Tìm hiểu validate form với HTML5
Bài này nằm trong loạt bài chuẩn kiến thức để đi thi web mobile specialist của Google. Một số cách validate bằng HTML, sử dụng API kết hợp với javascript để custom lại theo ý muốn
Chúng ta cùng điểm qua các attribute mà HTML5 cung cấp để validate
type
Ngoài giá trị text
, chúng ta sẽ có thêm
email
: chỉ cho phép nhập địa chỉ emailnumber
: chỉ cho phép nhập sốurl
: chỉ cho phép nhập dạng đường dẫn urltel
: không nên xài, vì mỗi nước của một kiểu format số điện thoại riêng
<form>
<input name="your_email" type="email" />
<input name="your_money" type="number" />
<input name="your_website" type="url" />
<button>Gửi</button>
</form>
required
Một attribute đơn giản nhất, truyền vào một giá trị boolean
, bắt buộc user phải nhập giá trị nếu đang set true
<form>
<label for="choose">Cafe hay Trà Đá?</label>
<input id="choose" name="i_like" required>
<button>Gửi</button>
</form>
Dùng CSS selector :valid
, :invalid
để format cho element
input:invalid {
border: 2px solid red;
}
input:valid {
border: 2px solid black;
}
minlength, maxlength, min, max
Với <input type="number"/>
chúng ta dùng min
và max
để đặt ràng buộc khoảng giá trị, các <input/>
, <textarea/>
còn lại dùng minlength
và maxlength
<form>
<div>
<label for="choose">từ 3 đến 6 ký tự</label>
<input id="choose" name="i_like" required minlength="3" maxlength="6">
</div>
<div>
<label for="number">Từ 1 đến 10</label>
<input type="number" id="number" name="amount" value="1" min="1" max="10">
</div>
<div>
<button>Gửi</button>
</div>
</form>
CSS selector cho giá trị của element :in-range
, :out-of-range
input:out-of-range {
border: 2px solid red;
}
input:in-range {
border: 2px solid black;
}
pattern
Truyền vào một regular expression, chỉ có trên <input/>
, không sử dụng được với <textarea/>
<form>
<label for="choose">Bạn chỉ có thể nhập "cherry" hoặc "banana"</label>
<input id="choose" name="i_like" required pattern="banana|cherry">
<button>Gửi</button>
</form>
Ví dụ một số regular expression hay xài
Số điện thoại Việt Nam
<input
type="text"
pattern="(\+84|0)\d{9,10}"
/>
Chỉ gồm số và chữ
<input
type="text"
pattern="[a-zA-Z0-9]+"
>
Giá trị Hex Color như #3b5998
hoặc #000
.
<input
type="text"
pattern="^#+([a-fA-F0-9]{6}|[a-fA-F0-9]{3})$"
>
Gợi ý
Sử dụng title
để hiển thị một tooltip cho user biết chúng ta muốn user nhập vào giá trị gì
<input
type="text"
name="phone"
pattern="(\+84|0)\d{9,10}"
title="Nhập số điện thoại từ 10 đến 11 số"
/>
Customize câu hiển thị lỗi
Khi element invalid, nó sẽ hiện một câu thông báo kèm theo trên element, cái này phụ thuộc vào từng trình duyệt, không thể chỉnh lại bằng CSS, trình duyệt đang set ngôn ngữ gì thì nó hiển thị câu lỗi bằng ngôn ngữ đó, không đi theo ngôn ngữ khai báo của trang web.
Để thay đổi nội dung của câu thông báo, chúng ta buộc phải dùng javascript
Khá nhiều trình duyệt hiện tại cung cấp API để làm việc với validation, để đối phó với các trình duyệt cũ thì tất nhiên chúng ta dùng đến polyfill như Hyperform
Chúng ta cùng làm thử một custom error.
Đầu tiên là html
<form novalidate>
<p>
<label for="mail">
<span>Vui lòng nhập địa chỉ email:</span>
<input type="email" id="mail" name="mail">
<span class="error" aria-live="polite"></span>
</label>
</p>
<button>Gửi</button>
</form>
Chúng ta khai báo novalidate
để tắt validate của trình duyệt.
Javascript sử dụng API của trình duyệt để tương tác với validate của HTML5
var form = document.getElementsByTagName('form')[0];
var email = document.getElementById('mail');
var error = document.querySelector('.error');
email.addEventListener("input", function (event) {
// kiểm tra khi user bắt đầu nhập
if (email.validity.valid) {
// nếu valid, remove
error.innerHTML = "";
error.className = "error";
}
}, false);
form.addEventListener("submit", function (event) {
// kiểm tra khi user click submit.
if (!email.validity.valid) {
error.innerHTML = "Baby à, cho anh địa chỉ email chứ";
error.className = "error active";
// chặn việc submit form
event.preventDefault();
}
}, false);
Demo
TopDev via Vuilaptrinh
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?