typeof của React element để làm gì?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lưu Bình An
Chúng ta viết một react component và bạn nghĩ mình viết JSX
<marquee bgcolor="#000">Chào buổi sáng</marquee>
Nhưng thật ra chúng ta đang gọi hàm này
React.createElement(
/* type */ 'marquee',
/* props */ { bgcolor: '#000' },
/* children */ 'Chào buổi sáng'
)
Và function trên sẽ trả về cho chúng ta một object
, người đời gọi object
này là React element. Nó báo với React tiếp theo cần phải làm gì
Xem thêm nhiều việc làm ReactJS lương cao trên TopDev
{
type: 'marquee',
props: {
bgcolor: '#000',
children: 'Chào buổi sáng',
},
key: null,
ref: null,
$$typeof: Symbol.for('react.element'), // ai đây ta?
}
$$typeof
là cái gì vậy? và tại sao nó có value là Symbol
?
Nếu chỉ cần sử dụng React thì việc biết hay không biết đến nó cũng không ảnh hưởng gì thế giới, chỉ dành cho các bạn thích tò mò.
Việc chèn thêm một HTML bằng code js như thế này đã từng rất phổ biến
const messageEl = document.getElementById('message');
messageEl.innerHTML = '<p>' + message.text + '</p>';
Mọi thứ thật tuyệt vời cho đến khi ai đó cố tình nhét giá trị <img src onerror="stealYourPassword()">
cho message.text
. Một kiểu hack nhẹ cũng rất phổ biến
Để tránh kiểu tấn công này, chúng ta dùng document.createTextNode()
hoặc textContent
, hoặc trục xuất hết các ký tự <
và >
để nó không thể nào chạy được.
Tất nhiên không phải ai cũng biết và nhớ hết các thủ tục xử lý này khi nhận giá trị input từ user. Đó là lý do tại sao, các thư viện như React, việc trục xuất này được thực hiện mặc định
<div>
{message.text}
</div>
Trong trường hợp chúng ta biết mình đang làm gì, muốn render thẻ HTML
dangerouslySetInnerHTML={{ __html: message.text }}
Vậy dùng React thì an toàn tuyệt đối? Không
Phải nói có nhiều lắm cách tấn công dùng HTML và DOM. Việc chặn hết là quá khó và quá tốn thời gian.
Ví dụ nếu render <a href={user.website}>
, và trang web dẫn đến có thể chỉ là javascript: stealYourPassword()
, hay spreading kiểu này <div {...userData}>
cũng nguy hiểm phết.
Vì với cách viết này
// escape tự động
<div>
{message.text}
</div>
…đã đủ an toàn lắm rồi đúng không? Không phải lúc nào cũng đúng. Đó là lý do tại sao có $$typeof
Một React element là một object
như thế này
{
type: 'marquee',
props: {
bgcolor: '#ffa7c4',
children: 'hi',
},
key: null,
ref: null,
$$typeof: Symbol.for('react.element'),
}
Tất nhiên chúng ta sẽ tạo ra object này bằng việc gọi React.createElement()
. Nếu chúng ta sẽ lưu trữ object
như một JSON ở phía server
// server cho phép user lưu ở dạng JSON
let expectedTextButGotJSON = {
type: 'div',
props: {
dangerouslySetInnerHTML: {
__html: '/* put your exploit here */'
},
},
// ...
};
let message = { text: expectedTextButGotJSON };
// Với React 0.13 đây là tử nguyệt
<p>
{message.text}
</p>
React 0.13 đây là điểm bị lợi dụng để tấn công XSS. (Đáng lẽ ra ở phía Server không nên để cho user lưu dạng JSON như thế)
Phiên bản 0.14 React hỗ trợ xử lý con bug này bằng cách thêm đánh dấu đây chính hiệu là react element bằng Symbol
{
type: 'marquee',
props: {
bgcolor: '#ffa7c4',
children: 'hi',
},
key: null,
ref: null,
$$typeof: Symbol.for('react.element'),
}
Bởi gì user hổng thể nào đặt một Symbol
vào trong file JSON. Thậm chí mấy ông làm backend ẩu tả cho phép return JSON thay vì text cũng không vấn đề (Đoạn này chắc lão Dan đang cáo mấy chú Backend)
Điều tuyệt vời nữa là Symbol.for()
thì scope ở mức global giữa các môi trường như iframe, worker. Nghĩa là việc ném các component qua lại giữa các môi trường cũng không bị ảnh hưởng.
Tuyển dụng lập trình React lương cao
Vậy nếu trình duyệt không hỗ trợ Symbol thì sao?
Đó là chuyện của user, ai bảo xài trình duyệt cũ thì không được bảo hộ đầy đủ chứ biết sao. React sẽ vẫn thêm vào property $$typeof
, nhưng với giá trị 0xeac7
, tại sao là 0xeac7
? Tại tụi tui (React team) thấy nhìn nó giống chữ “React”
Bài viết gốc được đăng tải tại vuilaptrinh.com
Có thể bạn quan tâm:
- Tạo dự án app-template-lit-element-typescript với snowpack
- Kiểm tra element có nằm trong viewport không bằng javascrip
- Typescript là gì? Ưu và nhược điểm của Typescript
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?