Những Thông Tin Cần Biết Về Vị Trí ICT Business Analyst
Đi cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ, vị trí Business Analyst cũng nổi lên như một yếu tố then chốt trong việc nghiên cứu và tìm hiểu giá trị thực sự của một doanh nghiệp. Trong nhóm ngành BA, ICT Business Analyst dường như vẫn là cái tên xa lạ với nhiều người. Vậy cụ thể thì công việc này là gì, cần có những kỹ năng và chuyên môn ra sao để đảm nhận chúng? Cùng TopDev tìm hiểu thêm về vị trí này với bài viết dưới đây.
ICT Business Analyst là gì?
Với vị trí chuyên môn tương đồng với các Business Analyst khác, công việc của ICT Business Analyst cũng là phân tích các nghiệp vụ kinh doanh nhưng tập trung nhiều hơn vào các yếu tố liên quan đến phần mềm và truyền thông – Information and Communication Technology. Theo đó, các ICT BA sẽ tận dụng kiến thức của mình để xây dựng hệ thống thông qua việc phân tích và lên kế hoạch phát triển công nghệ cũng như đẩy mạnh các yếu tố truyền thông. Ngách làm việc chính của ICT BA là với các System Analysts.
Theo tài liệu của một số bên liên quan thì ICT BA sẽ sử dụng kỹ thuật mô hình hóa dữ liệu và quy trình để thiết lập nên một hệ thống cụ thể cho việc thiết kế cũng như phát triển phần mềm được trơn tru và hiệu quả hơn. Do đặc thù của vị trí này không chỉ liên quan đến phân tích nghiệp vụ mà còn cả công nghệ thông tin và truyền thông nên các ứng viên tốt nghiệp từ những chuyên ngành này cũng là ứng viên sáng giá cho vị trí ICT Business Analyst.
Công việc của một ICT Business Analyst
Công việc chính của một ICT BA sẽ là phụ trách trao đổi thông tin với người dùng cuối để nắm được các vấn đề mà họ đang gặp phải, tổng hợp thành các tài liệu nghiệp vụ cần thiết cho công việc.
- Bằng các phương thức nghiệp vụ, các ICT BA phải xác định và đánh giá đúng tình trạng vấn đề mà công ty đang gặp phải để đưa ra hướng giải quyết thích hợp, giảm thiểu tối đa các sai sót có thể xảy ra cũng như nâng cao hiệu suất công việc.
- Sử dụng các phương pháp nghiệp vụ để quản lý dự án đảm bảo đạt được kết quả tối đa, phát triển kế hoạch dự án với chi phí và nguồn lực hợp lý nhất.
- Chịu trách nhiệm triển khai các dự án trên nhiều nền tảng với nhiều giải pháp khác nhau để kiểm thử chất lượng hệ thống và đảm bảo tính toàn vẹn ở mức cao nhất.
- Triển khai chạy thử các giải pháp mới để tối ưu hiệu quả cho việc phát triển sản phẩm cũng như nâng cao trải nghiệm của người dùng.
- Nghiên cứu và lên phương án cho các tài liệu để giới thiệu đến người dùng cũng như tiến hành các khóa đào tạo chính thức nếu cần thiết.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra các tư vấn chính xác liên quan đến kỹ thuật và hỗ trợ truyền thông cho các giải pháp mới hoặc tối ưu các phương án ở thời điểm hiện tại.
Với những nhiệm vụ và các vai trò như thế, có thể khái quát sản phẩm cụ thể của một ICT Business Analyst là cho ra các quy trình nghiệp vụ đã được mô hình hóa và cung cấp các giải pháp cho hệ thống cũ, mới.
Học gì để trở thành ICT Business Analyst?
Để trở thành một ICT BA, việc lựa chọn các ngành học liên quan đến khoa học máy tính, công nghệ, phần mềm và hệ thống thông tin kinh tế sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn sau này.
Cụ thể, trong quá trình học bạn sẽ được tiếp xúc với các kiến thức về kỹ thuật có thể áp dụng trong việc phân tích hệ thống. Các kiến thức về ứng dụng phần mềm, phần cứng, nghiệp vụ ICT và các giải pháp.
Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và kỹ năng đàm phán, thuyết phục là những điều bạn nên tìm hiểu qua nếu muốn công việc của mình diễn ra thuận lợi nhất sau này.
Xem thêm các việc làm Business Analyst lương cao trên TopDev
ICT Business Analyst là một ngành nghề mới, do đó để có thể theo đuổi ngành này một cách lâu dài và chuyên nghiệp nhất, bạn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và đầu tư thật sự cho nó. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm kiếm được một số thông tin cần thiết. Đón đọc thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác tại Topdev.vn/blog nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Công Việc Của Business Analyst Và Tất Tần Tật Các Thông Tin Cần Biết Về Nghề BA
- Lương Thiết Kế Đồ Họa & Nhu Cầu Nhân Lực Của Ngành Hiện Nay
- IT Support Là Làm Gì? Phát Triển Sự Nghiệp Với Vị Trí IT Support
Xem thêm công việc CNTT hấp dẫn trên TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc