Tổng quan về Mobile Testing

Bài viết được sự cho phép của vntesters.com

Mình có nhiều thời gian tham gia vào các dự án Mobile khác nhau, học tập từ các PM, developer để đúc rút ra các kinh nghiệm này. Mình nghĩ là những cái mình viết ra ở dưới đây sẽ có ích cho các bạn mới vào nghề Tester, còn chưa có kinh nghiệm gì với mảng này. Tất nhiên là nội dung của bài viết còn nhiều hạn chế, có thể nó không đúng với nhiều anh/ chị tester có kinh nghiệm, rất mong mọi người cho thêm các phản hồi.

Xem thêm Việc làm mobile hấp dẫn trên TopDev

  7 Tip tăng tương tác hiệu quả trên mobile
  Flutter là gì? Ưu điểm vượt trội và cơ hội việc làm hấp dẫn

Cấu trúc các phần của 1 dự án Mobile (không tính đến các app game offline kiểu Plappy Bird) gồm có 2 phần: Client và Server.

Nhưng dự án chia thành những đầu việc khác nhau:
– Phân tích business để đưa ra cấu trúc hệ thống tổng thể, bao gồm luồng logic + cấu trúc DB + chọn ngôn ngữ lập trình + ứng dụng bên thứ 3 (cổng thanh toán, tổng đài điện thoại…)
– Viết Back-end và API
– Viết giao diện Mobile (Android và iOS) + ghép API + config cơ chế Notification và connection
– Viết trang Admin quản trị.

Tương ứng với phần trên, mình sẽ phải test những thành phần sau:
– Hiển thị của Mobile
– Logic của App
– Trang quản trị Admin
– Performance của Mobile và performance của Server

Mình quan sát thấy nhiều bạn nghĩ đơn giản công việc hàng ngày là cầm điện thoại để bấm bấm xem nó hoạt động có đúng không? Thì đúng rồi, công việc test mobile chính xác là như vậy. =)))) Mình có thể chỉ cần dùng điện thoại để test tất cả hệ thống, nhưng mình sẽ chả biết lỗi của Client hay Server, cũng không biết là mình sẽ phải học cái gì để nâng cao trình độ cho Mobile Testing. Xin được nhắc lại, 1 dự án Mobile KHÔNG nằm chỉ trên Mobile. Nó còn là API testing, Web testing…

Sau khi xác định đối tượng test là cái gì, mình để có thể dùng các công cụ khác nhau làm giảm thời gian tạo data –> giảm thời gian test mà vẫn chính xác.

Ví dụ: Khi bạn muốn tạo ra đăng ký 1 chuyến đi (kiểu uber). Nếu như bạn test trên điện thoại thì phải điền điểm đến, điểm đi và 1 vài trường dữ liệu nữa. Như thế tốn khoảng 30s để tạo được 1 chuyến đi trên điện thoại, trong khi đó, nếu ta dùng 1 công cụ để call API thì mất tầm 1-2s là xong. Tất nhiên, ta phải mất thời gian cho việc lưu thông số API lần đầu tiên.

Những bài viết sắp tới, mình sẽ nói rõ hơn, test từng cái mục ở trên thì làm như thế nào và cần trang bị kiến thức Tech gì. 😀

Bài viết gốc được đăng tải tại vntesters.com

Có thể bạn quan tâm: