trợ đội ngũ của mình bao gồm các đơn vị như Sales, Marketing và IT. Ngoài ra, bạn cũng phải hợp tác với các Project Managers, Business Analysts và Developers.

Tất cả điều này cực kì quan trọng bởi họ là người dựng nên sản phẩm của bạn, họ phải hiểu rõ mục tiêu và tầm nhìn của sản phẩm. Một Product Manager tốt luôn có một tầm nhìn tốt cho sản phẩm và biết mình sắp phải lèo lái sản phẩm theo hướng nào. Nếu Product Manager không thực hiện tốt tất cả điều này, sản phẩm sẽ trở nên “lạ hoắc” và khác hoàn toàn so với dự định ban đầu.

Một Product Manager tốt luôn biết sản phẩm cần có những gì trong suốt SDLC (Software Development Lifecycle – Quy trình phát triển phần mềm). Product Manager còn cần phải tham gia tất cả cuộc họp hằng ngày, cùng phân tích vấn đề với toàn đội ngũ để đưa sản phẩm tới đợt giới thiệu sản phẩm thành công (Launch).

Xem product owner tuyển dụng đãi ngộ tốt trên TopDev

6. Nhạy cảm với thay đổi

Nhạy cảm với thay đổi và nắm kịp xu thế của thị trường là một tốt chất quan trọng mọi Product Manager cần có. Giả như bạn là Product Manager của Yammer, bạn phải nắm rõ kế hoạch bắt đầu phát triển vào thị trường mạng xã hội cho doanh nghiệp của Facebook, liệu có nguy cơ gì từ động thái này.

Luôn cập nhật tin tức mới nhất để sản phẩm của bạn không bị bỏ lại trong cuộc đua công nghệ là điều rất quan trọng.

7. Đừng ngại thay đổi và cải tiến

10 năm trước không ai ngờ Nokia, Kodak và MySpace, những ông lớn công nghệ như vậy lại có thể trở thành “kỉ niệm đáng buồn”.

Nếu bạn ngại ngần thay đổi sản phẩm và không cải tiến sản phẩm, bạn đang làm cho chính mình lỗi thời khi đối thủ của bạn làm điều đó. Chỉ cần nghĩ về sự phát triển nhanh đến “choáng ngợp” của điện thoại, chụp ảnh và mạng xã hội trong 5 năm qua, bạn sẽ hiểu rõ điều đó. Đừng bao giờ “ngủ quên trên chiến thắng”.

8. Kinh nghiệm

Qua chia sẻ của anh Kevin Lee, chúng ta đã biết được một số tố chất cần thiết để trở thành một Product Manager. Tuy nhiên, thực tế lại “lắm chông gai” hơn nhiều. Công việc thực tế cần kinh nghiệm, cũng như am hiểu về thị trường. Bạn có thể tìm những điều đó tại những workshop chia sẻ kinh nghiệm để có thể học trực tiếp từ những người đi trước.

  Product Manager được sinh ra để làm gì?
  Con đường trở thành Product Manager từ lập trình viên tại Amazon
  Kinh nghiệm khi đưa ra 1 quyết định về Product tồi

Xem thêm các tin tuyển dụng lập trình viên lương cao trên TopDev