Test plan là gì? 4 bước cần thiết để thực hiện test plan?
Test plan là một tài liệu thiết yếu được sử dụng trong quá trình phát triển và cải thiện chất lượng phần mềm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm test plan là gì, các thành phần chính và mục đích của test plan.
Test plan là gì?
Test plan là một tài liệu chi tiết mô tả các hoạt động, phương pháp và kế hoạch để thực hiện một quá trình kiểm thử cho một sản phẩm hoặc một hệ thống. Đây là một phần quan trọng trong việc kiểm thử phần mềm, giúp nhóm phát triển xác định được tất cả các thông tin cần thiết về mục tiêu, phạm vi, lịch trình, tài nguyên và các bước cụ thể để tiến hành thực hiện kiểm thử.
>>> Xem thêm: Stress testing là gì? Phân biệt stress testing và load testing
Mục đích của test plan là gì?
Test plan được sử dụng phổ biến vì:
- Cung cấp hướng dẫn rõ ràng: Một test plan cung cấp một lộ trình chi tiết cho các hoạt động kiểm thử, từ đó giúp các nhà phát triển hệ thống (system developer) định hướng suy nghĩ.
- Cải thiện giao tiếp: Tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả giữa các tester, đảm bảo tất cả các bên liên quan hiểu rõ về quá trình này.
- Tiết kiệm thời gian : Những thông tin quan trọng như chiến lược, phạm vi và ước tính kiểm thử đều được ghi lại trong test plan. Vì vậy, điều này giúp nhóm quản lý hệ thống tốn ít thời gian hơn trong việc xem xét và sử dụng lại các thông tin này cho các dự án khác.
Test plan gồm những gì?
Để thực hiện một test plan gồm các bước lần lượt như: phân tích sản phẩm; thiết kế chiến lược kiểm thử; xác định mục tiêu kiểm thử; xác định tiêu chí kiểm thử.
1. Phân tích sản phẩm
Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quá trình lập test plan. Nhằm giảm thiểu tối đa các lỗi không đáng có có thể xảy ra, các tester cần nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng để hiểu rõ các sản phẩm. Để phân tích sản phẩm, các system developer cần trả lời các câu hỏi sau:
– Đối tượng sử dụng sản phẩm này là ai?
– Mục tiêu sử dụng sản phẩm này là gì?
– Sản phẩm này sẽ làm việc ra sao?
– Cần có những phần cứng và phần mềm nào của sản phẩm?
Bằng cách đặt ra các câu hỏi cụ thể như vầy, các tester lập test plan có thể thu thập thông tin cần thiết để lập nên một test plan toàn diện và hiệu quả, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.
Khám phá việc làm tester lương cao trên TopDev
2. Thiết kế chiến lược kiểm thử
Chiến lược kiểm thử là một phần không thể thiếu của bất kỳ một test plan nào. Để xây dựng một test plan hiệu, cần tuân theo những bước dưới đây:
- Xác định phạm vi kiểm thử
Để xác định phạm vi, bạn phải tuân theo quy trình gồm 4 giai đoạn:
– Yêu cầu khách hàng chính xác
– Xác định ngân sách dự án
– Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm
– Kỹ năng và tài năng của nhóm kiểm thử của bạn
- Xác định loại kiểm thử
Mỗi loại kiểm thử được xây dựng để phát hiện một loại lỗi riêng biệt. Tuy nhiên, tất cả các loại kiểm thử đều có mục tiêu chung là tìm ra lỗi sớm trước khi sản phẩm được phát hành ra thị trường. Người quản lý kiểm thử cần xem xét mức độ ưu tiên của từng loại kiểm thử, tùy theo từng loại sản phẩm hoặc thuộc tính nào đang được kiểm thử trong giai đoạn cụ thể và xác định loại kiểm thử nào bạn muốn tập trung nhằm tiết kiệm chi phí.
- Tài liệu về rủi ro (risk) và vấn đề (issue)
Rủi ro là những sự kiện có xác suất xảy ra rất thấp và có khả năng thua lỗ. Khi rủi ro xảy ra thì nó sẽ trở thành vấn đề.
Rủi ro | Cách phòng tránh |
Thành viên trong nhóm thiếu các kỹ năng cần thiết để tiến hành kiểm thử hệ thống | Lên kế hoạch đào tạo để nâng cao kỹ năng cho các thành viên. |
Lịch trình dự án quá dày đặc, khó để hoàn thành dự án này đúng hạn | Đặt mức độ ưu tiên cho từng hoạt động kiểm thử. |
Quản lý của dự án kiểm thử có kỹ năng quản lý kém | Lên kế hoạch đào tạo kỹ năng cho người quản lý kiểm thử. |
Sự thiếu hợp tác giữa các thành viên trong nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của nhân viên | Hãy động viên, khuyến khích từng thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình và truyền cảm hứng để họ nỗ lực hơn. |
Dự toán sai ngân sách và vượt chi phí dự kiến | Hãy thiết lập phạm vi tài chính trước khi bắt đầu công việc, chú ý nhiều đến việc lập kế hoạch dự án, liên tục theo dõi và đo lường tiến độ. |
- Tạo test logistics
Ở bước này, nhà quản lý kiểm thử cần trả lời 2 câu hỏi quan trọng dưới đây:
– Ai là người thực hiện kiểm thử?
Nhằm đảm bảo test plan được thực hiện một cách hiệu quả nhất, bạn nên chọn thành viên có đủ năng lực và trách nhiệm. Việc lựa chọn sai thành viên cho nhiệm vụ có thể dẫn đến sự thất bại hoặc chậm trễ trong công việc. Thành viên tham gia dự án kiểm thử cần có những kỹ năng như: hiểu được mong muốn của khách hàng, quan tâm đến các chi tiết và có khả năng làm việc nhóm. Tester là người chịu trách nhiệm tham gia các dự án kiểm thử, tùy vào ngân sách mà bạn có thể chọn thành viên trong nội bộ công ty hoặc thuê bên ngoài (outsource).
– Khi nào sẽ thực hiện kiểm thử?
Các hoạt động kiểm thử cần được thực hiện cùng lúc với các hoạt động phát triển liên quan. Bạn nên bắt đầu quá trình kiểm thử khi có đủ 3 yếu tố sau: tài liệu, nhân lực và môi trường kiểm thử.
3. Xác định mục tiêu kiểm thử
Mục tiêu hay mục đích của kiểm thử là mục tiêu tổng thể của dự án. Đó là cố gắng tìm ra càng nhiều lỗi của phần mềm thì càng tốt nhằm đảm bảo phần mềm hoạt động hiệu quả, không xảy ra lỗi khi phát hành đến tay người dùng. Ngoài ra, việc xác định đúng mục đích sẽ giúp quá trình kiểm thử diễn ra suôn sẻ và tiết kiệm thời gian.
Để xác định mục tiêu kiểm thử, trước tiên bạn cần liệt kê các tính năng phần mềm (chức năng, hiệu suất, …) cần kiểm thử. Từ đó xác định mục đích của kiểm thử dựa trên các tính năng đó.
4. Xác định tiêu chí kiểm thử
Tiêu chí kiểm thử là một tiêu chuẩn hoặc quy tắc mà một quy trình kiểm thử lấy đó làm chuẩn mực để dựa vào. Tiêu chí kiểm thử gồm 2 loại chính:
- Tiêu chí đình chỉ (Suspension Criteria)
Nếu các tiêu chí đình chỉ được đáp ứng, điều này có nghĩa là quy trình kiểm thử sẽ bị đình chỉ hoạt động cho đến khi các tiêu chí được giải quyết.
- Tiêu chí thoát (Exit Criteria)
Tiêu chí thoát biểu thị sự hoàn thành thành công của giai đoạn kiểm thử và là kết quả cần được đáp ứng trước khi tiếp tục giai đoạn phát triển tiếp theo.
Một vài phương pháp xác định tiêu chí thoát, bao gồm:
– Tốc độ chạy (Run rate): là tỷ lệ giữa số trường hợp kiểm thử đã được thực hiện trên tổng số trường hợp kiểm thử của đặc tả kiểm thử
– Tỷ lệ vượt qua (Pass rate): là tỷ lệ giữa các số trường hợp kiểm thử thông qua trên tổng số các trường hợp kiểm thử được thực hiện.
>>> Xem thêm: Các chứng chỉ Tester nên có để theo đuổi sự nghiệp
Các câu hỏi thường gặp về test plan là gì?
Câu 1: Test plan có thể thay đổi trong quá trình diễn ra dự án hay không?
Có thể. Tùy vào tình hình thực tế, một số sự thay đổi có thể diễn ra như: thay đổi về yêu cầu hoặc phạm vi, tài nguyên không đủ, phản hồi từ kiểm thử lần trước hay xảy ra các rủi ro không muốn.
Câu 2: Khi nào nên bắt đầu lập test plan?
Test plan nên được thực hiện từ giai đoạn sớm nhất của dự án. Điều này đảm bảo giúp việc tiến hành kiểm thử được kết hợp vào quá trình phát triển và quản lý dự án một cách liên tục.
Câu 3: Những loại cần được bao gồm trong test plan là gì?
Test plan nên chứa các loại kiểm thử sau: kiểm thử đơn vị (unit testing), kiểm thử tích hợp (integration testing), kiểm thử hệ thống (system testing), kiểm thử chấp nhận (acceptance testing), kiểm thử hiệu năng (performance testing) và cuối cùng là kiểm thử bảo mật (security testing).
Kết luận
Test plan là một quy trình đặc biệt quan trọng nhằm giúp phát hiện lỗi của sản phẩm trước khi phát hành ra thị trường. Để hoạt động kiểm thử được diễn ra nhanh chóng, bạn nên tuân theo các bước cụ thể như đã liệt kê. Đồng thời, hy vọng rằng bài viết của TopDev đã giúp bạn hiểu thêm về test plan cũng như biết nên ứng dụng phương pháp kiểm thử này như thế nào. Đừng quên tiếp tục theo dõi Blog TopDev để cập nhật thêm nhiều kiến thức lập trình hữu ích.
Xem thêm các tin tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS
- C Compiler là gì? Công việc cụ thể của một trình biên dịch