Sử dụng Panel Network của Chrome DevTools
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lưu Bình An
Panel Network trên trình duyệt Chrome là một công cụ rất hữu ích để phân tích các sự kiện network, bài này căn bản dành cho người mới nhé.
Để vừa đọc vừa vọc tut này, các bạn dùng trang này để vọc https://devtools.glitch.me/network/getstarted.html
Sau khi mở Panel Network trên DevTools, ấn Ctrl+R để refresh lại trang, lúc này các sự kiện của network sẽ được ghi lại và hiển thị trên tab
Bên dưới cùng, là thông tin về tổng số request đã gửi, tổng dung lượng đã down về
Cái chart phía trên sẽ cho thấy cái nhìn khái quát về các sự kiện của network theo biểu đồ thời gian
Trong table network log
- Status: mã response của HTTP
- Type: resource type
- Initiator: cho biết đứa nào đã gây ra request
- Size: size của resource
- Time: tổng số thời gian dùng để download/upload resource
- Waterfall: chart mô tả thời điểm request, thời gian request của một resource
Click vào để hiển thị thêm thông tin trên từng resource, cột size sẽ cho biết là resource này đã được compress chưa.
Giá trị ở trên là size chưa compress, ở dưới là đã compress, nếu cả 2 giá trị này bằng nhau thì compress không chạy
Network log sẽ liên tục record thông tin khi có network request mới, nếu đã có đủ thông tin muốn lấy, click Stop Record để dừng việc record này lại
Các column hiển thị trên Network log có thể tùy biến dễ dàng bằng cách click chuột phải lên tên cột
Để giả lập môi trường mạng của mobile, sử dụng Network Throttling
Để kiểm tra lần load đầu tiên, trước hết chúng ta xóa cache của trình duyệt bằng cách click và giữ vào nút refresh , chọn “Empty Cache and Hard Reload”, nó sẽ xóa hết cache trên trang hiện tại trước khi load
Chúng ta có thể dùng tab Network để tìm một string trong header và message body.
Thí dụ, chúng ta muốn kiểm tra các resource có sử dụng cơ chế cache phù hợp chưa, nếu resource không thay đổi thường xuyên, trình duyệt nên được thông báo để cache các resource này. Cơ chế cache này được thiết đặt trong header, click nút search để hiển thị ô search, nhập Cache-Control rồi enter, chúng ta sẽ có toàn bộ thông tin Cache-control: max-age
của từng resource
Với ô filter, chúng ta cũng có vài tip trên ô filter này
- Có thể dung regex, ví dụ
/.*\.[cj]s+$/
sẽ bỏ qua resource ko có chữa chữ c hoặc j
- Thêm dấu
-
phía trước để loại bỏ, như-main.css
sẽ bỏ qua các resource có chứamain.css
domain:*anluu.com
để lọc các resource load từ anluu.com
Trường hợp muốn block một resource nào đó để kiểm tra xem chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta ko load nó.
Thí dụ chúng ta sẽ bỏ qua file stylesheet khi load trang, ấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+P
để mở menu, gõ Blocking -> chọn Show Request Blocking
Chọn Add pattern
Nhập main.css -> click Add.
Sau đó refresh lại trang
Xem video của tut Inspect Network Activity – Chrome DevTools 101
Bài viết gốc được đăng tải tại vuilaptrinh.com
Có thể bạn quan tâm:
- Senior Frontend thì dùng Chrome DevTool như thế nào?
- 34 sản phẩm phần mềm Social Networking tốt nhất
- Cách thiết lập và duy trì mối quan hệ (networking) hiệu quả
Xem thêm các tuyển dụng kỹ sư Network hấp dẫn tại TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?