VPS là gì? Hosting là gì? Sự khác nhau giữa VPS và Hosting
Bài viết được sự cho phép của tác giả Phạm Bình
Chào các bạn,
Trong lập trình nói chung và trong lập trình web nói riêng, chúng ta thường hay nghe tới các khái niệm như vps, hosting,… vậy chúng thật sự là gì, chúng khác nhau như thế nào và và tác dụng của chúng là gì thì mình sẽ giải thích ngắn gọn trong bài viết này nhé.
I. VPS là gì?
VPS – Virtual Private Server, tạm dịch là máy chủ ảo riêng tư. “Riêng tư” trong trường hợp này ám chỉ nó là một chiếc máy hoạt động độc lập, không chung đụng với ai, nếu bạn sở hữu nó, bạn có toàn quyền bật, tắt, cài cắm thêm phần mềm, v.v mà không ảnh hưởng tới ai, không ai cấm bạn, bạn có toàn quyền sử dụng, toàn quyền quyết định định mệnh của nó, giống như bạn sở hữu một chiếc máy tính cá nhân.
Về cơ bản VPS là một chiếc máy tính ảo – tuy không có thật, nhưng vẫn có đầy đủ các thông số cấu hình như RAM, CPU, dung lượng ổ cứng,… và cũng có hệ điều hành không khác gì một chiếc máy tính thật.
Khi bạn sở hữu một VPS, cũng giống như bạn sở hữu một chiếc máy tính bình thường. Tuy nhiên không ai sử VPS về để làm các công việc như một máy tính thông thường cả, thay vào đó VPS thường được sử dụng để làm các máy chủ web, máy chủ database,…
Để có kết nối, điều khiển, sử dụng VPS người ta thường sử dụng giao thức ssh để truy cập vào VPS. Sau khi truy cập thành công, mọi thao tác với VPS như cài đặt thêm phần mềm, copy file, tạo thư mục,v.v sẽ được thực hiện thông qua command line thay vì sử dụng giao diện GUI như trên một chiếc máy tính bình thường.
Để sở hữu một VPS, thường thì bạn sẽ phải mua của một bên thứ 3 như digitalocean.com, vultr.com,vv chứ ít ai (hoặc không ai) tự mình tạo ra một VPS rồi sử dụng cả – trừ khi chính bạn cũng là nhà cung cấp. Chi phí để trả cho một VPS cũng có nhiều mức giá khác nhau, có thể chỉ từ vài đô cho tới cả nghìn đô mỗi tháng.
Để có thể sử dụng được VPS, đòi hỏi bạn cần có một chút kiến thức về các giao thức mạng như ssh, biết cách thao tác với command line, am hiểu về một số hệ điều hành thường dành cho máy chủ như linux.
Tham khảo việc làm WordPress mới nhất trên TopDev
II. Hosting là gì?
Hosting hay host, shared host cũng đều là một. Khái niệm này thường được nghe tới nhiều khi bạn là một web developer.
Về cơ bản, hosting là nơi đã được cài đặt sẵn môi trường, bạn chỉ việc đưa ứng dụng của mình lên là có thể sử dụng được. Ví dụ như:
- PHP hosting: sẽ được cài đặt sẵn PHP và một số phần mềm khác như mySQL, apache, nginx,.. với mục đích để chạy được các website viết bằng PHP.
- Java hosting: sẽ được cài đặt sẵn java và các phần mềm khác liên quan, mục đích là để chạy được các website viết bằng java.
- Nodejs hosting: sẽ được cài đặt sẵn nodejs và các phần mềm liên quan, mục đích là để chạy được các website viết bằng nodejs.
III. Sự khác nhau VPS và Hosting
3.1 Tính riêng tư
VPS
Cũng giống như mình đã trình bày ở mục VPS là gì, thì VPS giống như một máy tính “riêng”, vì vậy mà nó có tính riêng tư cao, ít bị phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Hosting
Hosting thì độ riêng thấp hơn, về cơ bản hosting có thể được tạo ra từ một VPS, và một VPS có thể tạo ra nhiều hosting. Như vậy nếu VPS bị tắt hoặc gặp sự cố thì toàn bộ các hosting cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, hosting là môi trường được cài đặt sẵn nên sẽ rất hạn chế nếu bạn muốn bổ sung thêm các thành phần khác, thường thì các nhà cung cấp sẽ chỉ cho bạn tùy biến một số thành phần quen thuộc.
Ví dụ, website của mình chạy tốt trên php 7.4, tuy nhiên hosting chỉ được cài sẵn php 7.2, và đương nhiên mình sẽ không thể tự nâng php từ 7.2 lên php 7.4 được mà phải đợi nhà cung cấp họ nâng giúp. Hay website của mình có sử dụng Redis để làm cache, tuy nhiên hosting thì không hỗ trợ Redis,…
3.2 Tính dễ sử dụng
VPS
Đương nhiên VPS sẽ khó sử dụng hơn. Vì VPS là của riêng bạn, nên mọi thao tác cài đặt môi trường, cấu hình an toàn thông tin,… đều phải do bạn tự làm, vì thế mà bạn cần phải có khá nhiều kiến thức.
Hosting
Hosting thì lại dễ sủ dụng hơn, vì mọi thứ đã được cài đặt sẵn, bạn chỉ cần đưa source code của mình lên, cấu hình một số thông tin nho nhỏ là có thể chạy được. Hosting có thể được sử dụng bởi một người ít am hiểu về máy tính, mạng mẽo,…
Mình quen khá nhiều các anh chị chỉ làm marketing, SEO, content nhưng cũng sử dụng hosting vô cùng rành rọt.
À mà hosting có dễ sử dụng hay không còn phụ thuộc một phần vào nhà cung cấp, nếu họ cho bạn một công cụ quản lý trực quan thì sử dụng sẽ dễ dàng hơn, còn không sẽ ngược lại. Nhưng thường thì hosting sẽ rất rễ sử dụng.
Chí phí cho một hosting cũng rẻ hơn so với VPS rất nhiều.
3.3 Khi nào sử dụng hosting, khi nào sử dụng VPS
Sự khác nhau cơ bản nhất giữa hosting và VPS nằm ở tính riêng tư. Nếu sản phẩm của bạn cần một môi trường ổn định, dễ dàng tùy biến theo ý bạn, thì VPS là lựa chọn bắt buộc. Ngược lại bạn có thể chọn hosting.
Xét trên một số sản phẩm cụ thể thì:
- Hosting: website blog cá nhân, website bán hàng cho shop nhỏ, website giới thiệu doanh nghiệp.
- VPS: website tin tức lớn, website bán hàng lớn, website mang các business phức tạp, máy chủ lưu trữ dữ liệu.
V. Tổng kết
Tổng kết lại thì có một số ý quan trọng như sau:
- VPS: là một máy tính ảo, của riêng bạn. Để sử dụng được thì cần nhiều kiến thức về mạng, về máy tính, về hệ điều hành cho máy chủ. Phù hợp với những sản phẩm phức tạp.
- Hosting: là một môi trường được cài đặt sẵn, khả năng tùy biến thấp nhưng lại dễ sử dụng. Phù hợp với những sản phẩm nhỏ, đơn giản.
Hy vọng với bài viết ngắn gọn này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hosting là gì và VPS là gì.
Chào tạm biệt.
Bài viết gốc được đăng tải tại phambinh.net
Xem thêm:
Tham khảo thêm các vị trí tuyển dụng ngành CNTT lương cao tại Topdev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước
- D Display CSS là gì? Cách khai báo và sử dụng thuộc tính display trong CSS