Bạn đang có một công việc (Job) hay một sự nghiệp (Career)?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh
Công việc và sự nghiệp đều nói về việc đi làm kiếm tiền, nhưng mang hai ý nghĩa khác nhau. Phân biệt được sự khác nhau giữa “công việc” và “sự nghiệp” có thể giúp ích cho bạn trong việc xây dựng các mục tiêu khác nhau để phát triển trong thời gian đi làm.
Công việc là gì?
Công việc hiểu đơn giản là việc bạn làm để có tiền trang trải cho các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Công việc có thể là việc toàn thời gian, bán thời gian hoặc các công việc thời vụ. Bạn làm phục vụ quán cafe 20K/giờ hay làm hành chính 20 triệu/tháng đều được gọi là công việc. Tuỳ theo mức độ phức tạp mà công việc có thể đòi hỏi nhiều kĩ năng và bằng cấp kèm theo. Ví dụ để làm nhân viên sửa chữa xe máy thì không cần bằng đại học, nhưng để làm chuyên viên tư vấn tài chính thì cần phải có.
Sự nghiệp là gì?
Sự nghiệp có thể được hiểu là một cái nghề bạn phát triển trong thời gian dài, dựa trên đam mê và sở thích của bạn. Nếu công việc (job) là một khái niệm ngắn hạn, thời vụ, chúng ta có thể hiểu sự nghiệp (career) là một thứ gì đó dài hơi và có tính bền vững hơn. Công việc thì chủ yếu vào việc nhận được tiền dựa trên công sức bỏ ra, sự nghiệp thì ngoài tiền bạn có thể nhận được những thứ khác như phụ cấp công ty, cổ phần công ty, cảm giác hài lòng và tự hào trong công việc.
Sự nghiệp là khái niệm có thể kéo dài cả đời. Trong một sự nghiệp của một người có thể bao gồm nhiều khái niệm công việc khác nhau, và các công việc đó không nhất thiết phải nằm cùng trong một lĩnh vực.
Công việc ảnh hưởng đến nghề nghiệp thế nào?
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta sẽ trải qua nhiều công việc khác nhau. Các công việc sẽ liên kết với nhau tạo thành một sự nghiệp riêng biệt của mỗi người. Có những người có sự nghiệp rất đồng bộ trong một lĩnh vực, ví dụ đi từ Marketing Intern lên Marketing Executive rồi Marketing Manager. Có những người có sự nghiệp đa dạng hơn, từ làm Sales, chăm sóc khách hàng, giáo dục, bất động sản, nhảy qua nhảy lại nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi kiểu sự nghiệp đều có cái hay riêng.
Hiện nay chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên về việc phải tìm ra được một công việc và nghề nghiệp phù hợp từ khi còn trẻ để theo đuổi cả đời, để không đi sai. Tuy nhiên việc đó thực sự rất khó và không nhiều người làm được. Đa số chúng ta cần những trải nghiệm, đặc biệt hơn là các trải nghiệm làm sai để nhận ra đâu là điều đúng với mình.
Không có công việc nào trong quá khứ bạn đã làm là không có giá trị hay không liên quan cả. Dù cho công việc đó có thể không nằm trong lĩnh vực bạn đang nộp thì nó vẫn có giá trị. Bởi lẽ với mỗi công việc ngoài những kiến thức chuyên môn, bạn còn được học các kĩ năng làm việc khác nhau.
Ví dụ một bạn làm phục vụ trong quán cafe sau này đi làm chăm sóc khách hàng trong một công ty có thể sử dụng các kĩ năng liên quan đến làm việc nhóm, tương tác với khách hàng. Hay một bạn kế toán nhảy qua Marketing vẫn có thể sử dụng các kĩ năng liên quan đến số, sự cẩn thận trong việc làm kế hoạch, xây dựng bản chi phí.
Bên cạnh tiền bạc, công việc còn mang lại cho chúng mình cơ hội được xây dựng mối quan hệ – vì vậy đừng bỏ qua việc này khi làm bất kỳ công việc nào. Khi bạn xác định làm một công việc, bên cạnh việc nhận được bao nhiêu tiền, hãy suy nghĩ xem với công việc đó mình có thể có cơ hội xây dựng mạng lưới quan hệ với những người nào.
Việc làm IT Fresher dành cho bạn
Làm sao để có được một sự nghiệp cho mình?
1/ Phân tích lại thực trạng hiện tại và tìm hiểu về thị trường lao động
Dù bạn là một sinh viên mới vào trường hay là một người đã đi làm được vài năm, việc bây giờ bạn cần làm là phân tích hiện trạng của bản thân. Bạn thích những kiểu công việc gì? Bạn thấy mình làm khá tốt kĩ năng gì? Bạn thích làm việc với kiểu người như thế nào? Bạn đang quan tâm, hứng thú với lĩnh vực nào trong thị trường? Sau khi phân tích xong bản thân hiện tại, bạn dựa trên những thông tin mình có để tìm sự kết nối với các công việc trên thị trường hiện nay.
2/ Tìm một người mentor
Một cách nhanh và hiệu quả để bạn học hỏi về một lĩnh vực mới là tìm một người mentor, người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn trong lĩnh vực bạn đang quan tâm. Để tìm được mentor, bạn cần mở rộng các mối quan hệ thông qua việc tham gia các workshops, hội nghị, các sự kiện networking để gặp gỡ với những người trong ngành.
3/ Bắt đầu tìm công việc thực tập hoặc các cơ hội được trải nghiệm công việc mình đang quan tâm
Tuỳ theo từng công việc, nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu thì cần bắt đầu bằng các khoá học ngắn hạn. Sau đó tự làm các dự án của riêng mình thực hành kiến thức đã học, hoặc tìm các cơ hội thực tập 3-6 tháng ở trong các công ty liên quan đến lĩnh vực đó.
Công việc hay sự nghiệp thực tế có liên kết với nhau rất chặt chẽ. Ai cũng muốn một sự nghiệp bền vững, nhưng cách để đạt được sự nghiệp đó thì có nhiều con đường khác nhau. Bạn cần kiên nhẫn, bình tĩnh để tìm ra con đường của mình nhé.
Bài viết gốc được đăng tải tại anhtuanle.com
Xem thêm:
- Tại sao hồ sơ của bạn chưa được gọi đi phỏng vấn? Lý do ứng tuyển chưa thành công
- 5 bí quyết tìm việc IT cho đợt tuyển dụng đầu năm mới
- CV và Resume: Điểm khác biệt quan trọng khi xin việc
Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc