Dịch vụ Thị trường Điện toán đám mây và lưu trữ web Landscape 2023
Thị trường điện toán đám mây & Lưu trữ web 2023 là một thị trường đã khá nổi tiếng với thế giới, nhưng tại Việt Nam thì thị trường này lại còn khá mới mẻ và trẻ. Tuy còn non nớt là thế nhưng thị trường Điện toán đám mây đã được những chuyên gia trong ngành dự đoán về sự bùng nổ phát triển của nó trong tương lai và Điện toán đám mây cũng đã đạt được những thành công nhất định tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.
Tổng quan
Cha đẻ của Điện toán đám mây là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM. Sau khi ra mắt vào năm 2008, thì Điện toán đám mây đã được ông lớn VNTT, Microsoft nhắm tới để phát triển tại thị trường Việt Nam. Sau đó Microsoft đã hợp tác với FPT để cùng nhau phát triển Điện toán đám mây trong dự án RQ1-Renovation.
Dự án kế tiếp mà FPT hợp tác với Microsoft là một dự án với sứ mệnh là đem lại nền công nghệ mới, tạo điều kiện cho các lập trình viên Việt Nam có thêm cơ hội để phát huy thể hiện tài năng. Dự án này bao gồm mục tiêu phát triển truyền thông, dịch vụ hạ tầng, hợp tác và đặc biệt là lưu trữ dữ liệu.
Thị trường Điện toán đám mây & Lưu trữ web Landscape
Cũng đã có một số cơ quan của Chính phủ đã áp dụng mô hình Điện toán đám mây riêng tư và Điện toán đám mây chung (cộng đồng) để triển khai một vài dự án làm mới bộ trung tâm tích hợp dữ liệu của Chính phủ, xây mới môi trường kiểm thử/phát triển cho Bộ Tài nguyên & Môi trường, TT&TT, Khoa học & Công nghệ cho các khu vực như HCM, Đà Nẵng…
Trong thời gian gần đây Microsoft và FPT không còn “độc chiếm” thị trường Điện toán đám mây nữa, đã có thêm nhiều công ty khác cũng đồng thời phát triển trong thị trường và cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây như HostVN, MOS, VNTT, Prism, Exa…
Đã có một vài công ty SI (công ty tích hợp hệ thống) và một số ISV (nhà cung cấp phần mềm độc lập) có chiến lược đầu tư nguồn vốn, chất xám vào thị trường Điện toán đám mây để phát triển Điện toán đám mây riêng tư và Điện toán đám mây công cộng.
Tuy Thị trường điện toán đám mây & Lưu trữ web có chút nhộn nhịp nhưng các nhà cung cấp Điện toán đám mây tại Việt Nam vẫn còn bị hạn chế nhiều mặt và vẫn chỉ là những công ty nhỏ lẻ với quy mô nhỏ. Thậm chí còn có một vài công ty chỉ triển khai dự án Điện toán đám mây ở mức khảo sát và nghiên cứu chứ chưa thật sự ứng dụng công nghệ Điện toán đám mây này.
Nhiều chuyên gia công nghệ nhận xét thị trường Thị trường điện toán đám mây & Lưu trữ web là giải pháp ít tốn kém, đem lại hiệu quả cao và tối ưu nhất để giúp các doanh nghiệp, công ty trong nước giảm thiểu chi phí tối đa, tăng năng suất làm việc tối đa. Nhưng với những gì thị trường Điện toán đám mây ở Việt Nam đem lại trong thực tế thì chúng ta vẫn chưa thể đạt được những kết quả đó.
Tại Đông Nam Á, doanh thu từ thị trường điện toán đám mây ước lượng đạt 40 tỷ đô trong năm 2025, trong đó Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất liên quan đến sử dụng điện toán đám mây, từ năm 2010 đến 2016, tốc độ tăng trưởng đạt 64.4%
Có thể trong tương lai ngắn, thị trường Điện toán đám mây sẽ được phát triển mạnh mẽ. Dấu hiệu rõ nhất để thể hiện dự đoán này sẽ thành hiện thực đó là vì đa số các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã có hiểu biết nhất định về những kiến thức cơ bản của Điện toán đám mây.
Chính vì thế việc phát triển bùng nổ Thị trường điện toán đám mây & Lưu trữ web tại nước ta là điều hoàn toàn có thể diễn ra. Trong một số công cố đã qua nghiên cứu trong VIO đã cho biết có khoảng:
- 25% thị trường vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu thông tin nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đám mây.
- 8% thị trường cho biết họ sẽ sử dụng Điện toán đám mây sau thời gian tìm hiểu.
- 39% thị trường đã dấn thân và đang sử dụng Điện toán đám mây.
- 19% thị trường còn lại đã hoàn toàn bị “thu phục” bởi Điện toán đám mây và đã lên kế hoạch phát triển, sử dụng lâu dài trên thị trường Điện toán đám mây 2020.
- 3% còn lại cho biết họ hoàn toàn không có dự định triển khai dự án đám mây.
Khó khăn của thị trường Điện toán đám mây
Dù Thị trường điện toán đám mây & Lưu trữ web đang trong giai đoạn phát triển tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nó như:
- Cơ sở hạ tầng chưa được phát triển một cách đồng bộ để có thể vận hành đám mây trơn tru
- Vẫn còn một số doanh nghiệp, khách hàng chưa có sự tin tưởng vào dịch vụ, các nhà cung cấp Điện toán đám mây
- Vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu nước ta còn nhiều thiếu sót
- Chi phí sử dụng, đầu tư cao so với quy mô công ty và quy mô của thị trường Điện toán đám mây
- Không cạnh tranh lại các công ty dịch vụ Điện toán đám mây nước ngoài
- Tính liên kết giữa các nhà cung cấp với nhau còn chưa được vững mạnh
- Không có tính sáng tạo, không thu hút, gây kích thích được các doanh nghiệp sử dụng
Trong năm 2018, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng các nước nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đám mây với số điểm là 41/100. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016 Việt Nam đạt kỷ lục có mức độ tăng trưởng cao nhất khối ASEAN với mức tăng trưởng là 64,4% (so với mức phát triển trung bình của cả khối ASEAN là 49.5%).
So với mô hình Công nghệ truyền thống thì chắc hẳn công nghệ mới mẻ như thị trường Điện toán đám mây sẽ ngày trở nên phổ biến và chiếm ưu thế hơn rất nhiều lần.
Tuy số liệu tăng trưởng khả quan là thế nhưng doanh thu mà thị trường Điện toán đám mây mang về còn rất thấp. Cụ thể là vì các doanh nghiệp chỉ chấp nhận chi trả trung bình 1,7$/năm/người cho việc sử dụng đám mây (số liệu từ năm 2016).
Nếu so sánh mức chi phí này với Singapore thì họ chấp nhận chi tiêu cho việc sử dụng dịch vụ đám mây gấp 107 lần so với nước ta. Malaysia gấp 6,5 lần, Thái gấp 2,4 lần và Philippines gấp 1,3 lần Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam là một trong số những nước sớm ban hành tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật cho hạ tầng điện toán đám mây. Điện toán đám mây sẽ là thành phần quan trọng nhất của hạ tầng số. Hạ tầng số phải được đầu tư trước, thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế số.
Tín hiệu tốt là ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ đám mây vì họ đã dần nhìn nhận được những lợi ích mà dịch vụ này đem lại. Theo báo cáo, các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Điện toán đám mây có thể tiết kiệm lên đến 40% chi phí dự định tự đầu tư, rút ngắn thời gian dự án từ 1 tháng đến 1.5 tháng, không còn tốn chi phí về nhân sự, bảo hành, bảo trì hệ thống….
Lợi thế Thị trường điện toán đám mây & Lưu trữ web 2023
Tuy thị trường Điện toán đám mây 2023 ở Việt Nam còn chưa được đầu tư với quy mô lớn để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nhưng trong thời đại công nghệ lên ngôi, xu hướng thị trường cũng đang dần chuyển sang công nghệ AI thì việc bùng nổ thị trường Điện toán đám mây là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Có 3 nhóm cung cấp dịch vụ chính trong thị trường Điện toán đám mây 2023 đó là:
- Doanh nghiệp cung cấp nước ngoài
- Doanh nghiệp lớn trong nước tự thực hiện dự án Điện toán đám mây
- Doanh nghiệp nhỏ/lẻ, startup cung cấp dịch vụ đám mây
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đám mây như Google, Microsoft có lợi thế hơn trong việc triển khai các dự án liên quan vì họ không những có nguồn vốn dồi dào mà họ còn có nhiều kinh nghiệm và đã dành rất nhiều thời gian cho nó hơn các công ty tại Việt Nam. Dù là vậy như những công ty nước ta cũng đang từng bước chạy tiến lên trong thị trường Điện toán đám mây.
Lợi thế về chi phí băng thông
Bài toán chi phí về băng thông khá rõ ràng, đối với các doanh nghiệp sử dụng các server ở nước ngoài, khi truyền tải dữ liệu chi phí sẽ mắc hơn rất nhiều khu sử dụng hạ tầng đám mây.
Nếu sử dụng dịch Điện toán đám mây của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đám mây trong nước thì chi phí chắc chắn sẽ tiết kiệm được khá nhiều (rơi vào khoảng 50%), lý do là vì lượng server/người nhiều hơn dẫn đến việc đường truyền rẻ hơn, ổn định hơn.
Ngoài ra nếu sử dụng Điện toán đám mây tại các doanh nghiệp cung cấp trong nước thì sẽ đc hỗ trợ nhiều hơn, thậm chí là nhận được sự hỗ trợ tức thì.
Với lợi thế về chi phí, khi người dùng không cần phải lắp đặt phần cứng hay bất kỳ phần mềm nào. Ngoài ra Enterprise Mobility với nhu cầu ngày càng tăng về lưu trữ dữ liệu cũng là nhân tố góp phần cho sự phát triển của các dịch vụ đám mây trong những năm tới.
Lợi thế về “sân nhà”
Các chuyên gia cho biết, việc xã hội ngày càng tiến bộ và cập nhật nền tiên tiến mỗi ngày là điều không thể tránh khỏi, dần dà công nghệ AI sẽ thay thế con người trong nhiều lĩnh vực và Điện toán đám mây cũng thế, chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Sau đại dịch Covid-19, thống kê cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng đám mây nhiều hơn, dữ liệu từ các doanh nghiệp được lưu trữ và thu về hiệu quả hơn. Vai trò thực thụ của những doanh nghiệp cung cấp Điện toán đám mây là giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng đám mây và hỗ trợ những lúc thật sự cần thiết.
Ông Vũ Minh Trí – Chủ tịch Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam cho hay: “Phải hướng đến các giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp. Trong đó, giải các bài toán cho doanh nghiệp hiện nay như giảm chi phí”. Trên thực tế, đây cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp cung cấp các hướng đến, đó là chủ động thiết kế giải pháp Điện toán đám mây cho các ngành có nguồn dữ liệu khổng lồ cần lưu trữ như ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm, xây dựng…
Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam là câu lạc bộ được lập nên với 12 thành viên có chuyên môn trong lĩnh vực Điện toán đám mây với sứ mệnh lan tỏa kiến thức về thị trường Thị trường điện toán đám mây & Lưu trữ web, chia sẻ của những doanh nghiệp về việc sử dụng đám mây.
Ông Trí cho hay: “Đồng thời, là nơi quy tụ những chuyên gia hàng đầu về cloud tại thị trường Việt Nam, chúng tôi cũng muốn tư vấn cho Chính phủ những định hướng phát triển cloud trong tương lai”.
Lợi thế kết hợp công nghệ AI và Điện toán đám mây sớm
Việc kết hợp công nghệ AI và Điện toán đám mây là một nước khá thông minh của giới công nghệ trong thế giới. Các chuyên gia trên thế giới đánh giá thị trường Thị trường điện toán đám mây & Lưu trữ web 2023 là: “Việt Nam đang trong thời điểm sớm để triển khai trí tuệ nhân tạo (AI). Điều đó sẽ giúp Việt Nam có không gian để phát triển, thay đổi và ứng dụng AI trong tương lai”.
Vì thế việc có thể sớm nhận thức và triển khai kế hoạch dự án kết hợp giữa công nghệ AI và Điện toán đám mây sẽ là lợi thế lớn nhất của Việt Nam so với thế giới. Dù Việt Nam chỉ là một thị trường với quy mô không lớn nhưng với bước đi sớm như thế này thì trong tương lai thị trường Điện toán đám mây sẽ phát triển nhanh chóng.
Hiện nay thị trường Điện toán đám mây của Việt Nam đã có khả năng tính toán, tiếp nhận và xử lý dữ liệu… Có thể nói Điện toán đám mây Việt Nam đã trang bị đủ và sẵn sàng cho việc bùng nổ.
Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình dự đoán trong 2-3 năm tới, thị trường Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam sẽ sôi động và có lẽ sẽ đóng góp lớn cho quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Báo cáo thị trường IT quý II 2023: Ngành IT khôi phục trạng thái, Việt Nam khởi sắc “xây tổ” đón “đại bàng”
- Dịch vụ thị trường Trí tuệ nhân tạo AI Landscape
- Dịch vụ thị trường Thương mai Điện tử Landscape
Xem thêm Top công việc IT tại TopDev!
- Đ Đại dương xanh cho Doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trên Zalo
- L Lakehouse Architecture: Nền tảng dữ liệu cho ứng dụng AI trong tương lai
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết