5 bước cơ bản hình thành nên một chương trình đào tạo hiệu quả trong doanh nghiệp

Bài viết được sự cho phép của tác giả Ánh Nguyệt

Chào buổi sáng thứ bẩy đẹp trời tại Thái Bình

Mình đang ngồi trong một lớp học về kỹ năng tuyển dụng cho các bạn phòng nhân sự của một nhà máy may, đứng lớp là hai tiền bối đầy mình kinh nghiệm và ngập tràn nhiệt huyết. Chắc chắn lớp học  ngày hôm nay sẽ rất vui và hiệu quả.

Đang ngồi giữa những âm thanh thảo luận nhóm sôi nổi, mình nghe 1 cuộc điện thoại từ một hậu bối hỏi về quy trình xây dựng chương trình đào tạo đội ngũ kế cận của doanh nghiệp

  Top 10 Trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin tốt nhất
  Đào tạo (Training) - Đâu là thời điểm bạn cần trải nghiệm?

Xem thêm các việc làm DevOps hấp dẫn trên TopDev

Mình viết lại đây, chia sẻ lại cho mọi người:

Để có được một chương trình đào tạo phù hợp, dù là ở bất cứ vị trí nào, bạn cũng nên làm các bước sau:

Bước 1: Xác định tiêu chuẩn/Yêu cầu về KSAO của vị trí (Knowledge, Skills, Attitude, Others) nói nôm na là tìm thước đo

Nếu chuẩn chỉnh thì bạn lấy từ frame khung năng lực của công ty, trong khung năng lực đó sẽ có khung năng lực của từng vị trí. Đó chính là tiêu chuẩn

Còn nếu công ty chưa làm từ điển năng lực, chưa có khung năng lực thì cách làm rất đơn giản là bạn đi hỏi chính những người đã ở vị trí đó, những người là sếp/là nhân viên của vị trí đó để hỏi xem để làm được vị trí đó thì cần những KSAO cụ thể nào

Sau khi hỏi xong, bạn sẽ ra một list các danh sách KSAO của vị trí theo quan điểm và kinh nghiệm của những người liên quan, bạn chuẩn hóa lại, và có thể hỏi tham vấn/so sánh với các vị trí tương tự ở các công ty cùng ngành hoặc các vị trí cùng level trên thị trường => bạn ra được 1 bản KSAO tạm gọi là ok cho vị trí đó (có thể gửi confirm lại với những người bạn đã phỏng vấn)

Cùng đưa ra tất cả các vị trí để xác định các KSAO chung của đội ngũ quản lý, những KSAO đặc thù của từng vị trí sẽ được liệt kê riêng

Bước 2: Tìm khoảng trống của người kế cận so với  vị trí, bao gồm KSAO chung và KSAO đặc thù

Cách thức tiến hành: Phỏng vấn 360 dựa trên các KSAO – có thể dùng bảng trên google form

Sau khi có kết quả, bạn sẽ thấy các khoảng trống về KSAO của ứng viên cho vị trí so với tiêu chuẩn

Đó chính là căn cứ lên kế hoạch/chương trình đào tạo

Bước 3: Lên kế hoạch/Chương trình đào tạo

Bước này rất thú vị

Cách làm nhanh là lấy KSAO chung, tìm khoảng trống chung của các ứng viên tiềm năng và lên chương trình đào tạo chung.

Còn nếu làm HR đến level cao nhất hiện nay là quan tâm đến từng cá nhân thì mình sẽ ra được kế hoạch riêng cho từng cá nhân có sự thống nhất với cá nhân đó và sếp của cá nhân đó (hiện tại gọi là IDP – Individual Development Plan).

Trong chương trình đào tạo này cũng có nhiều thứ rất thú vị

Có những môn sẽ học chung vì theo KSAO chung, và có những môn phải học riêng theo KSAO đặc thù

Cách thức học có thể là đào tạo inhouse, bên ngoài, tự học, on-job-training …

Người dạy học cũng không kém phần quan trọng, giảng viên nội bộ, giảng viên bên ngoài, học qua các dự án cần phối hợp …

Và cần có lộ trình học tập trong thời gian nhất định

Khi bạn thảo luận và thống nhất được IDP với từng cá nhân, bạn sẽ rất rõ mục tiêu của cá nhân đó, và sẽ hiểu rõ hơn những lý do của từng cá nhân khi họ học. Với các cá nhân, họ cũng hiểu rõ hơn bản thân mình, và chủ động hơn trong quá trình học tập.

Bước 4: Triển khai đào tạo

Trong chương trình đào tạo tại doanh nghiệp, để hiệu quả tốt, theo kinh nghiệm triển khai mình thấy, nên có các bài kiểm tra, check, các kế hoạch hành động, các bá cáo review, các báo cáo kết quả … rất quan trọng. Vì thói quen học tập của người Việt là cứ có kiểm tra mới học hành nghiêm túc.

Và nên có một cuộc thi đua trong quá trình học tập, nên có những bảo vệ tốt nghiệp, nên có những khen thưởng kịp thời …

Những thứ nhỏ xinh làm cho lớp học hấp dẫn hơn thì việc để tâm vào các triển khai và hiểu sở thích cũng như khơi gợi được học viên dám thể hiện bản thân và chủ động khai thác thông tin từ giảng viên, chủ động đưa ra vấn đề của bản thân để cả lớp cùng giải đáp rất quan trọng – hãy là những người triển khai đào tạo có tâm 

Bước 5: follow up và đánh giá hiệu quả đào tạo

Có thể định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm sau chương trình đào tạo bạn lại thực hiện khảo sát 360 để xem khoảng trống khi trước có được rút ngắn không

Bạn cũng có thể tham khảo các thành tích, so sánh chức danh, …

Các đối tượng khác cũng theo trình tự như vậy, để hiệu quả đào tạo phát huy hết tác dụng thì việc kiểm tra thường xuyên và followup rất quan trọng

Những công cụ chi tiết để thực hiện các bạn có thể tự tìm hiểu thêm, hoặc chúng ta cùng giao lưu để chia sẻ ^^

Bài viết gốc được đăng tải tại anhnguyet.wordpress.com


Tuyển Dụng Nhân Tài IT Cùng TopDev
Đăng ký nhận ưu đãi & tư vấn về các giải pháp Tuyển dụng IT & Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng ngay!
Hotline: 028.6273.3496 – Email: [email protected]
Dịch vụ: https://topdev.vn/page/products

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm các việc làm lĩnh vực IT hấp dẫn trên TopDev