NÊN & KHÔNG NÊN Để Đàm Phán Lương Thành Công Khi Phỏng Vấn
Mục đích cuối cùng khi đi tìm việc của mọi ứng viên chính là có được mức thu nhập như mong muốn. Và để buổi phỏng vấn thành công, đừng bao giờ xem nhẹ cách đàm phán lương với nhà tuyển dụng. Mức lương cao hay thấp sẽ được quyết định dựa vào cách người phỏng vấn được công ty đánh giá được năng lực chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm mà bạn thể hiện. Vậy phải làm thế nào để deal được mức lương như ý? Hãy nắm rõ những cách đàm phán lương khi phỏng vấn dưới đây để thương lượng thành công.
Những điều “NÊN” để đàm phán lương đạt hiệu quả
Nhiều khảo sát đã cho thấy rằng, hầu hết trong các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn là phía nằm ở “kèo trên” và có ưu thế hơn so với ứng viên khi deal lương. Để thật sự đạt được mức thu nhập mình mong muốn, đừng bỏ qua những lời khuyên hữu ích này.
1. Nên nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và mặt bằng lương của ngành
Tùy vào mỗi ngành nghề khác nhau mà mức lương của mặt bằng chung trên thị trường sẽ có sự khác biệt. Bạn nên tìm hiểu về mức lương trung bình của ngành mình đang ứng tuyển và nếu có thể, hãy nghiên cứu về mức lương cụ thể với chuyên ngành chính của mình. Biết rõ mức lương thị trường và những yêu cầu kinh nghiệm với mỗi rank lương khác nhau sẽ giúp bạn biết được vị thế hiện tại của bản thân cũng như khả năng mà mình có thể đáp ứng trong công việc.
Có nhiều cách khác nhau để nghiên cứu về thị trường lương bổng. Bạn có thể tìm hiểu thông qua các kết quả khảo sát thị trường hoặc những người quen biết, đồng nghiệp,… Tùy thuộc vào mỗi vị trí và yêu cầu chuyên môn mà mức lương sẽ khác nhau, tốt hơn hết bạn nên cố gắng trau dồi cho bản thân những kỹ năng nâng cao và khác biệt với người khác để đạt được mức thu nhập tốt.
2. Nên để nhà tuyển dụng đưa ra đề nghị về mức lương trước
Chọn đúng thời điểm thích hợp khi đàm phán lương cũng là nguyên tắc vàng để bạn có được mức lương như ý. Thời điểm tốt nhất là khi nhà tuyển dụng đang vui vẻ và hài lòng với những kinh nghiệm hay kỹ năng mà bạn chia sẻ. Đó cũng là một cách để ứng viên nâng tầm giá trị bản thân so với các ứng viên đối thủ khác.
Tốt nhất bạn nên để nhà tuyển dụng đưa ra đề nghị về mức lương trước. Vì điều đó đồng nghĩa với việc họ đã có sự ghi nhận với những chia sẻ của bạn và đang thật sự sẵn lòng để tuyển bạn. Ngược lại, nếu bạn đề cập đến thu nhập mong muốn trước có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn đang tự đánh giá mình quá cao và thiếu đi sự khiêm tốn. Hãy linh hoạt theo nhịp điệu của buổi phỏng vấn để biết đâu là thời điểm hợp lí cho việc đề cập đến lương bổng, đó chính là cách đàm phán lương khi phỏng vấn hiệu quả.
Xem thêm 4 mẹo deal lương như ý với vị trí Product Manager
3. Nên đề cập đến các khoản trợ cấp và phúc lợi đi kèm với lương
Hiện nay, có một số công ty bên cạnh lương cứng còn trả thêm các khoản phụ cấp và thưởng KPI cho nhân viên. Những khoản thưởng thêm này có thể tăng đến 40% thu nhập của nhân viên bên cạnh lương cứng. Chính vì thế, hãy thẳng thắn và cởi mở trao đổi thêm với nhà tuyển dụng về những khoản trợ cấp, thưởng thêm và phúc lợi để hiểu rõ hơn về những gì mình sẽ nhận được.
Đặc biệt, trong những trường hợp nhà tuyển dụng đang đưa ra mức lương cứng thấp hơn so với mong muốn thì lúc này, việc tìm hiểu về chế độ phúc lợi đi kèm là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về lương bổng và phúc lợi mà công ty cung cấp cũng như đánh giá chính xác khoản thu nhập thực nhận là như thế nào, có thể đáp ứng các yêu cầu của mình hay không.
Tính lương chuẩn với công cụ tính lương gross – net từ TopDev
4. Khéo léo và tạo không khí thân thiện để đàm phán hiệu quả hơn
Đây có thể xem là yếu tố cực kỳ quan trọng không chỉ giúp bạn đàm phán được mức lương tốt nhất mà còn thể hiện được khả năng giao tiếp và xử lý tình huống trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy nói chuyện một cách khéo léo và trên tinh thần cùng nhau trao đổi một cách thiện chí để khiến nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn thật sự có mong muốn được cống hiến cho công ty họ.
Nếu mức lương công ty đưa ra không đáp ứng được kỳ vọng của bạn, hãy cảm ơn và đưa ra những lý do để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn xứng đáng với mức thu nhập tốt hơn như thế. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần hợp tác thay vì việc vội vàng tỏ thái độ hay từ chối thẳng thừng. Kiên nhẫn lắng nghe nhau và đưa ra con số hợp lý nhất so với thị trường, năng lực ứng viên cũng như tiềm lực chi trả của công ty là giải pháp hoàn hảo cho bất kỳ buổi phỏng vấn nào.
Những điều “KHÔNG NÊN” để việc đàm phán lương diễn ra suôn sẻ
1. Không nên vội vàng đề xuất mức lương khi chưa được nhà tuyển dụng nhắc đến
Đây được xem là lời khuyên quan trọng với bất cứ ai sắp có một buổi phỏng vấn trong tương lai. Đừng vội vàng “ra giá” bản thân nếu chưa được nhà tuyển dụng đề cập. Điều này sẽ khiến người phỏng vấn cảm thấy rằng bạn đang quá tự tin và chỉ quan tâm đến vấn đề lương bổng, trong khi thứ họ muốn bạn thể hiện là những gì có thể đóng góp được cho sự phát triển của công ty.
Những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp đều sẽ chủ động đưa ra câu hỏi về mức lương cho vị trí ứng tuyển. Vậy nên đừng vội vàng, lúc đó hãy lịch sự đề xuất mức lương dựa trên những gì bạn đã nghiên cứu và tìm hiểu cũng như đừng quên tìm hiểu thêm về các phúc lợi đối với người lao động của công ty ở thời điểm hiện tại.
2. Không nên tiết lộ chính xác mức lương trong quá khứ
Mức lương cũ mà bạn đã nhận được luôn là vấn đề nhạy cảm, vậy nên hãy thận trọng khi nhận được câu hỏi như thế này. Đàm phán về mức lương là vấn đề rất quan trọng của mỗi cuộc phỏng vấn, tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không biết cách trả lời khéo léo và thiếu thận trọng sẽ rất dễ dẫn đến việc đàm phán đi vào bế tắc.
Do đó, nên cân nhắc mức lương cũ cũng như rank lương hiện tại mà công ty có thể chi trả để đưa ra câu trả lời về mức lương cũ cho phù hợp. Vì mức lương sẽ phản ánh năng lực làm việc của cá nhân. Quan trọng là hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có thể cống hiến được cho công ty nhiều như thế nào và tại sao công ty cần bạn.
3. Không nên đồng ý ngay khi lời đề nghị được đưa ra
Thật ra bạn có thể đã hoàn toàn đồng ý với mức offer mà bên tuyển dụng đưa ra nhưng không nên quá hào hứng và nhận lời ngay lập tức. Hãy dành ra ít nhất 24 giờ để suy nghĩ thật kỹ về những gì mình sẽ nhận được khi làm việc với vị trí đó (không chỉ mỗi mức lương). Lúc này, bạn có thể cẩn thận suy xét về mọi khía cạnh cũng như nhìn nhận mức lương nhận được và công việc phải làm có tương xứng với nhau hay không. Và bên cạnh đó, cũng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã thật sự bỏ thời gian để suy nghĩ về công việc này và có thái độ thật sự nghiêm túc.
Thu nhập chính là yếu tố cuối cùng có tác động mạnh đến việc một người có đồng ý chuyển sang vị trí mới, công ty mới hay không. Chính vì thế, nắm được những cách đàm phán lương khi phỏng vấn hiệu quả sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình trao đổi cũng như có được mức lương mà mình mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- Lương Gross Net là gì? Cách tính lương đơn giản nhất
- Kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng? Cách phát huy kỹ năng đàm phán tối ưu
- Đàm phán và thương lượng không khó như bạn nghĩ?
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- M Mức lương Lập trình viên tại Việt Nam năm 2022
- H Hỏi đáp về việc tăng lương tối thiểu vùng
- C Công việc C&B là làm gì? Lương nhân viên C&B cao hay thấp?
- T Tìm hiểu hệ thống lương 3P
- C Công Việc & Mức Lương Chuyên Viên Phân Tích Nghiệp Vụ
- [ [Update] TOP Những Công Ty Trả Lương Cao Nhất Việt Nam 2024
- 3 3D Artist Là Gì? Các Mức Lương Hấp Dẫn Trong Nghề 3D Artist
- L Lương Thiết Kế Đồ Họa & Nhu Cầu Nhân Lực Của Ngành Hiện Nay
- M Mức Lương Của Business Analyst Hiện Nay Bao Nhiêu?
- N Nhân Viên QC Là Gì? Mức Lương Của Nhân Viên QC Bao Nhiêu?