Xây dựng API với NodeJS không sử dụng Framework và thư viện bên ngoài (Libraries)
Biên dịch: Trần Thanh Dân
NodeJS thường được sử dụng với Express framework. Ngoài ra NodeJS còn được sử dụng một loạt các thư viện bên ngoài khác.
Lý do frameworks và libraries được sử dụng cùng với NodeJS là làm cho việc phát triển dễ dàng hơn và nhanh hơn nhiều.
Trong khi làm việc trên bất kỳ dự án thực tế nào, tốt nhất là sử dụng Frameworks và libraries khi cần thiết để cho phép phát triển nhanh hơn.
Điều đó nói rằng, trong bài này tôi sẽ chỉ cho bạn cách xây dựng Simple API với NodeJS mà không cần sử dụng frameworks hoặc bất kỳ libraries nào khác. Bài viết này sẽ chỉ sử dụng những chức năng được cung cấp bởi NodeJS.
Lý do cho điều này là để cho thấy NodeJS có thể được sử dụng như thế nào nếu không có frameworks và libraries. Ngoài ra điều này sẽ giúp hiểu tốt hơn cách hoạt động của NodeJS
Tuyển dụng NodeJS lương cao hấp dẫn cho bạn
Chuẩn bị:
Cài đặt NodeJS tại https://nodejs.org
Mã của bài viết này được lưu trữ tại github repo.
Tạo một thư mục có tên là simple-rest-apis-nodejs-without-frameworks. Đây sẽ là thư mục project NodeJS của chúng ta.
Vào thư mục simple-rest-apis-nodejs-without-frameworks và sử dụng npm init
để làm cho thư mục này trở thành project NodeJS. Các lệnh để thực hiện điều này là
cd simple-rest-apis-nodejs-without-frameworks npm init
package.json
Sau khi chạy npm init, tệp package.json
được tạo trong thư mục simple-rest-apis-nodejs-without-frameworks.
package.json
chứa thông tin về project như tên project, phiên bản, mô tả, v.v. Ngoài ra package.json là nơi chúng ta sẽ thêm các dependencies của node. Trong bài viết này, chúng ta sẽ không có bất kỳ dependencies nào vì chúng ta chỉ sử dụng các chức năng được cung cấp bởi chính NodeJS.
server.js
tạo một tệp có tên là server.js
bên trong thư mục dự án. Sau đó, sao chép mã sau đây vào server.js
const hostname = '127.0.0.1'; const port = 3000; const server = require('./controller.js'); server.listen(port, hostname, () => { console.log(`Server running at http://${hostname}:${port}/`); });
Mã này thực sự dựa vào một tệp được gọi là controller.js
mà chúng ta sẽ sớm bổ sung. Mã này cho biết máy chủ cần listen trên cổng 3000 và localhost.
Việc tạo máy chủ được thực hiện trong controller.js
controller.js
Đây là tập tin mà chúng ta sẽ tạo máy chủ và xác định các rest endpoints. Tạo một tập tin là controller.js
Hãy tạo một GET endpoint đầu tiên trong controller.js
const http = require('http'); const url = require('url'); module.exports = http.createServer((req, res) => { var service = require('./service.js'); const reqUrl = url.parse(req.url, true); // GET Endpoint if (reqUrl.pathname == '/sample' && req.method === 'GET') { console.log('Request Type:' + req.method + ' Endpoint: ' + reqUrl.pathname); service.sampleRequest(req, res); } });
Module http và url được khai báo đầu tiên. Các mô-đun này được cung cấp bởi chính NodeJS.
http
module cho phép tạo các ứng dụng web. Nó hỗ trợ hoạt động của client và server.
module url
giúp parse url
http.createServer ((req, res) => {chỉ ra rằng máy chủ http cần được tạo với yêu cầu (request) là req và kết quả trả về (response) như res
module.exports được sử dụng để xuất tệp này dưới dạng module. Đây là lý do tại sao chúng ta có thể import controller.js trong server.js bằng cách sử dụng const server = require (‘./ controller.js’);
Có thể thấy rằng tệp này require service.js mà chúng ta sẽ tạo sau.
const reqUrl = url.parse (req.url, true); nhận được url yêu cầu và phân tích cú pháp nó để chúng tôi có thể chạy một số hàm url trên đó.
chúng ta sẽ tạo một routes GET với url là /sample
Để thực hiện định tuyến url (In order to do url routing), chúng ta sẽ sử dụng if else conditions
Dòng if (reqUrl.pathname == ‘/sample’ && req.method === ‘GET’) {kiểm tra nếu url request là /sample và cũng kiểm tra xem phải là phương thức GET hay không
service.sampleRequest (req, res); là hàm được định nghĩa trong service.js
service.js
Tạo file service.js
.
Sao chép mã sau vào service.js
.
const url = require('url'); exports.sampleRequest = function (req, res) { const reqUrl = url.parse(req.url, true); var name = 'World'; if (reqUrl.query.name) { name = reqUrl.query.name } var response = { "text": "Hello " + name }; res.statusCode = 200; res.setHeader('Content-Type', 'application/json'); res.end(JSON.stringify(response)); };
Mã này kiểm tra xem request URL có tham số truy vấn là name hay không, nếu có thì lưu trữ nó trong biến name. Nếu không có tham số truy vấn thì biến name mặc định có giá trị là World.
Trạng thái trả về được đặt là 200, Dữ liệu trả về là JSON và cuối cùng dữ liệu được trả về bằng cách sử dụng res.end (JSON.stringify (response));
Vì biến response
là một đối tượng JSON, nên đã sử dụng JSON.stringify để chuyển đổi nó thành chuỗi trước khi trả về dữ liệu
Bây giờ chúng ta có thể chạy ứng dụng bằng lệnh
node server.js
mở trình duyệt lên và truy cập url http://localhost:3000/sample?name=aditya, nếu kết quả trả về
hoặc truy cập url http://localhost:3000/sample và kết quả
Đến đây thì bạn đã biết cách tạo API trong NodeJS mà không cần sử dụng bất kỳ Framework hoặc Libraries bên ngoài nào khác.
Xem thêm các việc làm IT tại Topdev.vn
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?