Trình duyệt ẩn danh có thực sự an toàn như bạn nghĩ?

Bài viết được sự cho phép của blogchiasekienthuc.com

Internet và mạng xã hội đang ngày càng phát triển, kéo theo đó là nguy cơ dữ liệu cá nhân của người dùng dễ bị đánh cắp một cách bất hợp pháp.

Đồng ý là mạng xã hội nói riêng hay Internet nói chung là sự hòa nhập của cả thế giới, nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta không có quyền giữ kín những thông tin cá nhân riêng tư !

  8 câu hỏi phỏng vấn dành cho các lập trình viên Mobile app
  Mười điều răn dành cho lập trình viên

Để đáp ứng cho nhu cầu đó thì rất nhiều trình duyệt web đã thêm tính năng lướt web ẩn danh cho người dùng, hay những phần mềm hỗ trợ ẩn danh trên Internet. Và thực tế thì chế độ ẩn danh này cũng đã xuất hiện từ rất lâu rồi.

trinh-duyet-an-danh-co-an-toan-khong (2)

#1. Trình duyệt web ẩn danh là gì?

Chế độ ẩn danh về bản chất là sẽ không lưu lại lịch sử duyệt web, cũng như dữ liệu cookie trên máy tính của bạn.

Nếu bạn nào có chút kiến thức về máy tính thì đều biết rằng, khi duyệt web ở chế độ thông thường thì những dữ liệu này sẽ nằm trên máy tính và có một thư mục nhất định để chứa nó. Mục đích là để giúp bạn lướt web nhanh hơn, thuận tiện hơn..

Việc không lưu lại dữ liệu duyệt web trên máy tính sẽ hạn chế tối đa việc các phần mềm gián điệp đang ngầm thu thập dữ liệu mà người dùng vô tình dính phải.

trinh-duyet-an-danh-co-an-toan-khong (1)

#2. Trình duyệt web ẩn danh liệu có thực sự an toàn?

Như mình đã nói ở trên, trình duyệt web ẩn danh chỉ đơn giản là không lưu lại dữ liệu trên máy tính của bạn.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nó sẽ không bị thu thập bởi các bên thứ ba: như là nhà mạng, các nhà quảng cáo hay thậm chí là chính trình duyệt web bạn đang sử dụng.

trinh-duyet-an-danh-co-an-toan-khong (1)

Về cơ bản thì khi bạn duyệt web, những đối tượng sau có thể biết được những dữ liệu duyệt web của bạn:

1. Nhà mạng: Nghe thì có vẻ hơi vô lý và có phần đổ oan cho nhà mạng nhỉ – nhưng thực tế là như vậy !

Nhà mạng hoàn toàn có thể truy được IP mà bạn đang sử dụng đã từng duyệt web như thế nào, thậm chí là làm gì trên đó. Điều này là hoàn toàn có thể !

Hãy nhớ rằng, các nhà mạng Việt Nam đã không ít lần chặn các trang web nước ngoài để người dùng không truy cập được, vậy nên việc nắm rõ mọi thông tin sử dụng của bạn trên Internet là điều hoàn toàn có thể.

Và thông qua những việc xử lý tội phạm công nghệ cao trên Internet thì bạn cũng đủ hiểu được vấn đề rồi đúng không 🙂

Tuy nhiên, mình chỉ dám khẳng định là họ nắm rõ thôi, còn họ có sử dụng nó cho mục đích gì khác hay không thì mình chịu nhé 😀

2. Plugin (tiện ích mở rộng) cài trên trình duyệt: Như đã nói, ẩn danh chỉ ngăn dữ liệu không lưu trên máy tính, còn bản thân các Plugin thì đa số đều chạy qua hệ thống online, vậy nên vẫn có thể truy cập vào dữ liệu người dùng khi duyệt web.

3. Phần mềm được cài trên máy: Chắc hẳn các bạn đã không ít lần gặp trường hợp đột nhiên máy tính chạy chậm lại, hay việc lướt web bị chậm đi đáng kể, hoặc thậm chí là xuất hiện những quảng cáo vô cùng lạ…

Hãy cẩn thận với những trường hợp này và ngay bây giờ, bạn hãy cài đặt phần mềm diệt virus đi nhé. Bởi máy tính của bạn rất có thể đã dính phần mềm quảng cáo độc hại và nó đang sử dụng đường truyền Internet của bạn đấy.

#3. Có cách nào để không bị lộ thông tin trên Internet không?

Nhiều bạn cho rằng nếu thực hiện Fake IP, hay thay đổi DSN…..là có thể thoát được. Nhưng mình xin khẳng định là bạn có làm gì đi chăng nữa thì bạn cũng không thoát được đâu.

trinh-duyet-an-danh-co-an-toan-khong (3)

Nói đơn giản thế này cho các bạn dễ hiểu nhé, đôi lúc chúng ta sẽ thấy báo đài thông tin về việc điều tra các hacker tấn công vào các web chính phủ, và kết quả như thế nào thì các bạn cũng đều đã biết rồi, họ đã truy ra được nhóm nào, thậm chí là ở khu vực nào…

Đấy! các bạn thấy không, hacker có trình độ cao như vậy, thậm chí được nuôi bởi chính phủ mà vẫn bị truy vết thì không có gì là không được với dân đen chúng ta cả, những người mà kiến thức máy tính chỉ ở mức độ rất cơ bản.

Nói chung là sẽ truy vết được, vấn đề là ở mức độ nào mà thôi, họ có thực sự muốn truy ra bạn hay không thôi. Nhưng vềcơ bản thì việc Fake IP sẽ giúp cho những người dùng phổ thông an toàn hơn trên Internet.

Để hạn chế việc bị lộ thông tin thì về mặt lý thuyết, chúng ta hãy hạn chế cài những tiện ích mở rộng không an toàn, cài những phần mềm không rõ nguồn gốc, những phần mềm/ ứng dụng c.r.a.c.k…

Nhưng tất nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời để tránh những thông tin của mình bị bên nào đó lợi dụng cho mục đích xấu mà thôi.

Nếu ví Internet như một con dao thì phần đông chúng ta đang cầm phần dao sắc nhọn, còn các nhà mạng đang cầm phần chuôi. Chúng ta chỉ có thể tuân thủ theo luật chơi do họ tạo ra mà thôi !

Có chăng, điều an ủi nhất là nếu không làm việc gì trái pháp luật thì những thông tin đó vốn biết cũng chẳng để làm gì cả (ý mình là đang nói nhà mạng nhé), còn với những kẻ có chủ đích xấu thì chúng ta cũng đành chịu.

#4. Lời Kết

Vâng, trên đấy là những quan điểm của mình về việc chế độ ẩn danh trên trình duyệt liệu có an toàn như chúng ta nghĩ hay không.

Có thể kết luân lại là, một khi đã tham gia vào môi trường Internet thì không thể giấu giếm hết những thứ riêng tư được – mà thay vào đó bạn hãy hạn chế tối đa việc để những thứ riêng tư lên Internet, vậy thôi !

Điều này cũng là lý do mà một số người nổi tiếng không sử dụng bất kì một mạng xã hội nào, vì họ hiểu rõ không thể nào giấu được nếu tham gia.

Lê Đinh Hoàng Vũ – Bài viết gốc tại blogchiasekienthuc.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm tuyển dụng các it giỏi hấp dẫn trên TopDev