Xu hướng phát triển của IoT hiện nay
IoT là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trên các diễn đàn công nghệ trong các năm trở lại đây, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Khi sự tương tác giữa con người và con người ngày càng hạn chế thì IoT mang đến cho chúng ta 1 giải pháp tuyệt vời để giao tiếp với các đồ vật, thiết bị và tận hưởng sự phục vụ mà chúng mang lại cho cuộc sống hiện đại.
Hãy thử tưởng tượng đến cuộc sống mà: Ô tô có thể tự lái, bóng đèn tự bật tắt, cây cối được tự tưới nước, … và quan trọng hơn là chúng ta có thể theo dõi (là theo dõi chứ không phải điều khiển nhé) tất cả thiết bị đó qua 1 màn hình điện thoại; IoT là xu hướng tất yếu cho quá trình đổi mới, cái gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Trong bài viết này, mình cùng các bạn sẽ đi tìm hiểu về Xu hướng phát triển của IoT hiện nay cũng như cơ hội dành cho lập trình viên trong lĩnh vực này nhé.
IoT mang lại lợi ích gì cho người sử dụng?
“Mọi đồ vật sẽ trở nên thông minh hơn” – đấy là lợi ích mà IoT mang lại. Chúng ta đã quá quen với smartphone, smart tivi, hay gần hơn là smarthome, smartkey, …, thì giờ với IoT chúng ta có mọi thứ xung quanh đều thông minh: đèn thông tin – biết lúc nào cần bật khi có người và tắt để tiết kiệm điện, máy giặt thông minh – tự điều chỉnh lượng nước phù hợp với số lượng quần áo, hay ngay đến rèm cửa cũng thông minh – chủ động đóng mở theo ánh sáng mặt trời.
Nguồn ảnh: circleid.com
IoT hiện nay
IoT (Internet of Things) là một bức tranh khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp khả năng truyền tải và trao đổi thông tin qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người hay máy tính. Việc kết nối có thể được thực hiện qua Wifi, 4G hay 5G, Bluetooth, …
Khái niệm IoT được ra đời từ năm 1999, tuy nhiên phải trải qua gần 20 năm, nhờ sự phát triển đầy đủ về phần cứng, các phương thức kết nối thì nó mới phát huy được hết tiềm năng, những ứng dụng của nó vào các hoạt động thực tiễn và kinh doanh.
Theo Gartner, đến năm 2020 thế giới có khoảng 20 tỷ thiết bị đã sử dụng IoT và con số này dự kiến sẽ lên tới 41,6 tỷ thiết bị IoT được kết nối. Rõ ràng thị trường IoT thực sự rất lớn và tiềm năng:
Nguồn: cioandleader.com
IoT và cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Trong đó, con người có thể giao tiếp và giám sát thiết bị thay vì phải trực tiếp vận hành chúng. Chính vì thế IoT đóng vai trò quan trọng trong nền CN 4.0, nhiệm vụ của nó chính là kết nối mọi thứ với nhau, thu thập mọi dữ liệu từ các cảm biến để con người có thể giám sát được chúng.
Chúng ta có thể hình dung trong nền công nghiệp 4.0; AI và Big Data là bộ xử lý dữ liệu, nhận về 1 lượng lớn dữ liệu , xử lý và đưa ra kết luận đúng đắn; Robotic thay thế sức lao động của con người bằng khả năng vận hành không mệt mỏi của máy móc; thì IoT chính là mạng lưới kết nối 2 thứ trên, chúng giúp thu thập dữ liệu và đưa các phản ứng.
Nguồn: westerndigital.com
IoT bị tác động thế nào bởi đại dịch Covid-19
Với sự tác động của đại dịch Covid-19, các yêu cầu về khoảng cách xã hội đã thúc đẩy công việc từ xa, nhu cầu về các tài nguyên máy tính phân tán nằm gần thiết bị và người dùng, cách xa các vị trí tập trung như văn phòng. Khi các nhân viên đều làm việc ở nhà , mọi thứ đều cần sự tự động hóa và được theo dõi từ xa một cách cần thiết hơn – và IoT ở đây để giúp chúng ta làm những việc đó.
Nhìn một cách tích cực thì đại dịch Covid-19 giúp IoT ngày càng có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực: học tập thi cử từ xa – cần các thiết bị theo dõi, giám sát; khám chữa bệnh từ xa – cần những nguồn lực y tế kỹ thuật số.
Nguồn: health.gov.vn
Cơ hội tuyệt vời dành cho các lập trình viên
Hiện nay các doanh nghiệp, công ty trong mọi lĩnh vực đều đang cố gắng đưa IoT vào sử dụng trong kinh doanh của mình một cách hiệu quả; vì thế số lượng dự án, việc làm về các mảng công nghệ liên quan đến IoT đang tăng lên rất nhanh, kèm theo đó mức lương khởi điểm cũng là cao hơn so với các lĩnh vực công nghệ khác.
Lập trình viên IoT tại các tổ chức đóng vai trò nghiên cứu, phát triển nền tảng, thiết bị thông minh, đưa ra các giải pháp mới; cùng với đó là việc thiết kế lắp đặt vận hành, bảo trì giám sát các sản phẩm IoT. Sự đa dạng thiết bị IoT từ phần cứng đến phần mềm cũng tạo ra cho lập trình viên sự đa dạng trong công việc và kèm theo đó là những thử thách mới trong từng dự án mà bạn tham gia.
Để theo đuổi lập trình IoT, các bạn lập trình viên với đam mê của bản thân hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, nắm bắt được xu hướng phát triển của IoT hiện nay để bước vào ngành. Điều thú vị nhất của lập trình IoT là các bạn sẽ được làm việc với các thiết bị phần cứng rất đa dạng và thú vị, hơn hết là khả năng ứng dụng ngay vào được trong đời sống hàng ngày. Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Xem thêm:
- Web3 tất cả những điều cần biết
- Năm 2022: Những công nghệ lõi tạo nên xu hướng mới trong tương lai
- Những cuốn sách mà Developer nên đọc – Phần 1
Tìm kiếm việc làm IT mới nhất tại TopDev!
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?
- C Cách tích hợp ChatGPT vào Google Search siêu dễ
- V VoiceGPT là gì? Giới thiệu tính năng và cách cài đặt sử dụng Voice GPT
- G GPT-4o Mini – Thông minh hơn và tiết kiệm hơn?
- C ChatGPT-4o là gì? Điểm mới của ChatGPT-4o vs ChatGPT-4
- C Chat GPT 4.0 là gì? Có gì vượt trội so với Chat GPT phiên bản cũ?
- C Cách tự học code web, tìm kiếm công việc dễ dàng và hạnh phúc mỗi ngày
- G Giới thiệu 15 website học và luyện hack hợp pháp