Trở thành Junior Dev ở tuổi 30

Thay đổi công việc là điều gì đó dễ khiến chúng ta hoảng sợ vì mức độ mạo hiểm của nó. Càng lớn tuổi, rủi ro khi chuyển sang một lĩnh vực khác càng lớn. Thời điểm bắt đầu là khó khăn nhất vì bạn phải cạnh tranh với người trẻ hơn, thành công hơn. Đừng lo, đừng nảng lòng. Dấn thân vào công nghệ ở tuổi 30 (hoặc bất kỳ độ tuổi nào) cũng có thể trở thành một cuộc phiêu lưu kì thú với những trải nghiệm đáng nhớ, những con người thú vị và những cơ hội tuyệt vời.

Hôm nay là sinh nhật thứ 32 của tôi và tôi đang nhìn lại một năm phiêu lưu của mình…

Khi 20 tuổi, tôi đã từng chắc mẩm rằng, trước 32 tuổi, tôi sẽ có tất cả. Tôi đã tưởng tượng mình trong tương lai là người phụ nữ có một cuộc sống, sự nghiệp tuyệt vời, mang giày gót cao và sở hữu kế hoạch cuộc đời hoàn hảo.

Tôi hiện tại đang mặc chiếc áo T-shirt quá khổ của chồng tôi, và gương mặt makeup từ ngày hôm qua. Tôi có một cuộc sống tuyệt vời mặc dù nó khác với những gì tôi đã lên kế hoạch ban đầu và sự nghiệp của tôi chỉ mới bắt đầu. Tôi hầu như không mang giày cao gót vì tôi thích những đôi thoải mái…

Hành trình đến với công nghệ của tôi là một câu chuyện dài và phức tạp, có cả nước mắt và tuyệt vọng. Ban đầu, tôi đã trở thành một nhà ngôn ngữ học. Mọi thứ đã được lên kế hoạch và tôi đã trở thành một nhà khoa học, đi khắp thế giới, dịch văn bản cổ và giảng dạy tại các trường đại học có uy tín. Sau đó, mẹ tôi bị ung thư và không điều gì trong số đó trở nên quan trọng với tôi. Cuộc sống của tôi đã dừng lại trong 2 năm rưỡi cho tới khi mẹ tôi mất vì ung thư. Tôi  sụp đổ hoàn toàn- đại học không thành vấn đề, trình độ của tôi không thành vấn đề, tôi không có kế hoạch nào và tôi đã mất tất cả.

Sau khi mất một thời gian khá dài để ổn định lại cuộc sống, tôi bắt đầu suy nghĩ về việc trở thành Web Designer. Tôi đã làm điều này trong phần lớn cuộc đời của mình nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng tôi nghĩ sẽ biến nó thành sự nghiệp thực sự. Vì vậy, tôi bắt đầu tham gia chương trình 2-năm, nơi tôi đã biết đến Manuel Matuzovic – người giáo viên đầu tiên cũng đồng thời là một người bạn, người cố vấn của tôi. Anh đặt ra thách thức cho tôi và nhận ra tham vọng muốn làm cho một cái gì đó của bản thân tôi.

Tôi đã làm việc trong vai trò developer toàn thời gian trong gần một năm và dưới đây là những bài học của tôi khi bắt đầu trở thành developer ở tuổi 30.

Mọi người đều còn quá trẻ!

Khi tôi làm dev lần đầu, tôi là Junior lớn tuổi nhất trong công ty. Đây là một kinh nghiệm rất kỳ quặc, đặc biệt là khi tôi đã từng nắm giữ các vị trí quản lý phụ trách hơn 60 người, trước khi chuyển sang làm developer.

Tôi luôn cảm thấy mình sẽ không bao giờ bắt kịp với các đồng nghiệp của mình những người đã dẫn trước tôi hang ngàn dặm. Cảm giác này kéo dài mãi cho tới khi tôi tìm thấy vị trí thích hợp dành cho mình, thứ tôi thực sự giỏi, cảm giác đó bắt đầu giảm dần từng chút một.

Vì vậy, lời khuyên của tôi là: Trở nên giỏi ở một cái gì đó bạn thích, sự tự tin đi kèm với thực hành.

Hội chứng Imposter là có thật

Bạn thật sự không thể lừa lọc trong ngành lập trình đâu. Gửi code đi để reviews là một cơn ác mộng với những người mắc chứng sợ hãi như tôi. Tôi liên tục cảm thấy như một kẻ thất bại hoàn toàn và không bao giờ có thể làm tốt hơn. Chìa khóa để khắc phục điều này là trò chuyện. Tôi nói chuyện với leader của mình về cảm giác bất an và mong nhận phản hồi của ông về khả năng học hỏi và chất lượng code của tôi. Tôi đặt câu hỏi khi tôi không hiểu điều gì đó và tiếp tục học hỏi từ anh ấy cũng như những người khác. Điều này thực hiện được vì tôi có một ông chủ tốt và những người đồng nghiệp tuyệt vời. Họ khiến tôi cảm nhận được sự tự tin mỗi lần đặt câu hỏi.

Tất cả là về vấn đề con người

Giống như bất kỳ công việc nào khác, việc trở thành một developer là câu chuyện xoay quanh con người. Đồng nghiệp, khách hàng, user của bạn.

Tôi đã gặp một số người tuyệt vời tại hội nghị công nghệ. Ngành công nghiệp này thực sự có một số nhân vật “đáng sợ” và tôi vẫn còn sợ cách họ đối xử với nhau. Tất nhiên, những điều không hay này xảy ra trong ngành công nghệ (cũng như trong các ngành công nghiệp khác) nhưng tôi cảm thấy như có một cuộc tranh luận ở đây và mọi người đều ý thức được những gì họ nói. Chúng ta có rất nhiều thứ để cải thiện và mọi người vẫn đang cố gắng.

Không dừng lại một cái nghề

Đối với tất cả các công việc khác, khi ngày làm việc kết thúc, tôi rời văn phòng trở về nhà để cố gắng và không nghĩ về công việc. Bây giờ, tôi thường không về nhà, mà đi thẳng đến những buổi meetup sau giờ làm vài lần một tuần. Vào cuối tuần tôi tham gia hackathons, các hội nghị hoặc các sự kiện.

Trở thành developer tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm xã hội và công việc không dừng lại khi bạn rời khỏi văn phòng. Là developer có nghĩa là liên tục liên tục tìm hiểu, không ngừng học hỏi, tham gia các sự kiện, trau đổi với những developer khác, thử nghiệm, xây dựng, cố gắng, thất bại, sửa chữa và cải tiến.

Đây có thể là một thách thức lớn cho những người tham gia vào ngành công nghiệp khi lớn tuổi vì đa phần chúng tôi đã có gia đình và ít thời gian để tham dự các sự kiện. Những ngày đầu tôi gần như không thể cân bằng được giữa gia đình với công việc. Vì vậy tôi giới hạn mình chỉ tham dự 1-2 buổi họp mỗi tuần và dành thời gian cuối tuần cho chồng tôi và bạn bè

Được nói chuyện trước mọi người là niềm hạnh phúc

Tôi là người tham vọng, vì vậy việc tham gia vào lĩnh vực công nghệ là 1 thành công với tôi. Và mặc dù chưa bao giờ có kế hoạch để nói chuyện trước công chúng, tôi may mắn được trở thành một diễn giả công nghệ ở Vienna, tôi tham gia nói chuyện tại những buổi meetup và gần đây nhất là tại một cuộc hội thảo trước hơn 1000 người. Có thể nói về tuổi tác và kinh nghiệm không quan trọng bằng việc tôi được đứng trước mọi người và nói về những gì tôi thích. Tôi cũng đã bắt đầu giảng dạy những gì tôi biết cho người khác. Tôi tự hỏi rằng liệu mình có đủ tự tin để làm điều này lúc tôi 22

Vì vậy, sau tất cả, đó là một chuyến đi tuyệt vời và tôi mong muốn trải nghiệm nhiều hơn trong ngành công nghiệp này với tất cả những con người tuyệt vời và những điều tuyệt vời mà nó đã dạy tôi. Tôi liều lĩnh tham gia cuộc phiêu lưu mạo hiểm này và cho đến nay có vẻ như tôi đã quyết định đúng. Tôi thực sự biết ơn tất cả những người đã ủng hộ quyết định của mình, đặc biệt là chồng tôi.

Điều gì giữ tôi ở lại?

Hy vọng những buổi nói chuyện trước công chúng, những thách thức trong lập trình, các hội nghị lớn, những cái ôm từ những con người tuyệt vời và khả năng đạt được mục tiêu trong công việc là tổng hòa những điều giữ tôi lại với công việc này. Vì vậy, nếu bạn có ý định thay đổi công việc nhưng cảm thấy rằng mình quá già, hãy để tôi nói với bạn một điều: Bạn không bao giờ quá già để trở nên hạnh phúc và thành công, để tận hưởng công việc và để gặp những người mới qua công việc. Bạn xứng đáng được hạnh phúc và làm việc trong một lĩnh vực mà bản thân thật sự đâm mê. Chúc bạn may mắn!

Nguồn: blog.topdev.vn via hackernoon.com