Tìm hiểu kỹ hơn về tiến trình Service Host trên Windows

Bài viết được sự cho phép của blogchiasekienthuc.com

Task Manager là một trong những công cụ cực kỳ hữu ích và quen thuộc với những người sử dụng hệ điều hành Windows nói chung.

Với Task Manager thì chúng ta có thể dễ dàng theo dõi các tiến trình hệ thống đang chạy, các chương trình đang hoạt động, hay lượng tài nguyên phần cứng mà hệ điều hành cũng như phần mềm đang sử dụng.

  13 web hosting miễn phí dành cho lập trình viên
  Bí kíp để host apps hoàn toàn miễn phí

Và nếu bạn là một người dùng Windows có chút kinh nghiệm thì bạn sẽ thấy, đôi khi mở Task Manager lên bạn sẽ phát hiện ra là có hàng tá các tiến trình với tên Service Host đang chạy, mặc dù bạn chẳng mở phần mềm nào cả.

Microsoft đã mang đến cho chúng ta một hệ điều hành Windows 10 đẹp mắt, hiện đại, được nâng cấp và trang bị rất nhiều tính năng mới lạ, thú vị và cực kỳ hữu ích. Trong đó thì Service Host cũng là một trong những tính năng/ dịch vụ mới có trên Windows 10.

Nếu bạn chưa biết Service Host là gì thì mời các bạn cùng mình tìm hiểu về tiến trình Service Host có trên hệ điều hành Windows nhé!

#1. Service Host trên Windows là gì?

tim-hieu-ve-tien-trinh-service-host-tren-windows (3)

Service Host là một tiến trình cực kỳ quan trọng của hệ thống Windows, vì vậy bạn không thể xóa nó đi được.

Hiểu theo một cách đơn giản thì đúng như cái tên của nó, Service Host đóng vai trò như một máy chủ đảm bảo cho các dịch vụ (services) , như Windows Update, Windows Defender, Windows Superfetch,…, của Windows hoạt động một cách ổn định nhất.

Các dịch vụ của hệ thống Windows phải luôn chạy nền (chạy ngầm) để bạn có thể sử dụng hệ điều hành một cách ổn định, nhưng chúng lại không có khả năng chạy độc lập, thế nên mới cần đến các Service Host này đứng ra làm máy chủ để giúp nó hoạt động được.

Trên hệ điều hành Windows thì chỉ có vài loại tập tin có khả năng chạy độc lập, ví dụ như là file .EXE chẳng hạn, còn lại những file như DLL, Serivces thì phải nhờ đến Service Host.

#2. Tại sao lại xuất hiện nhiều Service Host trên Windows như vậy?

Rất dễ hiểu thôi, mỗi Service Host sẽ đảm nhận trách nhiệm về một dịch vụ riêng biệt của hệ thống, từ đó giảm được nguy cơ “ngỏm củ tỏi” của hệ điều hành Windows 10, tránh mất các dữ liệu công việc đang làm dở do nó được chia ra nhiều Service Host riêng biệt.

Vậy nên trong trường hợp một dịch vụ hay là một Service Host bất kỳ bị lỗi, hoặc không có phản hồi thì chỉ có 1 đến 2 chức năng của Windows bị vô hiệu hóa mà thôi.

Chứ nó không sập được cả hệ điều hành như khi gom tất cả các dịch vụ vào một Service Host duy nhất. Đó cũng là lý do chính mà Microsoft chia ra thành nhiều Service Host như vậy.

tim-hieu-ve-tien-trinh-service-host-tren-windows (4)

Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp, Windows OS sẽ gộp nhiều dịch vụ vào cùng một nhóm khi chúng có liên quan tới nhau (Ví dụ là về Antivirus chẳng hạn).

Lúc này sẽ chỉ có một service host duy nhất đứng ra làm máy chủ cho chúng như các bạn có thể thấy ở hình bên trên. Và tất nhiên là khi service host này đổ bệnh, gặp lỗi thì mấy dịch vụ đó cũng ngủm theo 🙂 đi cả chùm luôn.

tim-hieu-ve-tien-trinh-service-host-tren-windows (5)

Cuối cùng là câu hỏi xóa/ tắt những Service Host này thì liệu có sao không?

Vâng, không những không có sao mà còn rất nhiều sao đấy các bạn à, vì như mình đã nói ở trên, nó là một tiến trình hệ thống nên khi bạn cố tắt nó thì Windows cũng sẽ sập theo.

Thêm vào đó, nó chẳng phải là virus hay gì cả, nó chạy để giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru và ổn định hơn, vậy nên không có lí do gì để chúng ta tắt nó đi cả 🙂

#3. Lời kết

Như vậy là mình vừa giải thích xong cho các bạn về sự xuất hiện của Service Host trên hệ điều hành Windows rồi ha.

Đang còn rất nhiều bài viết tìm hiểu về các thành phần trên Windows 10 nữa, mời các bạn cùng đón chờ nhé. Hy vọng nó có ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công !

CTV: Nguyễn Thanh Tùng – Bài viết gốc tại blogchiasekienthuc.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev