Business Intelligence (BI) là gì? Trò chuyện cùng chuyên gia Trường Phan để hiểu hơn về vai trò của BI trong hệ thống
Business Intelligence – BI là gì? Để hiểu đơn giản, BI (hay còn được gọi là trí tuệ doanh nghiệp) là một dạng công nghệ giúp doanh nghiệp hiểu biết về quá khứ, qua đó đưa ra quyết định, hành động và dự đoán tương lai. Trong đó BI bao gồm các kỹ năng, quy trình, công nghệ hay ứng dụng để hỗ trợ ra quyết định. BI là các hoạt động kết hợp giữa phân tích kinh doanh, khai thác dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, công cụ dữ liệu và cơ sở hạ tầng và thực tiễn để giúp tổ chức ra các quyết định-dựa trên data (data-driven decision).
Trong mục chuyên gia nói kỳ này, cùng TopDev trò chuyện với một chuyên gia về Business Intelligence – anh Phan Nguyễn Minh Trường – Technical Architect tại NashTech để hiểu hơn về cách mà nó hoạt động, cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình áp dụng và triển khai.
Tuyển dụng business intelligence lương cao cho bạn
Đôi nét về khách mời Phan Nguyễn Minh Trường
- Khởi đầu sự nghiệp với nghề web designer tại Saigon Postel
- Chuyển hướng sang data analysis trong lĩnh vực ngân hàng
- Trải qua các vị trí developer, anh Trường hiện là Technical Architect tại NashTech.
Phần 1: Chia sẻ về quan điểm “gắn bó với công ty hay nhảy việc tìm cơ hội mới”
Vì sao anh lựa chọn gắn bó trong thời gian khá dài tại các công ty ấy? Và quan điểm của anh về “xu hướng nhảy việc” ở người trẻ như thế nào?
Thật ra mình lười đi tìm việc mới, lười tìm công ty khác. Với lại thực ra lúc đầu mình cũng hạnh phúc với công việc hiện tại, trừ phi có một số lý do nào đó thì mình thay đổi thôi. Xu hướng hiện tại các bạn thường thay đổi công việc chắc đâu đó có một vài lý do chính, ví dụ như là họ không hợp với môi trường, hoặc là họ cần có mức sống cao hơn, có một số bạn cần phải hỗ trợ gia đình. Nhưng có một số bạn thì thấy là mình không phát triển được nữa, có đâu đó mình đọc mình thấy là nếu mình là người giỏi nhất trong công ty đó thì mình nên đi, tại vì giỏi thì mình nên đi để trau dồi và thử thách bản thân mình hơn. Cái sau cùng có một lý do hơi kỳ lạ đó là thích, một số bạn thích chuyển việc thôi, họ nghiện chuyển việc, họ làm 1, 2 năm rồi họ chuyển công việc khác.
Khi mà anh làm việc ở ACB thì động lực nào khiến anh ở lâu như vậy?
Hồi xưa mình làm việc với sếp ở ACB, mình thấy hạnh phúc lắm, mình thấy rất thích phong cách của sếp quản lý tại thời điểm đó. Sếp luôn giúp đỡ mọi người và luôn nâng cấp nghề nghiệp của mình, đó là lý do chính mà mình gắn bó lâu dài với ACB
Khi nào một coder mới đủ độ “chín” để phát triển một tầm cao mới?
Mình nghĩ lý do quan trọng nhất đó là thuyết phục, làm sao để thuyết phục được người khác nói điều mình đang nói, cái đó là quan trọng nhất. Bạn coder đó cần phải có kỹ năng về quản lý người, kỹ năng về trình bày một số vấn đề để người khác hiểu được, kỹ năng thuyết phục khách hàng, thì lúc đó là thời điểm chín muồi để bạn có thể chuyển sang một title mới. Mình nghĩ là trước khi thành một leader thì mình phải biết sharing, nghĩa là mình cần chia sẻ kiến thức mình đang có, sau đó mình học lại từ các bạn khác, kể cả những bạn yếu hơn, bạn sẽ hỏi mình một số câu hỏi rất ngớ ngẩn nhưng mà mình suy nghĩ lại, mình tìm kiếm và trả lời cho bạn một cách hợp lý nhất. Từ đó mình sẽ nâng kiến thức của mình lên, nhiều khi mình làm việc với khách hàng, khách hàng cũng hỏi ngớ ngẩn như vậy, nhưng mình biết cách mình trả lời thì từ từ mình nâng cấp mình lên.
Phần 2: Chia sẻ về Business Intelligence – BI là gì?
Định nghĩa của anh thì Business Intelligence – BI là gì? BI giúp gì cho doanh nghiệp và nó sẽ giúp như thế nào (cách hoạt động)?
Về mặt học thuật thì có rất nhiều định nghĩa về BI, có những định nghĩa gần đây nói rằng BI là một skill, rồi ngoài ra là application, rồi information, rồi technology, hoặc là những định nghĩa trước đó thì nói là sẽ lấy tổng hợp dữ liệu có sẵn rồi sau đó đưa ra hỗ trợ quyết định.
Nhưng mà mình nghĩ thực tế nhất, để hiểu BI là gì cũng giống như là hồ sơ giúp mình quản lý sức khỏe, nó lưu thông tin lại để mình kiểm tra sức khỏe định kỳ, rồi sau đó mình sẽ biết được sức khỏe trong tương lai mình sẽ bị bệnh gì, và sức khỏe mình sẽ yếu ở đâu và nó sẽ báo được cái đó và mình nghĩ cái đó là đơn giản nhất. Đa phần BI giúp monitor doanh nghiệp, bên cạnh đó còn hỗ trợ ra quyết định.
BI phù hợp với những doanh nghiệp thế nào và SMEs có cần phải có một hệ thống BI? Nếu không có thì họ sẽ bỏ lỡ những gì?
Tùy doanh nghiệp có kích thước, kích cỡ khác nhau thì mình có thể áp dụng BI có cồng kềnh hay không cồng kềnh hoặc là nó hoành tráng hay không hoành tráng. Đại loại là mình hình dung hồi xưa sức khỏe của một đứa trẻ sơ sinh, sinh ra cũng cần phải có hồ sơ sức khỏe rồi, khi mình lớn mình cũng cần, khi mình già mình cũng cần, nhưng nếu mình không theo dõi sức khỏe thường xuyên, đùng một phát minh bị bệnh ngã ra thì mình sẽ bị bệnh nặng hơn, lúc đó trở tay không kịp. Nếu mình theo dõi sức khỏe định kỳ, làm tốt chuyện đó thì sẽ phát triển tốt hơn và nắm được sức khỏe của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của BI trong banking là gì?
Trong banking có rất nhiều bộ phận khác nhau, mà chính vì nhiều bộ phận tài chính khác nhau mà họ đều có khả năng tự làm tài chính báo cáo được, nó sẽ gây ra chuyện là một báo cáo lên thì mỗi bộ phận báo cáo một con số khác nhau, người quản trị ở trên nhìn vào sẽ thấy sao anh này báo cáo một số, anh kia báo cáo một số.
Quay lại câu chuyện của BI khoảng năm 2007 trở về trước, lúc mà tờ báo của Việt Nam mình ra thì có hình BI được mô tả là thầy bói sờ voi, có nghĩa là mỗi người sờ một chỗ và nói là BI như vậy thì đó là lý do chính tại sao cần phải có hệ thống dữ liệu tập trung và mình sẽ dùng BI đó báo cáo xuyên suốt, thuật ngữ hay dùng là one-cross, nghĩa là một sự thật duy nhất thôi, do có nhiều bộ phận báo cáo quá thì sếp không biết số nào là số đúng, bên nào cũng muốn lấy phần có lợi về mình cho nên không phần nào chịu thiệt
Xem thêm BI là gì? Vì sao có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào BI?
Quá trình để đi từ raw data đến khi chúng trở thành những thông tin có giá trị để có thể ra quyết định cần qua những giai đoạn nào, “qua tay” những ai?
Để có thể làm phần phân tích dữ liệu có giá trị thì tất nhiên phải có nhiều yếu tố, nhiều con người cùng hợp sức để làm. Đầu tiên mình cần phải biết business need đó là gì, sau đó mình sẽ xác định được nguồn dữ liệu, ví dụ như nãy business need cần phải có BI hỗ trợ cùng, rồi sau đó lấy dữ liệu về thì cần có data engineer, sau khi có cái đó rồi mình mới làm giàu dữ liệu lên, mình làm sạch dữ liệu, mình visualize data lên, sau đó mình mới dùng, người mà involve vào là data analyst, sau đó thì họ báo cáo. Chìa khóa quan trọng ở đây là cái tốn thời gian nhiều nhất là quá trình xử lý dữ liệu nhưng mọi người sẽ nhìn vào chìa khóa chính là visualization thôi, đó là phần data analyst làm
Phần 3: Những lời khuyên khi áp dụng và triển khai BI
Những lưu ý gì khi một doanh nghiệp áp dụng, sử dụng hệ thống BI?
Các doanh nghiệp khi xác định hệ thống BI họ cần phải xác định là cái số lượng người dùng trước đã, rồi cái lượng báo cáo của họ, tần suất báo cáo như thế nào và đặc biệt quan trọng nhất là họ phải xác định, hồi nãy mình có mô tả về quá trình xử lý dữ liệu thì business mới là cái quan trọng nhất, họ cần phải xác định cái business trước tiên, họ cần define những loại báo cáo nào họ sẽ điền vô để quản lý, giống như chỉ số sức khỏe của mình vậy đó, mình đi khám huyết áp thì cần có chỉ số về đường huyết, về máu mình phải đi kèm theo.
Cần chuẩn bị kỹ năng gì khi theo đuổi BI?
Để làm BI thì phần về kỹ thuật nặng hơn phần business nhưng mà giá trị phần business, cho nên các bạn bên Công nghệ thông tin sẽ có lợi thế hơn về cái phần kỹ thuật nắm khá vững, mình phải tìm hiểu thêm 1 số business mình cần nữa, thì lúc đó mình làm việc trực tiếp với BI thôi mình có thể cover được chuyện đó.
Anh có thể gợi ý nguồn học tập Business cho Devs?
Mình nghĩ chắc qua Đại học Kinh tế học đi, hoặc là Đại học Kinh tế luật cũng có khóa chuyên về dữ liệu mới mở.
Case Study đáng nhớ nhất trong quá trình làm việc của anh là gì?
Lúc đó là năm 2011, lúc đó mình mới lấy vợ thôi như sếp mua công cụ Cognos BI của IBM , công cụ đó là chưa có ngân hàng nào ở Việt Nam sử dụng hết mà sếp kêu là làm trong vòng mấy tháng cuối năm thôi, mới lấy vợ không được đi đâu hết. Phải vô công ty làm từ sáng tới tối, làm sao tới 5h sáng mình dậy rồi về nhà tắm rửa quay lại công ty làm trong vòng có vài tháng thôi mà Cognos BI của IBM không có bất kỳ tài liệu nào để tham khảo, lúc đó là mình tự research, team thì chỉ có 3 người và 1 số bạn làm ITL với BI là riêng. Phần đó khiến mình nhớ nhất luôn, nhưng có giận cũng phải chấp nhận thôi.
Phần 4: Lời khuyên qua các trải nghiệm thực tế
Anh có lời khuyên nào dành cho các bạn junior mới làm về data không?
Mình cũng làm chung với các bạn senior hay các bạn làm lâu 1 chút xíu, nhưng các bạn học thiên về xu hướng hiện đại mà quên phần kiến thức căn bản, rồi các bạn học R, học Python nhưng bạn không học cơ sở dữ liệu cơ bản, bạn không học làm cách nào để tổ chức dữ liệu cho hợp lý và mình khai thác nó tối ưu ví dụ như cách mình bố trí file, cách mình bố trí những bảng biểu ra sao, mình bỏ quên cái đó luôn.
Mình cứ hình dung là mình đang có nguyên 1 cái tòa nhà, các bạn muốn làm gì làm nhưng mà mình không có quy hoạch kiến trúc tòa nhà đó chỗ nào sẽ chứa dữ liệu này hay dữ liệu nào, thì cuối cùng nguyên tòa nhà đó mỗi phần bạn làm ra rất là đẹp đẽ, nhưng cuối cùng tới chừng làm tự động hóa lại không được, hoặc scalable nó rất là khó.
Về doanh nghiệp thì anh có lời khuyên nào không?
Doanh nghiệp thì mình không dám nói nhưng mình chỉ nói người dùng thôi, người dùng thường so sánh BI với Excel. Excel chính xác là công cụ làm report rất mạnh, không thể từ chối điểm đó luôn, nhưng mà sẽ liên quan tới chuyện security thì Excel rất khó để quản lý cái đó. Họ có thể đem cái file đi bất kỳ đâu cũng được, 1 số doanh nghiệp cứ dùng Excel thì về sau cái phần linked in data thì mình sẽ khó kiểm soát hơn, hoặc là nó sẽ tập trung vào 1 số người.
Mình có 1 số người quen làm trong lĩnh vực ngân hàng và bố trí excel mà như chạy đua vũ trang vậy, họ làm 1 cái file excel rất là bự, hoặc họ sử dụng máy 16GB không được họ dùng máy 32GB rồi tới 64GB, máy laptop cá nhân, mà trong khi những cái trường hợp đó mình chỉ lưu trữ trong database là có thể hoàn toàn query được hết data đó ra, mình không cần phải bố trí 1 file excel rất bự và tốn thời gian như vậy.
Khi thiết kế Dashboard nên lựa chọn những nguồn tham khảo nào? Anh hay gặp những vấn đề gì khi thiết kế Dashboard?
Đầu tiên là về UI, khi mà thiết kế Dashboard đưa cho người sử dụng người ta lúc nào cũng nói là phải đẹp trước đã, chứ không quan tâm tới phần thông tin mình cung cấp cho họ và đặc biệt là dân kỹ thuật mình làm thiết kế luôn xấu. Tức là các bạn kỹ thuật thiết kế màu sắc bạn không quan tâm tới, ý nghĩa của chart họ cũng không quan tâm tới, thì đó chính là điểm yếu của các bạn kỹ thuật, thiếu phần nghiên cứu về các màu sắc.
Xem thêm UX là gì? UX Designer thì làm những gì?
Cái phần thứ 2 là business user có quá nhiều điều muốn nói trên một dashboard. Mình có làm tư vấn cho 1 công ty bảo hiểm, họ có rất nhiều thông tin muốn đưa lên đầy đủ nhưng mà trên cái dashboard là 1 màn hình để cho người ta nhìn nhanh thì đâu thể cung cấp đủ hết thông tin. Lúc này mình có khoảng 20 câu hỏi, mình sẽ hỏi là user nào sử dụng, tần suất sử dụng ra sao, kích thước màn hình ra sao, thông tin nào quan trọng nhất, thông tin nào đi kèm theo đó. Lúc đầu có 20 mấy thông tin, đánh số thứ tự 1-2-3-4… sau đó mình lựa chọn thông tin để đưa lên màn hình này thì chọn cái nào, và những thông tin liên quan sẽ nhảy qua 1 trang kế tiếp. Mình có nguyên cái luồng gọi là navigation để cho người ta có tư duy đi phân tích, chứ không phải nguyên cái màn hình nhìn tất cả, rất là khó. Do não người nhìn vào cái dashboard không thể nào nhớ hết được tất cả các chỉ số. Thông tin đó mình đọc và idol trong cái quyển sách của ông Stephen Few – Dashboard Design hoặc Show Me the Numbers, các bạn có thể tìm trên Amazon.
Xin cảm ơn những chia sẻ của anh Phan Nguyễn Minh Trường, hy vọng bài viết này đã cung cấp những định nghĩa BI là gì một cách đơn giản và sát với thực tế nhất. Các bạn mong chờ những chia sẻ về những thuật ngữ công nghê nào ở các số sắp tới, hãy cho TopDev biết nhé!
Xem thêm các việc làm mảng it tại hấp dẫn tại TopDev
- Ứ Ứng dụng Map platform trong phát triển sản phẩm
- H Hành vi mua sắm mới trên Meta Social Commerce và LiveStream
- O Offline Mode và Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp
- T Tích hợp AI trong an ninh mạng: Mặt lợi và mặt hại
- G Gamification – Ứng Dụng Đa Lĩnh Vực và Xu Hướng Tương Lai
- K Khám phá cách xây dựng một Mobile Product cùng GEEK Up
- H Hành trình chuyển đổi doanh nghiệp tài chính tiêu dùng sang nền tảng di động
- K Khoa Học Dữ Liệu và Hành Vi Thanh Toán Di Động
- T Tính Bền Vững: Yếu Tố Chất Lượng Mới Trong Kiến Trúc Phần Mềm
- T Từ Web2 đến Web3: Xu Hướng Công Nghệ Mới