Fresher là gì? Các kỹ năng và công việc của Fresher
Fresher là title quen thuộc thường được dùng nhiều trong ngành công nghệ thông tin (IT). Bài viết này sẽ giúp các Developer đặc biệt là các bạn sinh viên sắp ra trường hiểu rõ fresher là gì, công việc của fresher có khác gì intern không? Cần có các kỹ năng gì để trở thành fresher. Tìm hiểu ngay!
Fresher là gì?
Fresher là những sinh viên mới ra trường, là nhân viên mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm, mới chỉ đang bắt đầu làm quen với công việc. Tuy nhiên fresher là những người đã trang bị đầy đủ kiến thức căn bản cần có. Và cần một môi trường để thực hiện, triển khai, học hỏi và phát triển lên các kỹ năng chính và kỹ năng mềm.
Công việc của Fresher
Công việc của một fresher thường liên quan đến việc học hỏi, làm quen với môi trường làm việc và áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Dưới đây là một số nhiệm vụ chính mà fresher có thể đảm nhận:
1. Học hỏi và làm quen với môi trường làm việc
- Đào tạo: Tham gia các khóa đào tạo nội bộ của công ty để hiểu rõ hơn về quy trình làm việc, công nghệ và công cụ mà công ty sử dụng.
- Quan sát và học hỏi từ đồng nghiệp: Tham gia vào các cuộc họp, thảo luận và các dự án nhỏ dưới sự hướng dẫn của các nhân viên có kinh nghiệm.
2. Thực hiện các nhiệm vụ cơ bản
- Hỗ trợ dự án: Tham gia vào các dự án thực tế dưới sự giám sát của các quản lý hoặc nhân viên cấp cao, thực hiện các công việc cơ bản như viết mã, kiểm tra phần mềm, thu thập dữ liệu, v.v.
- Viết báo cáo và tài liệu: Ghi chép lại các quy trình, kết quả làm việc và tạo tài liệu hướng dẫn.
3. Nâng cao kỹ năng chuyên môn
- Thực hành kỹ năng: Áp dụng các kiến thức đã học vào công việc thực tế, từ đó rèn luyện và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
- Học thêm kỹ năng mới: Tìm hiểu và học hỏi các công nghệ, công cụ và phương pháp mới để cải thiện hiệu suất công việc.
4. Giao tiếp và làm việc nhóm
- Giao tiếp với đồng nghiệp: Tương tác với các thành viên trong nhóm, học cách giao tiếp hiệu quả và xây dựng mối quan hệ làm việc tốt.
- Tham gia các cuộc họp nhóm: Đóng góp ý kiến và ý tưởng trong các cuộc họp, giúp cải thiện quy trình làm việc và chất lượng sản phẩm.
5. Đáp ứng yêu cầu công việc
- Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn: Đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao đúng thời hạn và chất lượng yêu cầu.
- Phản hồi và cải tiến: Nhận phản hồi từ quản lý và đồng nghiệp, từ đó cải thiện và phát triển kỹ năng và hiệu suất làm việc.
Mẫu mô tả công việc của Fresher Tester
Công việc của một fresher tester thường sẽ xoay quanh việc đảm bảo chất lượng phần mềm bằng cách phát hiện lỗi và đảm bảo rằng sản phẩm hoạt động theo yêu cầu. Dưới đây là một mô tả chi tiết về công việc của một fresher tester:
- Đọc và hiểu các tài liệu yêu cầu dự án, đặc tả kỹ thuật và thiết kế phần mềm
- Phân tích các yêu cầu của dự án để xác định các trường hợp kiểm thử cần thiết
- Thiết kế và viết các test case chi tiết, bao gồm các bước thực hiện, dữ liệu đầu vào và kết quả mong đợi
- Thực hiện các test case thủ công, kiểm tra tính năng phần mềm và ghi lại kết quả kiểm thử
- Học và sử dụng các công cụ kiểm thử tự động để viết và thực hiện các kịch bản kiểm thử tự động
- Ghi nhận và báo cáo các lỗi phát hiện được trong quá trình kiểm thử, bao gồm mô tả chi tiết lỗi, bước tái hiện lỗi và ảnh chụp màn hình nếu cần
- Tham gia các cuộc họp nhóm, sprint planning, và daily stand-ups để cập nhật tiến độ công việc và thảo luận về các vấn đề phát sinh
- Phối hợp chặt chẽ với Dev, Designer và các thành viên khác trong nhóm dự án để đảm bảo hiểu rõ các yêu cầu và tiêu chí kiểm thử.
Kỹ năng và tố chất cần có ở một Fresher là gì?
Dưới đây là một số kỹ năng và tố chất quan trọng để bạn trở thành một Fresher giỏi:
- Tinh thần học hỏi: Là một Fresher bạn sẽ có cơ hội được tham gia vào nhiều dự án cụ thể. Do đó, bạn phải luôn trong trạng thái sẵn sàng học hỏi những điều mới. Tích lũy kinh nghiệm làm việc và nâng cao kỹ năng sẽ giúp ích cho bạn trên con đường phát triển sự nghiệp.
- Khả năng tìm hiểu: Lập trình là một công việc liên tục đòi hỏi bạn phải tìm hiểu về những thứ mới mẻ. Fresher cần có khả năng tìm hiểu và khả năng học hỏi để hiểu và áp dụng các công nghệ mới.
- Tư duy logic và sáng tạo: Lập trình đòi hỏi bạn phải suy nghĩ logic để giải quyết vấn đề. Tư duy logic cần thiết để phân tích và giải quyết các vấn đề lập trình. Bên cạnh đó, tính sáng tạo sẽ giúp bạn tạo ra các giải pháp mới và phát triển các ứng dụng hoàn thiện hơn.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khi làm việc với mã nguồn, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác nhau. Kỹ năng này là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề và tìm ra những giải pháp tốt nhất.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Lập trình không chỉ là công việc cá nhân, đôi lúc bạn cần phải làm việc với cả đội nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm khả năng giao tiếp, tiếp thu và chia sẻ kiến thức, phối hợp với những người khác để hoàn thành một dự án.
- Kiên trì và sự chăm chỉ: Lập trình đòi hỏi bạn phải tận tâm và kiên trì để giải quyết các vấn đề. Fresher cần phải có khả năng chịu áp lực và sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình.
>>> Xem thêm: Fresher, Junior, Senior là gì? Yêu cầu và nhiệm vụ
Điểm khác nhau giữa Fresher và Intern
Fresher đã nắm rõ các kiến thức căn bản về lập trình hoặc framework của ngôn ngữ nào đó phù hợp với dự án. Ví dụ một fresher cho vị trí lập trình Php thường phải biết về Html, Css, Jquery và đương nhiên là ngôn ngữ Php, cao hơn 1 chút là biết sử dụng framework Php như Laravel chẳng hạn…đó là điều kiện tối thiểu cho vị trí Fresher IT.
Tất nhiên đây chỉ là những hiểu biết căn bản, gọi là Fresher chính là vì họ còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực chiến, kinh nghiệm về thiết kế phần mềm, database…họ thường đối mặt với những thách thức thực tế bởi dự án được giao, từ nó mà tích lũy dần kinh nghiệm làm việc.
Fresher cũng chính là vị trí nhân viên chính thức của công ty, được hưởng đầy đủ phúc lợi của công ty. Rất nhiều công ty IT sẵn sàng trả mức lương hậu hĩnh khi họ thấy được tiềm năng phát triển của bạn.
Tham khảo tuyển dụng fresher IT lương cao trên TopDev
Intern lập trình dùng thường là những ai đang trong giai đoạn thực tập. Vẫn chưa có đầy đủ chuyên môn, kiến thức và sẽ nhận được sự hướng dẫn của các anh chị có kinh nghiệm trong công ty. Tất nhiên là bạn đang trong quá trình học nên bạn chỉ nhận được mức lương gọi là hỗ trợ ăn uống đi lại, phúc lợi lớn nhất là những kiến thức thực chiến quý giá cũng như đường hướng tương lai được nhận từ thời gian thực tập này.
>>> Xem thêm: Một số thứ để nhanh vượt qua giai đoạn Junior/Fresher hơn
Hiện nay tại Việt Nam rất nhiều công ty IT lớn có các chương trình tuyển dụng internship, fresher như công ty Framgia (Nay là Sun* Inc.), công ty KMS, Fpt Software, TMA.
Bạn nên đi thực tập từ năm 3 hoặc năm 4 đại học để tích lũy dần kinh nghiệm, đó là cách để chúng ta đạt tới các mức level cao hơn như junior, senior trong quá trình làm việc, để đạt được mức lương cũng như đãi ngộ mà mình mong muốn.
Bảng so sánh chi tiết Fresher và Intern
Intern |
Fresher |
|
Khái niệm | Intern là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp đang thực tập để học hỏi kinh nghiệm | Fresher là người mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc |
Trình độ chuyên môn | Thường có kiến thức cơ bản về lập trình, đang học hỏi để nâng cao kỹ năng | Đã có trình độ chuyên môn nhất định, cần phát triển nhiều hơn về kỹ năng và kinh nghiệm |
Lương thưởng | Thường được trả lương thấp hơn so với nhân viên chính thức | Thường được trả lương cao hơn so với intern và được hưởng nhiều chế độ phúc lợi hơn |
Trách nhiệm công việc | Thường được giao những công việc đơn giản để học hỏi kinh nghiệm | Thường được giao những công việc phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ sử dụng nhiều kỹ năng và có deadline rõ ràng |
Làm sao để trở thành fresher ngay khi chưa ra trường?
Để trở thành một fresher mà không cần phải trải qua giai đoạn thực tập (intern), bạn có thể làm theo các bước sau:
- Hoàn thành các môn chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm có project ấn tượng để trình bày trong CV.
- Tham gia các khóa học trực tuyến trên các nền tảng như Coursera, Udemy, LinkedIn Learning để nắm vững các kỹ năng cần thiết.
- Tạo và hoàn thành các dự án cá nhân liên quan đến lĩnh vực bạn muốn làm việc. Ví dụ, nếu bạn muốn làm trong lĩnh vực phát triển phần mềm, hãy xây dựng các ứng dụng hoặc trang web cá nhân.
- Đăng tải và quản lý các dự án của bạn trên GitHub hoặc các nền tảng tương tự để minh chứng cho kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
- Tham dự các sự kiện, hội thảo, và gặp gỡ chuyên gia trong ngành để mở rộng mạng lưới quan hệ và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.
- Tìm kiếm và ứng tuyển trực tiếp vào các vị trí fresher thông qua các trang tuyển dụng, website công ty hoặc qua các mối quan hệ nghề nghiệp.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn phân biệt được Intern và Fresher, hiểu rõ các kỹ năng và công việc của một Fresher. Đừng quên truy cập TopDev để cập nhật các công việc lập trình dành cho Intern và Fresher hấp dẫn nhất.
Có thể bạn muốn đọc thêm:
- Tóm tắt con đường trở thành Lập Trình Viên
- Senior là gì? Những kỹ năng giúp Senior lên “trình” hiệu quả
- Fresher, Junior, Senior là gì? Yêu cầu và nhiệm vụ
Tìm việc làm IT lương cao, đãi ngộ hấp dẫn trên TopDev!
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc
- L Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nơi làm việc?
- H Học phí ngành công nghệ thông tin các trường năm 2024 – 2025
- T TOP 4 môn học quan trọng trong ngành công nghệ thông tin
- F Freelancer là gì? Các nghề freelancer có thu nhập cao tại Việt Nam
- T Thử làm 5 điều sau để cảm thấy hạnh phúc hơn trong công việc
- N Nghề Freelance và những lo lắng cần phải vượt qua