7 bí kíp giúp ứng viên deal mức “lương thương lượng”
Bạn băn khoăn không biết làm gì để deal thương hiệu quả? Bạn e ngại vì thiếu tự tin? Và bạn khó khăn trong việc tìm ra cách thức để deal mức “lương thương lượng”. Đừng lo lắng, bài viết sau đây của TopDev sẽ bật mí với bạn 7 bí kíp chinh phục quá trình deal lương một cách “thần sầu”.
Thương lượng qua tin nhắn & Email – Đừng thiếu chuyên nghiệp như thế!
Bạn ngại phải đối mặt trực tiếp (face to face) với sếp/người quản lý khi muốn đề nghị một mức lương tốt. Tốt đó, vì hầu như ai cũng vậy.
Thế nhưng, việc nỗ lực thương lượng qua tin nhắn hay email là điều cần tránh. Dù bạn có thiếu tự tin cũng không nên hành xử như thế. Bạn sẽ vô tình biến mình thành một nhân viên thiếu chuyên nghiệp.
Thương lương qua tin nhắn hay email cơ bản đã là cách giải quyết kém tinh tế. Bạn sẽ dễ dàng tiếp cận sai cách. Thậm chí nếu kỹ năng chưa hoàn thiện, việc truyền tải mong muốn về lương dễ lệch sang các chiều hướng không tích cực. Ngôn ngữ bạn sử dụng, giọng điệu bạn truyền tải liệu có phù hợp với nhà quản lý? Nếu là một nhân viên thông minh, bạn cần có những cách thức khoa học hơn.
Cụ thể, bạn có thể nói chuyện trực tiếp hoặc thông qua điện thoại. Có rất nhiều công cụ có thể hỗ trợ bạn. Bạn hoàn toàn có thể điều tiết những cảm xúc cá nhân thông qua âm sắc giọng, các hình thức giao tiếp khác nhau như: giao tiếp bằng mắt, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, tốc độ nói,…
Hãy luyện tập chúng trước khi quyết định bước vào cuộc đàm phán về lương.
Quan tâm đến yếu tố sự thật thay vì cảm xúc
Đừng đến gặp nhà quản lý với tâm thế vội vàng! “Tôi nhận thấy bản thân đã đóng góp nhiều thứ”.“Tôi nghĩ mình xứng đáng nhận được một mức lương tốt hơn”. Những cách nói ấy nó sẽ không hiệu quả vì chịu sự chi phối từ cảm xúc cá nhân quá nhiều. Và điều quan trọng, nhà quản lý/cấp trên của bạn dường như không ai quan tâm đến những cảm xúc đang rối loạn của bạn.
Xem thêm: Trí tuệ cảm xúc là gì và áp dụng như thế nào trong ngành Nhân sự
Thay vì để cảm xúc lấn át, bạn nên thảo luận với nhà quản lý bằng những minh chứng cụ thể. Hãy dành thời gian tổng hợp và phân tích các nguồn dữ liệu. Sau đó, trình bày với nhà quản lý. Bạn cần thể hiện được các số liệu ấy phản ánh chính xác những thay đổi về tốc độ tăng trưởng về doanh thu, số lượng khách hàng, traffic từ các kênh truyền thông xã hội (Social Media),…
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có những dự án lớn, bạn có thể chỉ ra những lợi thế giúp bản thân có thể đảm nhận hoặc hỗ trợ dựa trên hiệu suất làm việc trước đó. Tất nhiên, bạn không nên nói: “Tôi có thể làm được”. Cho dù đó thể hiện sự quyết tâm nhưng nó rất mơ hồ. Thay vào đó, bạn hãy trình bày những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện, càng chi tiết càng hiệu quả. Một bản tóm tắt về kế hoạch hoặc những ý tưởng bất chợt bạn nghĩ ra, nó đều sẽ có ý nghĩa khi thể hiện đúng tầm nhìn chiến lược.
Tính lương gross sang net chuẩn, trải nghiệm ngay!
Những câu hỏi thực tế
Đừng mãi đề cập đến tình hình hiện tại! Bạn cần đặt ra những câu hỏi thực tế đúng trọng tâm. Đó là cơ sở để bạn tìm ra những vấn đề, khía cạnh còn tồn động những rủi ro ảnh hưởng đến sự tiến độ phát triển của công ty. Hãy làm chủ cuộc hội thoại bằng việc khai thác các thông tin từ nhà quản lý.
Điều này chứng tỏ bạn đang quan tâm đến công ty. Chính lúc này, bạn dễ dàng thương lượng về một mức offer tốt hơn công ty quyết định gia tăng thêm số lương nhiệm vụ.
Hãy cẩn thận vì ranh giời giữa sự thương lượng và những cuộc tranh cãi rất suýt sao. Điều quan trọng là khi thương lượng, bạn cần thể hiện sự nỗ lực hợp tác và làm cách nào để thực hiện hiệu quả những điều này.
Chiến lược thương lương giao tiếp
Để deal lương, bạn cần phải có chiến lược. Và do vậy, việc thiết lập một kế hoạch và hiểu được mục đích của việc làm đó là rất quan trọng. Hãy thiết lập chiến lược và cố gắng hoàn thiện nó một cách tốt nhất.
Xem thêm: Làm thế nào để cải thiện hiệu quả trong giao tiếp?
Intro dạo đầu hãy thể hiện một chút cảm giác về sự hứng khởi. Bạn hãy chia sẻ rằng bạn cảm thấy vui và hào hứng vì có cơ hội trải nghiệm tại đây. Do vậy, bạn cực kỷ mong đợi đồng hành làm việc cùng một team với những đồng đội tuyệt vời. Tiếp đó, chính là thời điểm thích hợp để bạn dẫn dắt qua câu chuyện thương lương.
Cụ thể, bạn có thể áp dụng ý tưởng suy nghĩ dựa trên các thông tin tư duy như dưới đây:
“Vậy tôi có thể chia sẻ về những phúc lợi được không? Tôi nghĩ chắc chắn rằng những nhân viên hoặc một team nếu có nền tảng kiến thức và kỹ năng tốt hơn, họ sẽ nhận được một phúc lợi tốt hơn về lương”. Điều này là khả dĩ. Bởi lẽ, họ tạo ra nhiều giá trị hơn. Họ giúp khai thác và kết nối doanh nghiệp với nhiều thị trường tiềm năng hơn. Đó là sự công bằng dành cho họ.”
Khi chia sẻ với nhà quản lý về các cơ sở, bạn bắt đầu quan tâm đến mục đích chính. Hãy thảo luận về việc bạn đã nỗ lực thế nào với những thành tích cụ thể. Kèm theo đó là những phân tích chuyên sâu để gia tăng tính thuyết phục.
Đừng than vãn – phàn nàn, điều đó thật tệ!
Sẽ là trò cười nếu bạn chỉ mãi nói về những khó khăn của bản thân! Đó là cách thức sai lầm khi deal lương.
Xem thêm: Mãi phàn nàn – than vãn về công ty, xu hướng chung của người mới?
Thay vì nói ra những mong muốn cụ thể, bạn hãy dùng cách nói thể hiện bạn cần một sự phù hợp và xứng đáng hơn dựa trên các giá trị của mình.
“I would be more comfortable with”. Cách nói này thật tinh tế và mang giọng điệu tích cực. Đừng quá thẳng thắn! Một lời đề nghị sẽ mang lại hiệu quả; tạo ra sức mạnh đủ khiến đối phương suy nghĩ là một phát ngôn khôn ngoan.
“Tôi thích công việc. Tôi yêu những gì mình làm và thật sự đang nỗ lực cống hiến vì điều đó. Vì thế, tôi nghĩ mình sẽ nhận được một mức lương tốt hơn.”
Một bí quyết quan trọng chính là đảm bảo mức độ trung tính (neutral) trong phát ngôn deal lương của bạn. Hãy nhớ rằng bạn là người bày tỏ lời đề nghị. Chứ không phải là người tấn công cuộc trò chuyện với nhà quản lý.
Tôi muốn thể hiện mình thật giá trị!
Khi mong muốn một mức lương tốt hơn đồng nghĩa bạn phải tạo ra nhiều giá trị hơn cho, cống hiến nhiều hơn. Bạn sẽ chấp nhận làm những task khó hơn, đòi hỏi tính chuyên môn cao. Hãy nói về những gì bạn có thể mang lại cho tổ chức. Tất nhiên, nó phải dựa trên cơ sở là phạm vị khả năng và những thành quả cụ thể trước đó của bạn.
Song với đó, bạn phải thật sự quan tâm đến vấn đề nâng cao kỹ năng – trình độ. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo rằng nhà quản lý không có quá nhiều sự do dự khi đưa ra quyết định về mức thu nhập tiếp theo của bạn. Bạn không phải là người duy nhất đưa ra lời đề nghị. Mà rất nhiều nhân viên khác cũng mong muốn thế. Do vậy, bạn phải đầu tư cho bản thân để sẵn sàng cho mọi sự cạnh tranh.
Xem thêm: Bí quyết deal lương giúp bạn “lật bài ngửa” với nhà tuyển dụng
Ngoài ra, khi deal lương, bạn có thể hỏi về những điều bạn cần cải thiện để bản thân hoàn thiện hơn. Bạn hỏi không phải vì mục đích tạo thiện cảm, hay giả trân với nhà quản lý. Đó là cách bạn thật sự muốn tìm ra những điều giúp bạn trở nên giá trị hơn. Nắm vững những chiến lược này, bạn sẽ tự tin hơn trong việc thương lương với nhà quản lý.
Kết nối sự đồng điệu
Đây là cách thức bạn giao tiếp kết hợp với việc điều tiết cảm xúc qua những phát ngôn mô tả.
Cụ thể, bạn sẽ chia sẻ với nhà quản lý bằng chuỗi các phát ngôn có sự kết nối với nhau.
Hãy bắt đầu bằng việc bạn muốn trở thành một team có giá trị trong một tổ chức. Bạn ở đây vì công việc. Và cụ thể, chính là theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp và phát triển nó. Bạn cần một mức offer tốt hơn để tạo ra động lực cho những nỗ lực tiếp theo. Bạn có thể đảm nhận những mục tiêu mà công ty đang lên kế hoạch thực hiện. Tuy đó là một quá trình dài nhưng bạn sẽ cố gắng. Hãy thể hiện rằng bạn cũng mong muốn nhận được sự cố vấn, hỗ trợ từ nhà quản lý.
Bạn chấp nhận việc tăng KPI và cam kết cho những thành tích tiếp theo trong một phạm vị khả năng có thể đảm nhận. Tất nhiên, bạn làm điều này không phải chỉ để được tăng lương. Mà lý do thật sự chính là tạo sự gắn kết với cấp trên – những người lãnh đạo. Và bạn nghĩ, bạn xứng đáng nhận được điều đó dựa trên quá trình phát triển của mình.
Lời kết
Deal lương – một mức lương thương lượng là điều không dễ dàng. Hơn hết. bạn cần tìm hiểu, bản thân mình đã làm tốt hay chưa? Đâu là những giá trị bản thân mình đang sở hữu? Và TopDev mong rằng, bạn sẽ hoàn thiện nó. Hãy cho nhà quản lý thấy rằng sự thể hiện (Performance) của bạn đang tiến bộ và phát triển hơn qua từng ngày. Nếu là người lãnh đạo đủ tốt, họ sẽ nhận ra bạn có xứng đáng nhận được một mức lương tốt hơn hay không? Vấn đề quan trọng vẫn nằm ở bạn. Nỗ lực và chứng minh bản thân mình nhiều hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Recruitment Challenge: “Em có xứng đáng với lương ấy không?”
- Mức lương lập trình viên 2020: Bạn xứng đáng với mức lương bao nhiêu?
- Bí quyết giúp chinh phục mức lương mơ ước cho ngành IT
Xem thêm Top vị trí tuyển dụng cho it hấp dẫn trên TopDev
- M Mức lương Lập trình viên tại Việt Nam năm 2022
- H Hỏi đáp về việc tăng lương tối thiểu vùng
- C Công việc C&B là làm gì? Lương nhân viên C&B cao hay thấp?
- T Tìm hiểu hệ thống lương 3P
- C Công Việc & Mức Lương Chuyên Viên Phân Tích Nghiệp Vụ
- [ [Update] TOP Những Công Ty Trả Lương Cao Nhất Việt Nam 2024
- 3 3D Artist Là Gì? Các Mức Lương Hấp Dẫn Trong Nghề 3D Artist
- L Lương Thiết Kế Đồ Họa & Nhu Cầu Nhân Lực Của Ngành Hiện Nay
- M Mức Lương Của Business Analyst Hiện Nay Bao Nhiêu?
- N Nhân Viên QC Là Gì? Mức Lương Của Nhân Viên QC Bao Nhiêu?