Top 5 CSS Frameworks tốt nhất cho anh em Developer 2024
CSS là một trong 3 ngôn ngữ trụ cột của anh em lập trình Frontend bên cạnh HTML và JavaScript. Để xây dựng được giao diện của một Website hoàn chỉnh, chúng ta sẽ cần phải viết khá nhiều CSS; trong đó sẽ có nhiều style được sử dụng lại với nhiều Website khác nhau. Vì vậy có nhiều các CSS Frameworks được tạo ra giúp anh em Dev thuận tiện hơn, tối ưu hóa thời gian viết code và hoàn thiện dự án. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu top 5 CSS Frameworks tốt nhất hiện nay và xem bạn đã biết và sử dụng bao nhiêu trong số đó nhé.
CSS Framework là gì?
CSS – Cascading Style Sheets là một ngôn ngữ được sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi HTML, giúp tạo phong cách (styles) cho các phần tử trên trang Web như bố cục, màu sắc, màu chữ, font chữ, …
CSS Framework là tập hợp các đoạn code CSS có cấu trúc, mang lại giải pháp thống nhất giúp lập trình viên giải quyết các vấn đề lặp đi lặp lại trong quá trình xây dựng giao diện Website. Lợi ích khi sử dụng CSS Framework:
- Nâng cao quy trình phát triển bằng cách sử dụng các class và id được xác định trước
- Hỗ trợ việc tương thích cho nhiều trình duyệt, phiên bản khác nhau
- Tăng năng suất, tối ưu hóa giai đoạn phát triển dự án
- Tạo bố cục, phong cách đồng nhất, rõ ràng trên cùng một Website hay giữa các sản phẩm trong cùng một tổ chức
Cùng điểm qua danh sách 5 CSS Framework được đánh giá tốt nhất hiện nay nhé:
1. Tailwind CSS
Tailwind CSS là một framework tương đối mới (phát hành từ 2017) và được thiết kế cùng sự khác biệt so với các CSS framework trước đây. Nếu như các framework CSS trước đây đi theo hướng sử dụng các thành phần được thiết kế từ trước làm cơ sở để phát triển thêm thì Tailwind cung cấp các lớp tiện ích cấp thấp cho phép bạn xây dựng các thiết kế của riêng mình.
Ưu điểm của Tailwind CSS:
- Mang lại sự linh hoạt cho người dùng có thể tạo ra các thiết kế độc đáo
- Cú pháp của Tailwind cơ bản giúp mang lại tốc độ phát triển nhanh hơn cho dự án, không cần phải chuyển đổi giữa HTML và CSS khi viết code.
- Tối ưu hóa CSS bằng việc sử dụng PurgeCSS giúp giảm và loại bỏ các class dư thừa cũng như tối giản kích thước file CSS tạo ra
- Khả năng tùy chỉnh cao: dễ dàng ghi đè cấu hình mặc định với file tailwind.config.js
2. Bootstrap
Tiếp theo trong danh sách CSS Frameworks tốt nhất 2024 chính là Bootstrap. Bootstrap là cái tên phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trong các CSS Framework. Được phát triển từ năm 2011, hiện nay nó được sử dụng trên hàng triệu Website và là kỹ năng được xem như mặc định phải có của một Frontend Developers trước đây. Bootstrap framework chứa cả HTML, SASS và JavaScript khiến nó có thể xem như là một Frontend framework hoàn chỉnh; mặc dù vậy việc sử dụng nó cũng khiến kích thước của project tăng lên đáng kể.
Ưu điểm của Bootstrap:
- Hệ sinh thái khổng lồ: Bootstrap cung cấp một thư viện rộng lớn về bố cục, chủ đề, các components, … dành cho lập trình viên có thể thoải mái sử dụng. Cộng đồng làm việc, sử dụng và đóng góp cho Bootstrap cũng đông đảo và lâu đời hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng
- Tạo bản mẫu nhanh: Nhờ việc sử dụng kết hợp cả HTML và JavaScript nên Bootstrap cung cấp cho bạn các bản mẫu hoàn chỉnh, không mất nhiều thời gian để tạo ra hình dạng đầu tiên của Website một cách trực quan nhất
- Bootstrap hỗ trợ cả SASS và LESS, điều mà không nhiều CSS framework cung cấp
3. Foundation
Foundation là một CSS framework được xây dựng dựa trên hai ngôn ngữ là SASS và SCSS giúp cung cấp các khả năng tiếp cận khác nhau nhằm tối ưu hóa mọi hoạt động thiết kế Web nhanh chóng và hiệu quả. Foundation hướng đến kiến trúc mobile-first, có những nét tương đồng với Bootstrap khi cung cấp một bộ UI Framework khá hoàn chỉnh chứa cả HTML và JavaScript.
Ưu điểm của Foundation:
- Cung cấp bộ công cụ phong phú giải quyết hầu hết các vấn đề mà anh em lập trình cần để dựng Website.
- Tính linh hoạt cao: Foundation không bắt buộc các nhà phát triển phải sử dụng một phong cách hay ngôn ngữ cụ thể mà hoàn toàn có thể tùy chỉnh, kiểm soát giao diện người dùng
- Hỗ trợ GPU acceleration cho phép thực thi các animation một cách mượt mà và nhanh chóng
Tham khảo Việc làm lập trình CSS hấp dẫn trên TopDev
4. Bulma
Bulma được xem là một trong những top CSS Frameworks tốt nhất mà bạn nên dùng. Bulma có mã nguồn mở dựa trên Flexbox. Nó triển khai các ô xếp để tạo lưới kiểu Metro giúp mang lại bố cục trang mượt mà. Source code của Bulma hoàn toàn mở và bạn có thể thoải mái chỉnh sửa hay mở rộng chức năng. Ngoài ra Bulma được viết chỉ dùng CSS, không có thành phần JavaScript cũng giúp việc xử lý trở nên mượt mà, mang lại hiệu năng cao hơn.
Ưu điểm của Bulma:
- Dễ học và sử dụng: Bulma được thiết kế dạng module với khả năng tùy biến cao nên dễ dàng sử dụng dành cho lập trình viên
- Khả năng tương thích cao: với ưu điểm viết hoàn toàn bằng CSS thì các trang Web sử dụng Bulma có khả năng chạy trên nhiều trình duyệt khác nhau mà không bị hạn chế
- Tính năng được cập nhật bổ sung liên tục
5. Skeleton
Skeleton thậm chí không tự gọi mình là một CSS framework nhưng sự tối giản của nó luôn được cộng đồng lập trình viên đánh giá cao. Chỉ với 400 dòng code, công cụ vô cùng nhẹ nhàng này được tạo ra để giúp xây dựng các phần tử CSS tương thích với cả thiết bị màn hình lớn và thiết bị di động. Skeleton chứa tất cả các thành phần tiêu chuẩn đáp ứng thiết kế responsive; chia một trang thành nhiều lưới (grid) 12 cột. Cú pháp triển khai của Skeleton vô cùng nhanh và đơn giản giúp tiết kiệm thời gian.
Ưu điểm của Skeleton:
- Nhẹ và dễ dàng lưu trữ, xử lý
- Ưu tiên các thiết bị di động, phù hợp cho các anh em Dev mới bắt đầu thiết kế
- Dễ học, dễ triển khai ngay cả với những người mới bắt đầu
Kết bài
Như vậy chúng ta đã cùng nhau điểm qua top 5 CSS Framework phổ biến và tốt nhất hiện nay. Còn nhiều framework khác cũng được cộng đồng anh em thiết kế Web đánh giá cao tùy thuộc vào đặc thù của dự án, sản phẩm mà khách hàng, tổ chức đang phát triển. Việc sử dụng CSS Framework sẽ giúp cho công việc thiết kế Website của bạn trở nên đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng và tạo được các sản phẩm tốt hơn. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Những bài viết liên quan:
- Thành thạo kỹ năng CSS của bạn với bộ code cực chất
- Tìm hiểu Conditional Border Radius trong CSS
- Tổng hợp CSS tips tricks hay mà có thể bạn chưa biết
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn tại TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS