Triết lý Marketing 0 đồng – tất cả nằm ở chữ “Mượn”

Các bạn đã từng nghe qua thuật ngữ “Zero cost-Marketing” hay còn gọi là marketing 0 đồng?

Lạ thật đúng không! bởi Marketing là một trong những ngành đòi hỏi kinh phí đủ lớn để có thể chạy một campaign thành công. Và bạn không hề sai, Marketing vốn rất phức tạp và cực kì tốn kém. Nhưng đó là với khuôn mẫu truyễn thống như quảng cáo qua TV, báo đài. Còn Zero cost-marketing là loại hình sinh sau đẻ muộn hơn, nhưng lại có tiềm năng vượt trội hơn hẳn các phương pháp truyền thông truyền thống, mà theo anh Nguyễn Ngọc Long – sáng lập truyền thông Trăng Đen đã nhận xét: “Zero cost-Marketing sẽ định hình lại bộ mặt của marketing”.

Trong buổi event với chủ đề: Triết lý Zero cost Marketing cho Star-up được tổ chức bởi TopDev, với sự tham gia của hai diễn giả: Nguyễn Ngọc Long – sáng lập truyền thông Trăng Đen và Nguyễn Minh Thảo – CEO Umbala, là hai nhân vật khá nổi tiếng trong cộng đồng marketing. Người tham dự cũng là những leader và CEO đầy tâm huyết từ các startup nên có thể nói buổi event diễn ra rất sôi nổi với nhiều câu hỏi mang tính thiết thực. Tôi cũng là một người đến tham dự và may mắn được lắng nghe những bài học quí giá từ 2 đàn anh đi trước.

Triết lý Zero cost Marketing cho Start-up cùng anh Nguyễn Minh Thảo – CEO Umbala và anh Nguyễn Ngọc Long – sáng lập truyền thông Trăng Đen

Trong bài viết ngắn này, tôi xin phép chia sẻ những quan điểm của anh Long và anh Thảo về Zero cost-marketing cũng như cách mà bạn có thể áp dụng nó vào trong chiến lược quảng cáo sản phẩm của mình.

Theo anh Minh Thảo: ” làm zero cost marketing là một điều mà không ai muốn bởi nó thể hiện rằng bạn và team phải “thắt lưng buộc bụng” và tận dụng mọi thứ mình có. Nói cách khác, Marketing không đồng có thể hiểu là thay vì bỏ chi phí cho quảng cáo thì dùng nguồn tiền đó để đâu tư cho nhân sự của team” . Do vậy, thuật ngữ zero cost marketing ở đây là chưa chính xác và dễ gây hiểu nhầm bởi ta vẫn phải bỏ tiền ra, nhưng tận dụng những nguồn lực sẵn có để marketing ít tốn kém nhất mang lại hiệu quả cao nhất.

Zero cost marketing đóng vai trò cực kì quan trọng, có thể nói là quyết định sự sống còn của một startup, anh Thảo cho biết. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc một startup bị thất bại. Đầu tiên là sản phẩm, nếu sản phẩm dở thì dù marketing có mạnh đến đâu vẫn là công cốc. Thứ hai là nguồn vốn, dù marketing có thông minh tới đâu thì ta vẫn phải rót tiền vào. Và nếu tiền cạn thì cũng là hết máu, marketing chết khô và startup phá sản. Cuối cùng chính là con người. Để làm được zero cost marketing thì phải cần có những con người có sự điên rồ cũng như khả năng thay đổi theo kịp với thời đại. Bởi bạn sẽ phải luôn làm cái mà phù hợp với thị trường và đồng thời phải là kẻ giỏi nhất. Do đó nhân sự giỏi thì marketing sẽ bớt tốn kém và hiệu quả tăng lên rất nhiều lần.

Vậy cách thực hiện zero cost marketing là gì?

Anh Thảo, cũng chia sẻ thêm: “trước khi quan tâm về cách thức thì hãy hiểu về bản thân trước. Anh cho rằng câu hỏi quan trọng hơn mà chúng ta luôn phải tự hỏi mỗi khi làm zero cost marketing là: nó để làm gì? Bạn có hiểu về sản phẩm chưa? Bạn đã biết gì về khách hàng bạn muốn nhắm tới rồi?”

Marketing 0 đồng thành công thì trong đó hơn 7, 8 phần nằm ở khâu này. Không quan trọng bạn nói gì, họ nghe gì từ bạn mới là điều quyết định. Vì thế hãy luôn chắc chắn rằng thông điệp bạn truyền tải phù hợp với đối tượng mình nhắm tới. Một vài ví dụ cho dễ hiểu là nếu khách của bạn là người trẻ, họ sẽ thích xem hình vui, clip chế. Còn nếu khách của bạn là người cao tuổi thì họ sẽ thích xem những bài post mang đậm tính giáo dục.Thế nhưng để làm ra những content “chất” như vậy, theo anh Thảo là vô cùng khó, thế nên zero cost marketing lúc này bao gồm 2 vấn đề là viral và content marketing. Nếu như viral là cách khiến cho tăng lượng người xem và biết tới thương hiệu một cách nhanh chóng thì content marketing sẽ giúp họ trở thành những người khách hàng đầy tiềm năng. Trong bài viết ngắn này thì tôi sẽ đi chuyên sâu hơn về phần Viral và phân tích phần của anh Thảo. Còn phần content marketing sẽ được giới trong bài viết  sau với anh Nguyễn Ngọc Long, có thể xem là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực này.

Kế sách của người làm viral – content marketing: “Mượn”

Hẵn các bạn cũng nghe câu truyện cây cổ thụ và cơn bão. Vào thuở còn sơ khai, có một cây cổ thụ dài gần trăm mét, rễ bám sâu vào đất trong khi ngọn chạm đến trời. Nghe kể, cây vĩ đại tới mức nó nối được cả thiên giới với âm giới. Cây cổ thụ được người đời kính trọng nên khoái chí lắm. Mà thói đời hễ được xưng tụng thì lại bị xấu tính. Cổ thụ liền vênh váo, hách dịch. Đặc biệt là với mấy bụi tre ốm nhách kế bên mình. Lúc đó, trời đánh hơi được nên vô cùng nổi giận, liền cho bão nổi lên ầm ầm. Cổ thụ tuy rễ đụng tới tận nóc nhà của âm phủ cũng không thể chịu nổi mà phải chổng vó gẫy ngang cả người. Trong khi đó bụi tre người mèm dẻo ngả theo gió thì lại vẫn sống sót và được ông trời khen ngợi. Thế nên bạn cũng thấy được hễ làm gì, thì người Việt mình cũng dùng tới tre như làm lồng đèn, làm giáo, làm đũa… chứ tuyệt nhiên không xài tới cổ thụ. Làm zero cost marketing cũng phải như thế. Bạn phải như cây tre, đầy mềm dẻo và biết gió theo chiều nào thì mình theo chiều đó. Có trending nào thì mình phải mượn trending đó để làm marketing.

Anh Thảo cho rằng ta phải sống “kí sinh”, ăn theo và đứng trên vai người khổng lồ. Điều đó không có gì sai bởi làm start up thì làm gì có nhiều tiền. Mặt khác, để tạo ra một content chất thì nó mất rất nhiều tiền, thời gian và cả chất xám. Vì thế nó như một “con bài trùm”. Mà bài trùm thì có bao giờ đánh liền đâu, mà phải ém, để khúc quan trọng là tung ra để ăn cả giàn. Vậy trong thời gian chờ đợi đấy, hãy “mượn”. Mượn từ nội dụng, ý tưởng, mượn các trending đem về xào nấu lại theo phong cách của mình. Đó chính là tâm ý của viral marketing. Một ví dụ nho nhỏ là những hiện tượng như Sơn Tùng và các thể loại ăn theo như hình chế, clip chế, ….. với những ý tượng na ná nhau những vẫn là hit với trăm ngàn lượt hit và share.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm cái nhìn rõ ràng hơn về marketing không đồng cũng như cách thức làm chúng. Lưu ý rằng đây chỉ như là bài hướng dẫn cho bạn hiểu cách một người làm marketing suy nghĩ. Sau đó việc thực hành là tùy vào mỗi người và khả năng tiếp thu của họ.

Techtalk