Các kỹ năng cần có của người làm Tuyển dụng
Chào mừng các bạn đang đến với series các bài học trong Khoá học Tuyển dụng cơ bản cho người mới (newbie) hoàn toàn miễn phí. Tôi là Thành HR sẽ đồng hành cùng bạn trong khoá học này. Và chủ đề mà chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngày hôm nay là Các kỹ năng cần có của người làm Tuyển dụng.
Trong bài học Công việc tuyển dụng là làm gì, chúng ta đã cùng nhau điểm qua các công việc chính mà một Chuyên viên tuyển dụng phải làm. Bao gồm:
B2/ Lập kế hoạch tuyển dụng
B3/ Sàng lọc hồ sơ ứng viên và mời phỏng vấn
B4/ Phỏng vấn đánh giá và thủ tục nhận việc
B5/ Hội nhập nhân viên mới
B6/ Theo dõi đánh giá thử việc và báo cáo tổng kết
Nếu nhắc đến đây mà bạn không có ấn tượng gì, thì hãy quay trở lại bài học số 1 để học lại, khi nào nắm kỹ những điều trên hãy qua tiếp bài số 2.
Người làm tuyển dụng sẽ phải đảm bảo các yêu cầu: Tuyển được người phù hợp, đúng thời gian và với chi phí rẻ nhất. Để làm được điều này đòi hỏi người làm nghề này phải có những tố chất sau để luôn hoàn thành tốt công việc. Mọi người cùng tham khảo và đóng góp ý kiến nhé!
Nắm bắt và biết khai thác thông tin nhanh
Khi bạn nhận một JD (Job Description) – Bản mô tả công việc thì không phải lúc nào bạn cũng hiểu về công việc mình cần tuyển là gì, dù nó có nội dung chi tiết đến đâu đi nữa. Vậy kỹ năng đầu tiên yêu cầu bạn phải đọc hiểu và nắm bắt thông tin nhanh.
Bằng cách ghi chú lại những ý chính của yêu cầu công việc, các thuật ngữ chuyên nghành để tìm hiểu thêm trên internet. Đồng thời liệt kê ra những câu hỏi thật cô đọng và đúng trọng tâm mà bạn cần đặt với quản lý phòng ban yêu cầu tuyển nhân sự để khai thác thêm thông tin. Vì họ không có quá nhiều thời gian cho bạn hỏi lan man.
Social Network, Marketing là một lợi thế
Tại sao làm công việc tuyển dụng lại nên có yêu cầu biết Social Network, Marketing? Vì đã qua rồi cái thời treo banner trước cổng công ty, dán tờ rơi ở các trung tâm việc làm và chờ ứng viên mang hồ sơ đến. Đó là cách làm truyền thống trước đây để tìm ứng viên, và nó đang dần ít hiệu quả đi nhiều và sắp lỗi thời.
Và còn một số cách khác từ trước đến nay để tìm ứng viên là đăng tin lên các website tuyển dụng. Thì hiện tại, việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Linkedin…để tiếp cận và đưa thông tin tuyển dụng đến ứng viên đang dần chiếm ưu thế nhiều hơn.
Có thể Công ty bạn có bộ phận marketing riêng để đăng tin lên các kênh social network cho bạn. Tuy nhiên để chủ động hơn và đẩy nhanh tiến độ hơn thì việc bạn có các kỹ năng sử dụng social network là một lợi thế. Ví dụ như cách viết content thu hút, làm sao phải theo trend một chút, có một hình ảnh bắt mắt nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp…
Các kỹ năng mềm, kỹ năng quan sát
Tất nhiên là làm công việc nào cũng sẽ cần các kỹ năng mềm chứ không riêng gì công việc tuyển dụng cả. Ở đây mình liệt kê lại một lần nữa để bạn nào chưa hình dung được sẽ nắm rõ ràng hơn:
Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng quan sát: Nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình phỏng vấn. Bạn có thể đánh giá toàn diện ứng viên từ những hành động của ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt, phân biệt được sự thật trong cách giao tiếp của ứng viên.
Xem thêm tuyển dụng Deep Learning hấp dẫn trên TopDev
Kỹ năng quản lý thời gian: Để đảm bảo bạn hoàn thành deadline, không bị quên task quan trọng vì rất nhiều công việc linh tinh cần bạn phải giải quyết trong một quy trình tuyển dụng. Đặc biệt là không bị quên các cuộc hẹn với ứng viên vì điều này là vô cùng nghiêm trọng. Nếu là sự cố vì lý do bất khả kháng thì không sao. Nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại vì bận không biết sắp xếp thời gian thì cần phải xem lại cách bạn sắp xếp công việc cho hợp lý hơn.
Kỹ năng thuyết trình: Tạo sự tin tưởng cho ứng viên trong quá trình bạn trao đổi và phỏng vấn. Hoặc trong buổi hội nhập nhân viên mới vào ngày nhận việc đầu tiên của ứng viên, nếu bạn có khiếu nói chuyện trước đám đông và khả năng thuyết trình sẽ làm ứng viên hào hứng và thích thú hơn.
Sự công bằng và sự tử tế
Sự công bằng: Giúp bạn công tâm khi đánh giá và lựa chọn ứng viên, không bị cảm tính với những ứng viên có khả năng nói quá hay, ngoại hình bắt mắt, hoặc ưu tiên các ứng viên có mối quan hệ, cùng quê…Điều này khá quan trọng khi ra quyết định tuyển dụng ai là người phù hợp nhất cho công ty.
Sự tử tế: Đảm bảo bạn không vì áp lực đảm bảo tuyển đủ số lượng mà có sự gian dối trong việc cung cấp thông tin cho ứng viên. Kiểu như là phóng đại lên mức thu nhập quá đà, vẽ ra viễn cảnh màu hồng khi làm công việc mà bạn đang tuyển,… Việc này sẽ tạo hình ảnh xấu, các khiếu nại về sau hoặc ứng viên khó gắn bó lâu khi phát hiện ra sự thật.
Và, rất nhiều các kỹ năng cần khác nữa. Không quá khó nếu thực sự bạn nghiêm túc với công việc, đam mê với nghề, luôn cố gắng học hỏi cái mới và rút tỉa kinh nghiệm sau những sai lầm trong thực tế bạn làm nghề.
Phần thực hành
Trong phần gợi ý thực hành này, bạn hãy nhớ lại các công việc mà một Chuyên viên tuyển dụng phải làm. Sau đó viết các mục chính công việc đó ra giấy thành các gạch đầu dòng. Tương ứng với mỗi công việc phải làm đã liệt kê, sẽ đi kèm với một kỹ năng cần có để hoàn thành nó. Hãy làm thật nhuần nhuyễn để kết hợp nội dung hai bài vừa học bạn nhé! Chúc các bạn thành công.
Bài viết gốc được đăng tải tại hrvnacademy.com
Có thể bạn quan tâm:
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc