Team Leader là gì? Những kỹ năng nào mà một Team Leader cần có?
Team Leader là một thuật ngữ quen thuộc trong công việc ở các công ty hiện nay. Team Leader được xem như người nắm quyền điều hành và chi phối các nhiệm vụ trong một nhóm, cũng như tạo ra tính gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Vậy cụ thể công việc của các Team Leader là gì? Và những kỹ năng của team leader nào cần có để làm tốt công việc của mình?
Team Leader là gì?
Team Leader có thể hiểu một cách đơn giản là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất trong một đội nhóm, một phòng làm việc. Công việc chính của team leader là phân bố công việc và đánh giá hiệu suất làm việc của các thành viên trong team. Team leader sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc đào tạo nhân lực, hướng dẫn thành viên trong nhóm mình cách làm việc để tạo được kết quả chung đúng như những gì mà team đã đặt ra.
Vậy leadership là gì? Leadership chính là kỹ năng cần có của một người làm lãnh đạo. Với team leader, các kỹ năng liên quan đến việc gắn bó tổ chức, vận hành đội nhóm và thiết lập công việc thật sự rất quan trọng. Người lãnh đạo cần biết cách để tạo ra mục tiêu phấn đấu cho cả team, biết cách truyền động lực và đề ra những phương pháp để cả nhóm cùng đạt được kết quả đó.
Bên cạnh đó, team leader phải là người có tầm nhìn và có khả năng quan sát, đánh giá vấn đề một cách nhạy bén và kịp thời để có được những đề xuất phù hợp. Và đương nhiên, một team leader cần có khả năng huấn luyện đội, nhóm để mọi người trong nhóm đều có thể làm tốt công việc mà họ đang được giao phó. Đó chính là những kỹ năng mà một team leader cần có.
Tìm việc làm IT leader mới nhất trên TopDev
Các công việc chính của một team leader
1. Phối hợp và phân chia nhiệm vụ cho team-member
Đây có thể khẳng định là một trong những công việc quan trọng nhất của team leader. Công việc của team có hiệu quả hay không, có đạt đúng những KPIs được đặt ra lúc đầu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng phối hợp và phân chia nhiệm vụ của team leader.
Team leader phải là người nắm rõ khả năng của từng thành viên, thế mạnh và điểm yếu của họ để có thể giao những công việc phù hợp, và đảm bảo hoàn thành công việc một cách trơn tru nhất. Khi một nhân viên được giao những công việc sở trường chắc chắn họ có thể làm việc và tạo ra kết quả xuất sắc nhất. Vậy nên một team leader có khả năng phát hiện ra năng lực thật sự của một team-member là điều rất cần thiết.
2. Tìm kiếm và tập hợp những thành viên xuất sắc
Những thành viên có năng lực sẽ đóng góp cho việc gia tăng năng suất làm việc và mang lại kết quả làm việc tốt nhất cho cả team. Điều đó không có nghĩa là đội nhóm của bạn bắt buộc phải có tất cả các thành viên đều xuất sắc. Chỉ cần một số trong các thành viên là những người có khả năng sáng tạo tốt, và quan trọng là họ có thể phối hợp ăn ý với các thành viên khác và cùng nâng đỡ nhau để phát triển.
Để làm được điều này, team leader cần cố gắng khai thác tính cách, động cơ công việc cũng như năng lực chuyên môn của từng ứng viên để có thể nắm được chính xác nhất cách nhân viên triển khai vấn đề. Từ đó, đưa ra những phương pháp làm việc làm việc phù hợp với khả năng của từng thành viên trong nhóm.
3. Kiểm soát được công việc và đưa ra những điều chỉnh kịp thời
Là một team leader, bạn có thể không cần phải làm hết tất cả mọi việc nhưng bắt buộc phải nắm được tiến độ hoàn thành của các nhiệm vụ. Vì trách nhiệm chính của một team leader là quản lý và giám sát. Bạn phải là người đầu tiên nhìn thấy được các vấn đề trong nội bộ, vấn đề với công việc để đưa ra hướng giải quyết kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả nhóm.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ có duy nhất trưởng nhóm là người được quyền giám sát mà tất cả các thành viên đều có thể tham gia vào quá trình đấy. Các thành viên cũng có thể theo dõi tiến độ và tự điều chỉnh, đóng góp ý kiến trong quá trình làm việc. Điều quan trọng nhất là cần tạo sự đoàn kết với cả team để luôn đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Vậy các kỹ năng của team leader cần có là gì?
Điều đầu tiên cần có ở một team leader là luôn sẵn sàng hỗ trợ người trong team của mình. Không chỉ có vai trò phân phối công việc cho các thành viên, leader cũng phải giám sát công việc và kịp thời hỗ trợ mọi người. Nếu bạn là leader, bạn luôn sẵn sàng tham gia vào công việc của cấp dưới sẽ khiến họ nể trọng bạn hơn, và khi tham gia vào công việc bạn sẽ đánh giá được cấp dưới có tận tâm với công việc họ đang làm không để kịp thời đưa ra góp ý.
Bên cạnh đó, hãy cố gắng trau dồi kỹ năng quản lý công việc của bạn nhiều hơn nữa. Vì khi đã trở thành một leader, bạn không chỉ quản lý mỗi công việc của mình mà còn là công việc của cả nhóm, của rất nhiều người. Cần học cách để sắp xếp công việc hợp lí cũng như đảm bảo không bị chậm tiến độ hay bỏ qua tasks vì không thể quản lý đầy đủ.
Đồng thời, hãy tìm hiểu thêm về kỹ năng quản lý dự án để lead một dự án bất kì được giao. Đây là yếu tố then chốt giúp team leader thực sự tỏa sáng trong vai trò dẫn dắt một team từ lập kế hoạch dự án, cho đến thực thi dự án, đo lường hiệu quả và kết thúc dự án.
Cùng với đó là bồi dưỡng khả năng leadership của bản thân, như khả năng xây dựng và duy trì 1 đội ngũ chất lượng ngay từ đầu, giao việc uỷ quyền đúng người đúng việc, tạo động lực hay giải quyết xung đột nội bộ và quản lý rủi ro hiệu quả.
>>> Xem thêm: Quản lý dự án: Từ kế hoạch đến thực thi hiệu quả
Là một team leader, bạn không chỉ là người giúp cả team đạt được kết quả tốt mà còn phải luôn sẵn sàng để gánh chịu trách nhiệm khi không đạt kết quả như mong đợi. Tùy thuộc vào thái độ và sự sẵn sàng của bạn mà công việc làm leader có thể đạt được thành công hay không. Hy vọng các thông tin về kỹ năng làm việc của team leader trong bài viết sẽ giúp bạn trau dồi thêm cho bản thân mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Hiểu đúng về hai bên “cán cân” của một Project Lead
- Joomla là gì? Vì sao Joomla lại được sử dụng phổ biến?
- IT Helpdesk là gì? Có nên làm IT Helpdesk hay không?
Xem thêm việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc