Làm thế nào để trở thành một lập trình viên điềm tĩnh hơn?
Bài viết được sự cho phép bởi tác giả Vũ Thành Nam
Tại sao lại là điềm tĩnh trong công việc thì chắc lập trình viên sẽ hiểu cảm giác khi mỗi ngày gặp lỗi nọ lỗi kia, những yêu cầu cuộc họp không mong muốn hay những ngày deadline dí sát mông. Khi này bạn thường mất bình tĩnh và khó khăn khi cân bằng lại được.
Mình đã rơi vào tình trạng này vào một thời gian dài và tự thấy mình dần trở nên nóng tính và không làm chủ được bản thân hơn.
Vẫn biết điều đó không ổn chút nào nên mình đã và đang dần tập cải thiện, dù chưa hoàn toàn nhưng mình thấy nó khá hiệu quả nên mình chia sẻ với mọi người 5 điều mà có thể cải thiện được vấn đề này.
1. Chấp nhận sự thật
Có một số nghịch lý rằng bạn càng tỏ ra bảo thủ, bạn càng cãi cố thì vấn đề chẳng được giải quyết. Nếu bạn gặp lỗi, hãy chấp nhận đó là lỗi, do ai tại ai tính sau, nhưng lỗi đó thì đang rành rành ra đó, hãy chấp nhận và đối đầu với nó để tìm cách giải quyết sao hợp lý và sớm nhất. Đôi co nhiều chỉ làm bạn mất thêm thời gian mà thôi.
Nếu bạn đang yếu kém một mảng nào đó, không giỏi không đáp ứng được công việc thì cũng hãy chấp nhận nó, đừng giấu dốt làm chi, tập trung tìm ra điểm cần bổ sung cải thiện mà trau dồi thêm kiến thức, cũng đừng cãi cố và tỏ ra mình biết hết tất cả, mình luôn đúng, mình là người hoàn hảo, không đâu! điều bạn nhận lại được chỉ là tự huyễn hoặc bản thân mà thôi, kết quả làm việc của bạn đã minh chứng hết cả rồi.
2. Học liên tục là chìa khóa của bạn
Điều mà mình nhắc đi nhắc lại trong các bài viết của mình đó là liên tục học hỏi, liên tục trau dồi kiến thức. Đối với công nghệ nói chung và đối với kiến thức của lập trình viên nói riêng thì nó cần phải được trau dồi hằng ngày và bạn phải cập nhật nó một cách liên tục nếu không một ngày không xa bạn sẽ thụt lùi và tự khắc sẽ bị đào thải mà thôi.
Việc học không nhất thiết là phải ngồi vào bàn, học những thứ lý thuyết khô khan như ở trên trường, bạn có thể đan xen trong quá trình làm việc. Tập trung vào tasks của mình bên cạnh việc đào sâu nó thêm một chút, đừng chỉ cắt dán và chăm chăm hoàn thành nhiệm vụ. Đọc tài liệu thì đọc lân la cả những thứ xung quanh nó nữa. Những điều nhỏ nhỏ đó thôi thì cũng giúp bạn thay đổi được phần nào kiến thức của bản thân.
Còn một lý do nữa khi bạn học hỏi liên tục sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều, khi đã có kiến thức trong tay, nghiệp vụ rõ ràng thì bạn luôn tự tin hơn trong công việc cũng như các buổi nói chuyện và những tình huống bất chợt xảy ra cũng sẽ dễ dàng giải quyết hơn.
3. Dục tốc bất đạt
Có thể nhiều lúc công việc không được trơn tru, chương trình không chạy, code không thể compile được, hay nguyên nhân của bug vẫn chưa được phát hiện ra, chất lượng công việc đi xuống. Khách hàng thì cứ hét ầm lên, deadline thì ngày càng căng đét.
Tất cả những điều đó không có nghĩa là ngày tận thế, trái đất vẫn quay, ngày mai mặt trời vẫn mọc mà. Trong những lúc như vậy dường như bạn đang sa lầy vào một vòng lặp vô hạn, mọi thứ cứ luẩn quẩn mãi không thoát ra được.
Việc bạn cần làm là dừng tất cả mọi thứ lại, hít sâu và nghỉ ngơi, bạn có thể làm đôi ba cốc bia hay ly cà phê, ăn uống tắm rửa và quên những thứ hiện tại đi. Khi đã lấy lại được tinh thần và năng lượng rồi thì hãy quay trở lại và tìm cách giải quyết công việc. Khi này có lẽ suy nghĩ của bạn sẽ mở hơn và có nhiều ý tường giải quyết vấn đề mà trước đó bạn đang bế tắc đó.
4. Giúp đỡ người khác
Cái này mình cũng nói rất nhiều trong các bài viết của mình, trên công ty hay ngoài công việc, có rất nhiều anh chị đã giúp đỡ mình rất nhiệt tình. Mình học hỏi và được trau dồi rất nhiều từ những người đi trước. Điều này cũng tạo động lực cho mình để phát triển cộng đồng và chia sẻ lại những kiến thức cho người khác.
Trong quá trình chia sẻ và giúp đỡ mọi người mình nhận thấy nhiều quan điểm và cách giải quyết vấn đề theo nhiều mặt khác nhau. Có những cách giải quyết vấn đề mà mình đã từng gặp phải khi còn non kinh nghiệm. Rồi mình chia sẻ lại và giúp ích phần nào được cho họ. Điều này khiến mình cảm giác thoải mái và thấy có động lực để phát triển.
Rồi có những trường hợp tương tự trong công việc mà mình đã từng trao đổi trên cộng đồng hay diễn đàn. Nó giúp mình nhìn trước được những vấn đề gặp phải và tự tin bình tĩnh giải quyết hơn. Đơn giản là mình đã từng gặp qua rồi.
5. Chơi một môn thể thao
Trước kia mình phải nói là khá ít vận động và không tham gia bất cứ bộ môn nào, kể từ khi ông anh khuyên khi thấy mình stress quá nên mình mới tham gia câu lạc bộ cầu lông của công ty.
Phải nói rẳng tưởng chừng như điều này ít quan trọng nhưng nó lại vô cùng hữu ích giúp bạn cân bằng lại cảm xúc cũng như cuộc sống và công việc.
Có những điều mà thể thao giúp con người ta cảm thấy nhẹ nhàng và khỏe khoắn hơn, mỗi lần chơi thể thao về thì thấy năng lượng tràn trề hơn. Và cũng có những điều mà ngay trong quá trình chơi mình lại ngộ ra được những bài học và các giải quyết những khúc mắc mà mình đang gặp phải.
Đây sẽ là một trong những cách truyền động lực và làm mới bản thân mỗi ngày nếu chúng ta luyện tập nó thường xuyên.
Điều cuối mà mình muốn chia sẻ các bạn là hãy thực hiện nó hằng ngày từng chút từng chút một. Mọi thứ sẽ giúp bạn bình tĩnh và cân bằng được cảm xúc của mình hơn rất nhiều.
Trên đây là những chia sẻ khá là chủ quan nhưng mình lại nhận ra được nó trong quá trình trải nghiệm. Hi vọng có thể giúp ích được ít nhiều cho các bạn.
Bài viết gốc được đăng tải tại ntechdevelopers.com
Xem thêm:
- Cách tự học code web, tìm kiếm công việc dễ dàng và hạnh phúc mỗi ngày
- Tips hiệu quả giúp cải thiện hiệu suất công việc cho developers
- 5 lưu ý để viết đánh giá hiệu suất của bạn
Cập nhật tin tuyển dụng IT lương cao tại TopDev
- Đ Đại dương xanh cho Doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trên Zalo
- L Lakehouse Architecture: Nền tảng dữ liệu cho ứng dụng AI trong tương lai
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết