Tối Ưu Hóa Quy Trình Kiểm Soát Chất Lượng Với 7 Công Cụ QC
7 công cụ QC đã và đang trở nên quen thuộc với những nhân viên đảm nhận ở vị trí Quality Control trong mỗi nhà máy sản xuất. Và dĩ nhiên chúng là cánh tay đắc lực giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành khi đề ra mục tiêu chinh phục khách hàng. Ngày nay có không ít doanh nghiệp đã và đang ứng dụng 7 công cụ QC. Đây được xem là bài toán thông minh giúp các doanh nghiệp quy mô vừa – nhỏ, thậm chí là các tập đoàn đa quốc gia giải quyết tối ưu những vấn đề về quản trị chi phí vận hành sản phẩm, dịch vụ.
Công cụ quản lý chất lượng là gì?
QC (Quality Control) hay còn gọi là kiểm soát chất lượng là quy trình quan trọng để kiểm tra, đánh giá và vận hành thử trước khi một sản phẩm/ dịch vụ nào đó chạm tới tay người tiêu dùng. Liệu doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động kinh doanh nhờ sử dụng công cụ kiểm soát chất lượng?
Hiện nay, hoạt động kiểm soát chất lượng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, từ quản lý công nghiệp đến kinh doanh thương mại. Bất kể doanh nghiệp quy mô vừa – nhỏ hay đến các tập đoàn lớn đều cho rằng quản lý chất lượng là một trong những khâu yếu tố quyết định việc sống còn của doanh nghiệp.
7 công cụ QC phổ biến được các doanh nghiệp đánh giá cao hiện nay
Hiện nay, các công ty sử dụng tới 7 công cụ QC khác nhau để theo dõi, phân tích và đánh giá chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
1. Lưu đồ (Flowchart)
Việc ai là cha đẻ phát minh ra lưu đồ vẫn là một ẩn số. Song ngày nay lưu đồ được áp dụng rộng rãi vì nó tóm tắt được các bước của một quy trình, có liên quan chặt chẽ với nhau để chỉ ra hoạt động hiệu quả trong hoạt động thực tế. Việc sử dụng công cụ QC này sẽ giúp nhân viên vận hành sản phẩm theo một quy trình cụ thể, rõ ràng và khoa học hơn.
2. Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)
Về tổng thể thì đây là biểu đồ dạng cột đơn giản thể hiện tần suất của sản phẩm/dịch vụ xuất hiện ở thị trường nào đó. Qua đó nhân viên QC có thể đánh giá tình hình phân bố của sản phẩm/ dịch vụ. Và trên cơ sở này để có những can thiệp kịp thời để đảm bảo tình hình kinh doanh, sản xuất nhờ sử dụng công cụ QC này.
3. Biểu đồ Pareto (Pareto Chart)
Là biểu đồ kết hợp đơn giản trong đó các đối tượng được sắp xếp từ tần số cao nhất đến tần số thấp nhất. Pareto cho phép các nhà phân tích kinh tế quan sát giá trị tuyệt đối đại diện cho nguyên nhân của sai số trong cột. Đồng thời, phần trăm lỗi tích lũy cũng được hiển thị dưới dạng một dòng.
4. Phiếu kiểm tra (Check sheet)
Việc thu thập, ghi chép dữ liệu từ phiếu kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, đưa ra hướng giải quyết thích hợp. Phiếu kiểm tra được sử dụng linh hoạt từ việc điều tra nguyên nhân sản phẩm bị trả lại, kiểm tra, tìm nguyên nhân gây ra lỗi cho đến kiểm tra xác nhận trước khi trưng cầu ý kiến khách hàng.
Xem thêm các việc làm QC lương cao trên TopDev
5. Biểu đồ quan hệ nhân quả (Cause & Effect Diagram)
Khi có sự cố phát sinh về chất lượng thì việc áp dụng biểu đồ quan hệ nhân quả sẽ giúp nhân viên QC tìm ra được nguyên nhân cội nguồn nằm ở đâu. Trên thực tế, một vấn đề có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và ở chúng có sự phân cấp với nhau. Ví dụ như nguyên nhân thứ cấp gián tiếp xuất phát từ nguyên nhân thứ cấp trực tiếp, và tất cả đều xuất phát từ nguyên nhân gốc. Việc áp dụng biểu đồ quan hệ nhân quả sẽ giúp nhân viên QC dễ điều tra được sự cố của sản phẩm đó bắt nguồn từ đâu và đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
6. Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
Mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả hoặc chất lượng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố được thể hiện bằng biểu đồ này. Có nhiều yếu tố tác động qua lại và có tính kết hợp ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ. Biểu đồ này có thể mô tả tình hình chất lượng bằng hai hay nhiều đối tượng cùng một lúc.
7. Biểu đồ kiểm soát (Control Charts)
Biểu đồ kiểm soát được phát triển từ biểu đồ chạy (R – Chart), nhưng được thêm phần giới hạn kiểm soát trên và kiểm soát dưới. Cộng thêm công thức tính năng lực quá trình (Cp, Cpk) giúp nhân viên QC dễ dàng phân tích quan sát quá trình đó có nằm trong thông số có thể chấp nhận được hay không.
Tìm việc làm QA QC lương cao trên TopDev
Tầm quan trọng của việc ứng dụng công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh
Bất kỳ một công ty sản xuất muốn đưa sản phẩm/ dịch vụ của mình tiếp cận người dùng ở phân khúc thị trường nào đó sẽ không thể bỏ qua khâu kiểm soát chất lượng. Hay nói cách khác đầu tư vào đội ngũ QC (Quality Control) luôn đóng vai trò quan trọng giúp công ty đó cho ra đời những sản phẩm hoàn hảo nhất đến khách hàng của mình.
Thông thường đội QC sẽ đảm nhận vai trò khi làm việc trực tiếp tại nhà máy, phân xưởng và giám sát chặt chẽ từng công đoạn để đảm bảo rủi ro thấp nhất cho sản phẩm/ dịch vụ nào đó. Ngoài ra nhân viên QC sẽ bắt đầu từ khâu nhập nguyên liệu cho đến khi sản xuất ra sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Công việc của nhân viên QC trong doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và liên tục, đòi hỏi họ phải chịu được nhiều áp lực.
Trên đây là những chia sẻ về 7 công cụ QC vốn quen thuộc trong doanh nghiệp sản xuất. Nếu bạn đang tìm giải pháp để giúp quy trình kiểm soát được diễn ra tiết kiệm và khoa học, hãy tìm hiểu những công cụ QC được nêu trên để công việc trở nên dễ dàng hơn.
Intern: Hồ Ngọc Bích
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Dành Cho Các IT Support Tương Lai
- 3D Artist là gì? Các mức lương hấp dẫn trong nghề 3D Artist
- Viết Thư Từ Chối Phỏng Vấn Bằng Tiếng Anh Như Thế Nào Cho Chuyên Nghiệp?
Xem thêm tuyển dụng việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc