Tìm đồng nghiệp thật khó
Gần đây tôi tham gia phỏng vấn tuyển dụng cho team mình (lẫn cho công ty) khá nhiều. Càng làm tôi càng thấy tìm được một đồng nghiệp tốt đã khó, tìm ra một đồng nghiệp hoàn hảo gần như là không thể.
Phỏng vấn tuyển dụng là một qui trình khá căng thẳng, cho cả hai phía. Bạn có thể coi tuyển dụng cũng như kết hôn, khi hai người không hợp nhau nằm chung giường, thì dĩ nhiên sẽ khó có đứa trẻ nào được sinh ra.
Để tìm được bạn đồng nghiệp đáng yêu mà bạn muốn làm việc cùng hàng ngày, tương tự như tìm vợ, yếu tố lớn nhất là “may mắn”. Tuy nhiên khi đã may mắn, để gặp được người phù hợp, bạn nên làm thế nào để họ về chung một nhà, cũng như ngược lại khi gặp một người cố tình tán bạn nhưng lại thực sự không phù hợp, làm thế nào để không bị nhìn nhầm.
Nếu so sánh 2 nguy cơ: loại mất đồng nghiệp tốt (false positive), và phải làm việc cùng đồng nghiệp tồi (false negative) thì nguy cơ thứ hai gây ra hậu quả trầm trọng hơn rất nhiều.
Vậy làm thế nào để giảm nguy cơ thứ hai xuống tối thiểu?
Câu trả lời là không có câu trả lời! Ah mà thực ra là có câu trả lời nhưng nó giống như NP problem vậy. Tuy nhiên cá nhân tôi có đúc rút được một số cách để giảm thiểu nguy cơ thứ 2 (loại đồng nghiệp xấu).
Cách 1: Structured interview
Tôi biết khá nhiều công ty, có khi phải lên đến 90% các công ty tôi biết là phỏng vấn theo phong cách giáo sư xoay, hay còn gọi là ngẫu hứng. Riêng định nghĩa của từ “ngẫu hứng” đã có tính chất bất định. Structured interview đơn giản là một bộ câu hỏi có chuẩn bị trước. Độ sâu của câu hỏi tất nhiên sẽ tuỳ vào kiến thức của ứng viên, nhưng việc nó có cấu trúc sẽ giúp rất nhiều vào việc không bỏ sót nhưng điểm nhỏ mà đến lúc làm việc cùng bạn mới nhận ra.
Ngoài ra có một ưu điểm quan trọng của cách này là, nó giúp tránh các thiên kiến. Là engineer bạn sẽ có rất nhiều sở thích, nhưng không có nghĩa bạn đem sở thích đó vào phỏng vấn. Việc bạn thích compiler hay low level programming rất dễ dẫn đến xu hương đem các vấn đề đó vào phỏng vấn, cũng như dễ làm bạn có thiện cảm với người có kiến thức sâu về các mảng này, mặc dù không chắc mảng đó có liên quan đến công việc hiện tại.
Cách 2: Chú trọng system design test hơn algorithm test
Tôi nghĩ algorithm test là một qui trình rất quan trọng để kiểm chứng 2 điểm: một là bạn có “biết code” hay không, hai là bạn có biết cách giải thích các suy nghĩ của mình một cách dễ hiểu không. Cả 2 điểm đều quan trọng, với tôi thì điểm thứ 2 (communication) quan trọng hơn.
Tuy nhiên algorithm test không khó để luyện tập, có rất nhiều tài liệu trên mạng mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy. Ở một số nước như India hày US thì các practice về algorithm test hầu như ai cũng nắm rõ. Tất cả những ứng viên tôi phỏng vấn đến từ 2 nước này đều dễ dàng pass algorithm test với các câu trả lời “đẹp như sách” (tất nhiên lý do có thể bao gồm algorithm test của công ty tôi chưa đủ khó nữa).
Vì vậy cá nhân tôi thấy algorithm test chỉ nên chiếm tỉ trọng 10~15% trong việc quyết định hire/no hire. Thay vào đó các câu hỏi liên quan đến system design nên được tăng tỉ trọng thêm. Các câu hỏi liên quan đến system design nên gần gũi với các project hàng ngày của team bạn, thay vì dùng các mẫu câu hỏi tìm được trên mạng. Nếu bạn đang làm ecommerce thì nên hỏi cách thiết kế payment gateway, nếu bạn đang làm storage team thì nên hỏi về cách làm một database đơn giản.
Cách 3: Tìm người có thể thay đổi tình trạng hiện tại thay vì tìm người để giao việc
Tuỳ vào từng giai đoạn của công ty bạn có thể có nhu cầu tìm người khác nhau. Khi công ty ở giai đoạn prototyping có thể bạn sẽ nghĩ rằng chỉ cần một lập trình viên làng nhàng có thể hoàn thành feature sớm nhất có thể. Cách nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm. Bạn có thể tuyển một bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kĩ năng nhưng có tiềm năng lớn hơn là tuyển một bạn “senior” kinh nghiệm 10×1 năm. (10 năm làm cùng 1 công việc).
Nói thì dễ nhưng việc nhìn ra “tiềm năng” từ một người khó vô cùng. Cá nhân tôi, định nghĩa “tiềm năng” chính là việc người đó có khả năng “thay đổi”. Dù tình trạng hiện tại có tồi tệ đến đâu, luôn luôn có những thứ có thể làm cho tốt hơn. Khả năng thay đổi mọi thứ có thể ví giống như “Midas gold touch”. Một người không thoả mãn với hiện tại, và có khả năng thực thi để thay đổi hiện tại luôn là một người bạn muốn có mặt trong team mình. Chính vì vậy một câu hỏi ưa thích của tôi khi phỏng vấn là “bạn đã làm gì để cải tiến team của mình” và “bạn tự hào nhất với project nào của mình”.
Cách 4: Xoá bỏ các định kiến (bias)
Con gái không biết code đc, ứng viên đến từ Sillicon Valley là hoàn hảo… là hàng loạt các định kiến mà hầu hết các công ty công nghệ đếu có. Bạn có thể không nói rõ các định kiến đó ra miệng, nhưng chắc hẳn nó sẽ vẫn đâu đó có trong đầu bạn. Structure Interview chính là cách tốt nhất để xoá bỏ định kiến. Ngoài ra việc bạn biết là bạn đang mang các định kiến cũng là một bước đầu tiên rất tốt. Hãy lập một list những điều bạn cảm thấy vừa lòng với đồng nghiệp hiện tại, và tạo nên một bộ câu hỏi dựa trên đó.
TL;DR
Tìm đồng nghiệp rất khó, thậm chí nhiều team còn chả có cơ hội thử thực hiện những điều tôi nói ở trên vì họ còn chả có hồ sơ đến! Tuy nhiên cá nhân tôi thấy nếu bạn đang ở vị trí ngược lại (người đi tìm việc chứ không phải nhà tuyển dụng), có một vài điểm có thể có ích với bạn:
- Luôn cố gắng thay đổi tình trạng hiện tại. Bạn đang vướng trong một đống shit code, shit architecture, hãy vẽ nên một bức tranh mới tốt đẹp hơn và vẽ ra từng bước để thay đổi nó. Cá nhân tôi là một người ám ảnh bởi việc luôn làm mọi thứ tốt hơn, và tôi nghĩ cách nghĩ đó đã giúp tôi rất nhiều, kể cả việc thăng tiến trong công ty lẫn cả ngoài xã hội.
- Tìm dự án nào mà khiến bạn tự hào là đã từng làm nó để ghi vào CV. Kĩ năng “tìm dự án ngon” là một kĩ năng thiết yếu mà tôi nghĩ bạn sẽ lãng phí thời gian lẫn năng lực cá nhân nếu không có kĩ năng này.
- Khi không làm được hai điều trên ở team hiện tại (có thể vì chính trị công ty, vì công ty quá … lởm), hãy tìm việc mới ngay khi có thể.
TopDev via huydx.com
Có thể bạn quan tâm:
- 7 tuyệt kỹ giúp lập trình viên đậu phỏng vấn
- 5 câu hỏi javascript và cách đánh bại chúng
- Bí mật giúp bạn thành công khi phỏng vấn (P1)
Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?