Tản mạn chuyện bên lề kỹ năng chuyên môn của lập trình viên
Bài viết được sự cho phép bởi tác giả Vũ Thành Nam
Dạo gần đây thấy có một xu hướng mới những anh chị em ngoài ngành khác muốn nhảy tay ngang sang ngành lập trình viên. Về chuyên môn thì có thể tùy khả năng nhận thức mỗi người thì mình không có ý kiến gì. Bài viết này mình xin phép tản mạn luyên thuyên đôi chút về những thứ bên lề chuyên môn mong rằng anh chị em khác ngành ít nhiều cũng hiểu thêm được đôi chút.
Thứ gọi là soft skill
Mình đánh giá cao các bạn có chỉ số vượt khó cao. Đặc biệt là mấy bạn trong CV có soft skill là “chịu được áp lực cao trong công việc“. Mình luôn thắc mắc, và hay hỏi thế khi gặp áp lực khủng khiếp từ dự án, và khách hàng thì bạn sẽ làm gì.
Mình tạm chia thành 4 nhóm.
1. Ngây thơ: nhóm này hay trả lời kiểu nghe nhạc, chơi game, đi uống bia, câu cá, đạp xe..
2. Đồng đội: raise vấn đề lên để cả team cùng giảm tải stress cần sức mạnh tinh thần từ team. Kiểu tư duy này hay có tinh thần cha chung.
3. Nhìn xa: thường là hay nói về plan, risk, hack các kiểu. Hay có xu hướng đánh phủ đầu cả stress trước khi nó kịp xảy ra.
4. Guru: đây là nhóm theo một môn đạo phái nào đó, yoga, thiền công, hay họ được training về stress management. Hoặc là EQ cao ngút ngàn. Nhóm này có một số bạn có niềm tin vào một thế lực nào đó, và tin rằng thế lực đó sẽ bảo vệ họ dù qua bất cứ khó khăn nào. Nên chủ động phân tán stress là skill rất hay.
Thực ra mấy cái stress này độc hại cực kì. Và kiểm soát nó không phải dễ. Nếu mà dễ thì mấy trung tâm tư vấn tâm lý đâu có mọc lên ầm ầm vậy. Thế mọi người thuộc nhóm nào? Có thường hay stress không chia sẻ cho mọi người biết phương pháp nhé.
Đừng tưởng bạn là người không thể thay thế
Ở nơi làm việc, không tồn tại cái gọi là “không thể thay thế”, chúng ta chỉ có thể không ngừng nâng cao năng lực làm việc của mình, để bản thân bị đào thải muộn một chút.
Mặc dù chúng ta thường hay nhấn mạnh cái gọi là “không thể bị thay thế”, nhưng trên thực tế, ai cũng đều có khả năng bị người khác thay thế cả. Đi làm lâu rồi, bạn sẽ phát hiện ra, thứ bạn biết, người khác cũng biết, thứ bạn không biết, người khác vẫn biết, đừng quá kiêu ngạo cho rằng mình giỏi giang tới đâu, cũng không cần phải thấy bản thân mình vô dụng.
Khám phá việc làm IT hấp dẫn tại Hồ Chí Minh
Chuyện mentor và cầm tay chỉ chuột
Người khác không có nghĩa vụ phải dạy bạn cái này cái kia. Cấp trên không có nghĩa vụ phải dạy bạn, học được hay không là bản lĩnh của mình, kiếm được tiền thì nó cũng sẽ vào túi của mình chứ không phải túi của người khác. Quy sự ngu ngốc, vô tri của mình về thành trách nhiệm của người khác, nó chỉ nói lên một điều rằng bạn không biết tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của chính mình.
Năng lực trao đổi công việc, quản lý cảm xúc, nghiệp vụ cốt lõi… tất cả đều phải tự mình chủ động đi tìm tòi, học hỏi, người khác cũng chẳng có nhiều thời gian, cuộc sống mà, ai chẳng bận rộn.
Thực ra còn vô vàn những điều khác nữa trong quá trình mình làm việc nhận thấy, nhưng mình xin phép chia sẻ dần dần tránh việc anh chị em chán nản khi tiếp cận ngành này.
Bài viết gốc được đăng tải tại ntechdevelopers.com
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Prompt Engineer là gì? Cách viết Prompt Engineer đúng chuẩn
- Làm thế nào để biến ChatGPT thành một “chuyên gia”?
- Tư duy tối ưu
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc