[Tâm sự lâp trình – Phần 2] : Học đại học con đường trở thành lập trình viên
Bài viết được sự cho phép của tác giả Tin Tran
Và thế là cũng đến ngày nhập học, xách balo lên và đi, hành trang là một túi quần áo cùng với những bỡ ngỡ, ngu ngơ, khờ dại của tuổi trẻ. Cả thế giới công nghệ thông tin dường như đang rộng mở chào đón tôi.
Hôm nay tôi đi học. Trường mới bạn mới và tất cả đều mới đối với tôi, chỉ có cái không mới đó là cái máy tính bàn theo tôi hết năm nhất đại học.
Cũng như các trường đại học khác thì năm đầu tiên đều học các môn đại cương và trường tôi cũng không ngoại lệ. Tôi phải đối mặt với các môn toán cao cấp A1, A2, A3, tin học đại cương, đường lối, Mác lê-nin…vv
Ở ngôi trường này tôi đã quen một số bạn mới, những người này đã giúp rất nhiều trong con đường trở thành lập trình viên sau này. Năm nhất thì chưa học lập trình gì cả, chưa có ai có laptop. Sau khi tan học về thì rủ nhau đi quán nước chém gió, đánh bida. Hết năm nhất cũng không có gì đặc biệt.
Năm nhất thì không có gì để nói cả, vì thời gian đó chỉ học những môn đại cương. Từ năm thứ 2 trở đi tôi đã biết tới ngôn ngữ lập trình Java. Java là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ, đến bây giờ khi đi làm thì tôi mới hồi tưởng được cái sự mạnh mẽ của nó, lần đầu tiên tôi đã được nghe về cái tên lập trình hướng đối tượng. Thực sự mà nói thì lần đầu học nó thì tôi chẳng hiểu gì cả.
Môn đầu tiên học về Java là môn lập trình cơ bản, môn này chủ yếu học về thế nào là hướng đối tượng, class, các lệnh vòng lặp, kiểm tra điều kiên, toán tử, kiểu dữ liệu. Cách biến một đối tượng ở bên ngoài thành một class mà để quản lý dễ dàng hơn. Tôi học môn này cũng dạng bình thường không quá xuất sắc lắm. Trường này dạy chủ yếu là Java nên từ năm 2 đến năm 4 lúc nào cũng thấy Java cả.
Năm học thứ 2 này thì cũng chưa có đồ án lớn nên không có phân chia nhóm, mỗi người tự làm bài tập lớn và nộp cho giáo viên. Và nhóm bạn của tôi chơi thì rất là đoàn kết, một đứa làm và nhiều đứa chép. Dĩ nhiên là cũng có sửa lại đôi chút để thầy cô không biết là chép bài của nhau, đó là suy nghĩ sai lầm của một sinh viên năm 2, tuy nhiên sau khi đi làm thì tôi đã hiểu ra được là không bao giờ lừa dối được thầy cô. Sau khi đi làm thì tôi biết được rằng có tool để hỗ trợ compare(so sánh) giữa các code với nhau, so sánh từ folder đến file, cái nào khác nhau thì nó sẽ show ra hết. Còn tool đó là gì thì mình sẽ giới thiệu ở trong bài viết thủ thuật về lập trình nhé.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, tôi đã kết thúc năm 2 và bước vào năm 3 của sinh viên. Cái mốc sinh viên năm thứ 3 là năm của rất nhiều suy nghĩ, rất mông lung, kiến thức rất chi là rời rạc, không xác định được hướng đi cho mình sau này và tôi cũng như thế, cũng chỉ biết đi học và suy nghĩ về tương lai mù mịt của mình.
Tại thời điểm này tôi được học môn mới gọi là lập trình web, dĩ nhiên là cũng học về phân tích thiết kế, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Nhưng ở đây tôi sẽ nói về hướng đi sau này, java thì sẽ có hai hướng đi chính là lập trình web và lập trình mobile. Nhưng trong học kỳ này thì đang học môn lập trình web, đồ án được đưa ra là xây dựng một trang web viết bằng java(jsp/servlet), thầy yêu cầu chia nhóm gồm ba người để cùng làm . Một tuần trôi qua, hai tuần trôi qua, ba tuần trôi qua và chúng tôi vẫn dậm chân tại chỗ, không thằng nào chịu làm cả. Tính tới thời điểm cách ngày báo cáo đồ án là một tuần thì chúng tôi mới bàn nhau về vấn đề làm đồ án, sau khi thảo luận thì quyết định clone giao diện của trang tiki để làm trang web bán sách cho nhóm. Hồi đó trang tiki cũng bình thường, tính ra giao diện cũng dễ nhìn. Rồi chia nhiệm vụ ra, một thằng nghiên cứu viết giao diện cho trang chủ, thằng thì dựng database, kết nối database, thằng thì code xử lý logic.
Sau bốn ngày vật vã, đêm quên ăn ngày quên ngủ thì team đã hoàn thành các chức năng của một web bán sách bao gồm từ trang mua sách của người dùng, các chức năng hiển thị sản phẩm, phân loại sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán và trang admin. Vì làm nhanh quá nên mọi người đi báo cáo với một tinh thần hết sức thoải mái và không ai nghĩ sẽ được điểm cao, sau khi báo cáo hoàn tất thầy nhận xét và cho điểm thì OMG. Nhóm chúng tôi nhận được con điểm 9, cả nhóm vỡ òa cảm xúc, rơi nước mắt đầm đìa. Nói đùa cho vui chứ không đến nỗi rơi nước mắt.
Và năm 3 kết thúc trong niềm vui của con điểm 9, đến đây tôi cũng chưa xác định được hướng đi sau này cho bản thân và vẫn mông lung như ngày nào. Hè năm 3 tôi đi làm thêm, được bao ăn và nhận được 2tr trong vòng 2 tháng. Bố mẹ tôi vẫn gửi tiền ăn hàng tháng cho tôi. Tổng lại thì dư được hơn 4tr, tôi quyết định đổi điện thoại mới, trước đó thì tôi đang sử dụng con nokia express music, con này nghe nhạc thì bao hay nhưng tiếc rằng những năm đó là thời đại của smart phone, nên tôi đã mua một con điện thoại samsung galaxy trend có giá 4tr. Kết thúc kỳ nghỉ hè.
Học kỳ I của năm 4 tôi học lập trình thiết bị di động. Lợi thế của java lúc bấy giờ là lập trình android, tạo ra các game, ứng dụng chạy trên smart phone. Và hiện trong tay của tôi đã có một chiếc điện thoại smart phone mà đã mua ở kỳ nghỉ hè. Tôi miệt mài lập trình ra những ứng dụng trong niềm vui sướng được mở mang kiến thức, được làm ra những ứng dụng chạy trên điện thoại. Và tôi đã xác định theo con đường lập trình mobile.
Nhưng đời không như mơ và người tính không bằng trời tính, sang học kỳ II của năm tư vì không đủ điều kiện làm luận văn mà tôi đã chọn học ba môn để ra trường, một trong số đó là môn chuyên đề web. Bước sang học kỳ II tôi chỉ tập trung vào học những cái để làm web và đã lãng quên đi lập trình mobile cái mà tôi đã xác định theo đuổi.
Môn chuyên đề web mà tôi đã nhắc đến sẽ được học về framework để xây dựng web một cách nhanh chóng (lúc này tôi cũng không biết rằng các công ty họ thường dùng framework để xây dựng web). Trên trường thầy dạy một framework này, nhưng thầy bắt mình chọn một framework khác để xây dựng website. Lúc đó học sinh nào cũng chửi thầy là thầy dạy một đường bắt học sinh làm một nẻo. Đến bây giờ khi nhìn lại những ngày tháng đó mới hiểu được tại sao thầy lại làm như vậy. Thầy muốn chúng ta biết thêm được nhiều kiến thức, rèn luyện được cách tiếp cận một công nghê, một framework mới và những cái này đều rất cần thiết khi chúng ta đi làm.
Cũng đã đến lúc chọn framework để làm đồ án, team chúng tôi gồm ba người, sau khi thống nhất thì chúng tôi chọn một framework để làm, do học chuyên về java nên chọn framework được phát triển dựa trên java để làm web và chúng tôi đã chọn ZK framework. Lúc đó chúng tôi chưa biết gì về cách hoạt động và cách làm cũng không một ai biết. Sau một tháng nghiên cứu thì cũng đã hoàn thành được đồ án. Ngày lên thớt cũng đã tới, cả team đã chuẩn bị sẵn sàng giáp lửa, giáp gai, phản dame các kiểu, vì thầy được mệnh danh là người khó tính nhất khoa. Sau ba mươi phút trình bày và giải đáp thắc mắc của thầy thì thầy phán một câu : “Giờ các em muốn mấy điểm?”.
Lúc đó tôi là người trình bày và cũng là người đứng ra nói với thầy như thế này : “Để xứng đáng với công sức của nhóm em thì 8 điểm là số điểm nhóm em muốn”. Và thế là thầy cho nhóm chúng tôi 8 điểm.
Các bạn thấy đó, đi học điểm cao thì không khó, quan trọng là mình chịu làm và chịu học, có nhiều bạn lúc học thì không chịu học, đến lúc làm đồ án thì đi thuê người khác code, đến ngày báo cáo thầy cô hỏi lại thì không biết gì, lúc đó tiền mất, điểm lại không có. Nhóm chúng tôi là tự nghiên cứu, tự thân vận động nên những cái thầy hỏi thì chúng tôi đều trả lời được, thầy chấm điểm dựa trên công sức của chúng tôi bỏ ra. Như câu trả lời của tôi với thầy, tôi thấy tôi đã bỏ ra quá nhiều công sức nên mới dám trả lời như vậy. Các bạn nhớ nhé.
Ở trên tôi có nói là học ba môn, nhưng tôi chỉ đề cập tới môn mà sau này ảnh hưởng đến cuộc đời của tôi, còn những môn khác thì sẽ không nói tới.
Sau khi báo cáo thành công tất cả các môn thì tôi đủ điều kiện để ra trường, ra trường đúng hạn. Một phần do may mắn, một phần là do công sức tôi bỏ ra.
Học đại học tuy dài, nhưng tôi đã kể hết những trải nghiệm của mình chỉ trên dưới 2000 từ , đến đây chắc các bạn đã biết con đường mình đi là con đường nào rồi, đó chính là Lập trình Web. Nó đã theo mình tới tận bây giờ.
Sau những gì tôi đã kể cho mọi người nghe thì tôi rút ra được vài điều sau khi học đại học giành cho các bạn.
1. Học đại học nên có một team cùng học, cùng chơi, để cùng làm đồ án.
2. Hãy tự thân vận động, không ỷ lại vào người khác.
3. Hãy lựa chọn con đường đi cho mình.
Và câu chuyện học đại học đã tới hồi kết, cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi, phần tiếp theo thì tôi sẽ kể về sau khi ra trường, đi xin việc, thử việc nhé.
Bài viết gốc được đăng tải tại chickencodes.com
Có thể bạn quan tâm:
- Tôi biết đến với máy tính và lập trình như thế nào?
- Tóm tắt con đường trở thành Lập Trình Viên
- Con đường trở thành Product Manager từ lập trình viên tại Amazon
Tìm việc IT lương cao, đãi ngộ tốt trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?