UAT và SIT
Bài viết được sự cho phép của To Thi Van Anh
Đầu năm chính là thời điểm mà thị trường nhân lực, tuyển dụng hoạt động vô cùng sôi nổi, có thể nói là sôi nổi nhất trong năm, vì chúng ta mới nghỉ Tết xong lại còn có một cục thưởng Tết nữa mà! Nhưng điều đó thì liên quan gì đến việc kia nhỉ?! Tưởng ko liên quan nhưng mà lại khá là liên quan đó, hehe.
Khi mà bạn vừa nhận được cục kia, gọi là thưởng cho thành tích mà bạn đã đạt được trong năm vừa qua, có người thì hài lòng với con số mà có nhiều số 0 đằng sau 1 con số ‘vừa đủ’ nào đó, có người thì không hài lòng, cảm thấy “bất công”, chẳng xứng với công sức mình đã đóng góp, cống hiến.
Với những người cảm thấy hài lòng hoặc tạm hài lòng với con số đó thì họ lại muốn được nhiều hơn trong năm tới, người chưa hài lòng muốn tìm một nơi có con số kia khiến người ta có thể chấp nhận được hơn, cũng có những người không quan trọng các con số đó quá thì họ lại muốn tìm một môi trường làm việc thách thức hơn, hay nhàn nhã hơn, hoặc thoải mái hơn, phù hợp hơn về nhiều mặt, rồi hay vì những ức chế với mấy vị sếp, phải cố lấy thưởng xong rồi đi… và còn muôn vàn lý do khác nữa cho những người nhảy việc.
Và ở công ty hiện tại bên mình thời gian gần đây cũng không thể nào tránh khỏi cái thời điểm nhạy cảm này, khi mà đùng một cái bao nhiêu người báo nghỉ, liên hoan chia tay cứ rần rần như cái việc liên hoan gặp mặt cuối năm ấy! Hòa chung không khí nhộn nhịp ấy mình cũng lướt qua thị trường tuyển dụng xem tình hình ra sao. Mình quan tâm nhiều hơn đến các vị trí kiểm thử, và tìm hiểu luôn bên thị trường Thái (cơ bản cũng không khác VN nhưng mà mình muốn kiếm cơ hội đi Thái luôn ấy mà! ) hehe
Các tiêu chí về mặt chuyên môn, thì cũng đều yêu cầu người ứng tuyển có kinh nghiệm (mới tốt nghiệp hoặc là ít kinh nghiệm cũng có nhé), nắm chắc các kiến thức cơ bản về kiểm thử, tạo mới, và thực thi test case cho hệ thống, có kiến thức về cơ sở dữ liệu, kiến thức về lập trình ngoài ra cũng rất đánh giá cao các ứng viên năng động và thái độ tích cực trong công việc.
Liên quan đến chủ đề chính của bài viết này, trong nhiều các yêu cầu của các công ty mình đã xem qua thì đều dành luôn một dòng yêu cầu các ứng viên phải có đó chính là kiến thức về UAT và SIT. Thấy cũng hay hay nên mình tổng hợp lại kiến thức về hai cái này để chúng ta cùng ôn lạị nhé!
Bạn nào mà ôn ISTQB rồi thì chắc là nắm được cái này rồi, có thể đọc tiếp để xem mình có nhầm chỗ nào không rồi góp ý cho mình với nha!
UAT là gì?
UAT: là viết tắt của User Acceptance Test
UAT và SIT là hai mực độ kiểm thử phần mềm khác nhau.
UAT được thực hiện ở giai đoạn cuối cùng trong chu trình kiểm thử trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, đưa đến tay người dùng. Việc này để đảm bảo là các chức năng của sản phẩm phần mềm xây dựng đáp ứng được các yêu cầu và nghiệp vụ mà hai bên (là bên cung cấp phần mềm và khách hàng) đã thống nhất với nhau trước đó.
Các loại UAT
UAT có hai loại chính là Alpha testing và Beta testing
- Alpha testing: được thực hiện trong môi trường của developer, và thường do một team độc lập với team design nhưng vẫn trong cùng công ty nhé! Có thể là một nhóm các test engineer, hoặc các SQA.
- Beta testing: hay còn được biết đến với tên gọi khác là field testing, được thực hiện 1 hoặc nhiều lần trên môi trường với các điều kiện thực tế mà nó sẽ được sử dụng chính thức và do chính các khách hàng là người sử dụng phần mềm. Beta test chỉ được thực hiện sau khi Alpha test đã hoàn thành. Ta vẫn thường nghe đến các bản beta của các loại game đó!
SIT là gì?
SIT: là viết tắt của System Integration Test
SIT được thực hiện để xác nhận rằng các chức năng đã được test độc lập khi kết hợp với nhau có thể hoạt động và đáp ứng yêu cầu chức năng. Các chức năng có thể hoạt động tốt khi chúng được test độc lập, nhưng khi tích hợp với các chức năng khác thì có thể xảy ra một số vấn đề khiến nó không hoạt động đúng yêu cầu. SIT được thực hiện để kiểm tra tính đúng đắn và sự toàn vẹn dữ liệu giữa các chức năng phụ thuộc nhau.
So sánh nho nhỏ giữa UAT vs. SIT
SIT | UAT | |
Khái niệm | Kiểm thử giao tiếp giữa các module khi tích hợp với nhau | Kiểm thử để đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người dung |
Mục đích | Mục đích là kiểm tra việc giao tiếp các module hệ thống với nhau | Kiểm tra dưới góc nhìn của người dung thực tế |
Người thực hiện | Được thực hiện bởi dev và test | Được thực hiện bởi khách hàng, người dùng cuối |
Cách thức thực hiện | Thực hiện theo quy trình, luồng xử lý dữ liệu và nghiệp vụ | Thực hiện ngẫu nhiên, có thể không theo một quy trình cụ thể bắt buộc nào. |
Chi tiết về từng loại như sự cần thiết, lợi ích, áp dụng và triển khai trong dự án thực tế như thế nào các bạn có thể tìm hiểu thêm trên nhiều trang chia sẻ về testing nhé. Ở đây mình chỉ điểm một vài ý chính để chúng ta có thể hiểu và nhớ được khi mà nhắc đến mấy khái niệm này thôi. Hehe.
Chúc các bạn một tuần mới vui vẻ!
Bài viết gốc được đăng tải tại vananhtooo.wordpress.com
Có thể bạn quan tâm:
- Gatsby.js: Cách thiết lập và sử dụng React Static Site Generator
- Những lập trình viên phiên bản X-men: Những code project “dị” nhất trên GitHub
- Kiểu Enum trong C/C++ (Code ví dụ Enumeration trong C/C++)
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?