Sử dụng Intelligent constants trong lập trình Android
Bài viết được sự cho phép của tác giả Sơn Dương
Constants được sử dụng ở khắp mọi nơi trong hầu hết các dự án. Với dự án Android cũng vậy, chúng được sử dụng rất nhiều.
Bạn có bao giờ tự hỏi liệu có thể làm cho Constants trở nên thông minh hơn chưa? Nghe có vẻ phi lý nhưng lại rất hợp lý
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo Intelligent constants trong dự án Android nhé!
#Thực hành tạo Intelligent Constants
Chúng ta cùng xem xét một kịch bản là bạn muốn truyền một flag vào một hàm và thực hiện một việc gì đó dựa trên giá trị được truyền vào.
Ví dụ: Mình có một hàm có 3 tham số. Tham số thứ nhất và thứ 2 là kiểu số (Integer), còn tham số thứ 3 là một Operation để thực hiện 2 tham số kia.
Đại khái như sau:
private int performOperation(int a, int b, <operation>)
Bạn sẽ chọn kiểu dữ liệu nào cho tham số <operation>
?
Dưới đây là một số phương án:
1. Enums
Giải pháp đầu tiên mà bạn nghĩ đến là kiểu Enum. Enum là kiểu dữ liệu rất đặc biệt với nhiều tính năng được Java cung cấp sẵn.
public enum Operations { ADD, SUBTRACT, DIVIDE, MULTIPLY } private int performOperation(int a, int b, Operations operation) { } someFunction() { performOperation(1, 2, Operations.ADD); }
Mặc dù Enums dễ đọc, dễ sử dụng và có thể gọi từ bất kì nơi nào nhưng chúng lại khá nặng, đặc biệt đối Android với nguồn tài nguyên hạn chế.
Enums trong Java có nhiều đặc điểm nổi bật như:
- Tính đóng gói (packed).
- Gần giống với Class, khi bạn có thể có các methods bên trong (cả concrete và abstract methods).
- Dễ dàng chuyển từ String sang Enum Object.
Trong trường hợp ví dụ của mình thì Enum được sử dụng như một hằng số.
2. Simple Constants
Thay vì sử dụng Enum, chúng ta có thể sử dụng số nguyên làm hằng số theo cách truyền thống mà mọi người hay làm, đại khái như bên dưới:
public static final int ADD = 0; public static final int SUBTRACT = 1; public static final int DIVIDE = 2; public static final int MULTIPLY = 3; private int performOperation(int a, int b, int operation) { }
Với cách định nghĩa Constant kiểu này, code sẽ nhẹ hơn so với sử dụng Enum nhưng có nhược điểm là khi sử dụng chúng ta không biết truyển Constant nào cho chính xác.
Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là có thể truyền một số nguyên không được định nghĩa hằng số trước, dẫn đến ứng dụng chạy sai logic hoặc thậm chí bị crash.
3. Intelligent Constants
Intelligent constants tận dụng được ưu điểm của cả Enum và simple constant bằng cách sử dụng annotation.
Android cung cấp 2 annotation:@IntDef
và @StringDef
để giúp chúng ta làm điều đó. Hai annotation này mang lại điều gì? Câu trả lời là chúng sẽ làm cho Constants trở nên “thông minh” hơn!
Nghe có vẻ điêu điêu đúng không! Nhưng hãy khoan hoài nghi mà hãy tham khảo code bên dưới:
// Constants public static final int ADD = 0; public static final int SUBTRACT = 1; public static final int DIVIDE = 2; public static final int MULTIPLY = 3; // Bundling them under one definition @Retention(RetentionPolicy.SOURCE) @IntDef({ADD, SUBTRACT, DIVIDE, MULTIPLY}) public @interface OperationsDef { } private int performOperation(int a, int b, @OperationsDef int operation) { }
Ở đây chúng ta tạo annotate definition cho Constant OperationsDef
. Sau đó annotate này cho tham số thứ 3 trong hàm mà mình ví dụ ở trên. Điều kì diệu bắt đầu từ đây!
Việc gọi hàm để sử dụng giờ đã trở nên dễ dàng hơn. Không những vậy, trình biên dịch sẽ báo lỗi nếu như dev cố tình truyền một hằng số nằm ngoài những giá trị mà chúng ta đã định nghĩa trước. Điều này sẽ hạn chế rất nhiều những lỗi Runtime. Quá tuyệt phải không?
Có rất nhiều annotations kiểu này mà chúng ta vẫn hay sử dụng trong ứng dụng Android, chỉ có điều chúng ta không để ý đó thôi.
Ví dụ như View.VISIBLE
, View.GONE
, View.INVISIBLE
… Chúng đều là những @IntDef
.
public static final int VISIBLE = 0x00000000; public static final int INVISIBLE = 0x00000004; public static final int GONE = 0x00000008; @IntDef({VISIBLE, INVISIBLE, GONE}) @Retention(RetentionPolicy.SOURCE) public @interface Visibility { }
Bài viết này nhằm cung cấp cho bạn một cách thức khác khi làm việc với Constant. Hi vọng rằng các bạn sẽ thích và nhớ để lại comment ủng hộ mình nhé!
Bài viết gốc được đăng tải tại vntalking.com
- Service trong Android là gì? Các loại service trong android
- Cách Thiết Lập Máy Ảo, Máy Thật & Khởi Chạy Ứng Dụng Trong Android
- Tạo Splash Screen cho Android như thế nào là “chuẩn” nhất?
Tìm việc làm IT mọi cấp độ tại TopDev
- 1 15 GitHub Repositories giúp lập trình viên phát triển kỹ năng
- N Non-Functional Requirements là gì và nó quan trọng như thế nào?
- S Sharding trong Citus Data không hề đơn giản như bạn nghĩ
- B BPMN là gì và sự lợi hại của nó
- M Mới ra trường không kinh nghiệm, sao làm BA?
- C Chuyển đổi SA key sang Workload Identity
- U Use Case Diagram và 5 sai lầm thường gặp
- K Kinh nghiệm xử lý câu lệnh điều kiện trong JavaScript
- D Dart là gì? Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Dart
- C Chuẩn Hóa CV, Nhận Ngay Phím Chất