Tình hình hiện tại và tương lai của IoT năm 2024
Năm 2024 đã bắt đầu, hãy cùng mình nhìn lại những gì IoT đã đạt được trong năm 2023, tương lai của ngành IoT trong năm 2024 sẽ như thế nào đây.
Rõ ràng mà nói, năm qua là một năm khó khăn cho cả thế giới, từ kinh tế, chính trị cho tới các bất ổn khác về chính trị. Cho dù gặp phải những khó khăn lớn như vậy, thị trường IoT năm 2023 (tính tới thời điểm đầu tháng 11), vẫn phát triển nhanh theo cấp số nhân.
Theo số liệu thống kê, IoT phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 26,4%. Quy mô của toàn thị trường sẽ đạt 2,5 nghìn tỷ USD vào năm 2029. Gấp năm lần so với quy mô thị trường dự đoán hiện nay là 0,5 nghìn tỷ đô.
Song song với trí tuệ nhân tạo, thời điểm năm nay (2024) có phải là thời điểm tuyệt vời để đầu tư vào thị trường IoT vốn đang bị chững lại chút xíu do tình hình khó khăn chung của kinh tế toàn cầu?
1. Các động lực tăng trưởng của IoT
1.2 Linh kiện và giá nhân công
Vào năm 2017, con số thống kê của Cisco cho thấy, chỉ có khoảng 60% các dự án liên quan tới IoT thành công (tức là có thể release được sản phẩm).
Cũng vào năm đó, giá cả thiết bị phần cứng cho IoT, tiền lương nhân lực cũng ở mức khá cao so với mặt bằng thị trường.
Quay lại năm 2022, sau 5 năm, một số đột phá công nghệ đã thay đổi, giảm giá thành sản xuất cái linh kiện phần cứng phục vụ cho ngành IoT. Chi phí để triển khai dự án IoT từ đó cũng giảm xuống. Thiết bị, phần mềm, ứng dụng xuất hiện khắp mọi nơi, các thiết bị thông minh tại nhà, thiết bị thăm khác sức khoẻ tại các bệnh viện. Thiết bị IoT xuất hiện ở khắp mọi nơi với giá thành rẻ hơn rất nhiều.
Với hai động lực chính là giá thành linh kiện và chi phí nhân công giảm, dự án IoT rõ ràng có nhiều hơn các động lực để phát triển và tăng trưởng nóng trong giai đoạn 2020 tới năm 2022.
1.2 Giao tiếp 4G – 4G communication
Một thành tựu khác về mặt công nghệ là 4G. So với cách thức giao tiếp và truyền tải dữ liệu kiểu cũ, 4G đem lại tốc độ truyền tải nhanh hơn, an toàn hơn.
Tháo gỡ này về mặt truyền tải cho phép các thiết bị IoT thoải mái giao tiếp và phát triển. Ứng dụng IoT cũng không còn lo lắng về tình trạng truyền tải dữ liệu bị quá như khi còn là 3G hay các giao tiếp cũ hơn.
1.3 Artificial Intelligence và Machine Learning
Không thể phủ nhận sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và học máy cũng là động lực to lớn cho ngành IoT phát triển hơn.
Với sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng của AI và ML, autopilot không phải là thứ chỉ xuất hiện ở trong phim. Sự kết hợp giữa thành tự về AI, ML và IoT thực tế lại đem tới kết quả rõ ràng hơn, dễ nhìn nhận hơn. Bản thân IoT đôi khi mất đi việc làm của người tài xế, nhưng bản thân nó cũng tạo ra những việc làm khác liên quan tới công nghệ.
2. Tương lai của IoT
Nghành công nghiệp IoT hiện nay đang đứng giữa các điểm giao của công nghệ 5G, AI và ML. 5G cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn 4G gấp 10 lần.
Tốc độ giao tiếp cực nhanh này cho phép các thiết bị IoT giao tiếp với nhau nhiều hơn, giao tiếp theo thời gian thực. Bản thân 5G chính là yếu tố chủ chốt thay đổi cuộc chơi cho nghành công nghiệp IoT.
Về mặt phạm vi, IoT hiện nay vượt ra khỏi nhà ở, nhà máy và các phạm vi công nghiệp khác. Một số dự án IoT đã và đang được phát triển để chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sống. Đây thực sự là một điều đáng mừng.
Một số ví dụ có thể kể tới như việc United Nations Food (tổ chức nông lương thế giới), gần đây:
- Chia sẻ dữ liệu cho nông dân về chất lượng đất canh tác.
- Giải pháp bảo tồn nguồn nước ngọt
- Giảm phát thải nhà kính thông qua đo lường từ các thiết bị IoT
Với tiềm năng to lớn và các điều kiện thuận lợi, ngành công nghiệp IoT đang trên đường tới đỉnh cao, lộ trình đang thẳng băng băng. Nhưng liệu có phải ngành công nghiệp IoT không có thách thức?
3. Thách thức của ngành IoT
IoT không thể hoạt động mà không có dữ liệu. Dữ liệu từ chip, sensor trực tiếp truyền tải tới trung tâm dữ liệu. Từ đây dữ liệu được phân tích, sàng lọc và sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Việc sử dụng dữ liệu thuần tuý sẽ không có vấn đề gì nếu tính bảo mật ngày nay hiện đang chưa được xem trọng.
Từ quy mô khổng lồ như việc lưu trữ dữ liệu và phát tán cho một tổ chức khác như các tập đoàn lớn. Cho tới rò rỉ dữ liệu nhạy cảm từ camera trong nhà của một hộ cá nhân nào đó. Rõ ràng là IoT vẫn đang tồn tại điểm yếu chết người về tính bảo mật dữ liệu.
May mắn thay, blockchain có thể giải quyết vấn đề này. Bản chất của mạng blockchain khiến blockchain trở nên đáng tin cậy để sử dụng với thiết bị IoT. Mạng giao tiếp trong blockchain được sử dụng các phương thức mã hoá an toàn. Việc đánh cắp và can thiệp vào mạng blockchain trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Độ an toàn dữ liệu từ đó cũng được đảm bảo hơn.
4. Tổng kết
Ngành IoT bản thân đối mặt với những thách thức không nhỏ về cách mà nó tác động tới con người. Bảo mật dữ liệu càng ngày cũng đang được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, không vì những hạn chế và khó khăn đó mà bản thân IoT trở nên kém sức hút.
Dự báo trong 3 năm tới, ngành IoT sẽ trở nên cực kì sôi đội. Bản thân các thiết bị IoT sẽ xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn trong đời sống con người. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, học máy và blockchain cũng là động lực to lớn cho toàn ngành IoT phát triển.
Mời anh em tham khảo tin tuyển dụng IoT Developer mới nhất tại đây nhé!
Cảm ơn anh em đã đón đọc và dành thời gian cho bài viết – Thank you for your attention – Happy conding!
Tác giả: Kiên Nguyễn
Xem thêm:
- Lộ trình từng bước trở thành Machine Learning Engineer
- Kỹ Sư Cầu Nối (BrSE) Là Gì? BrSE Cần Học Những Gì?
- Kinh Nghiệm Tự Xây Dựng Business Website
Khám phá ngay hàng loạt việc làm IT hấp dẫn trên TopDev!
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?