Software Manager là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành Software Manager
Trong một công ty hay một dự án phần mềm có rất nhiều vị trí chức danh tương ứng với vai trò khác nhau. Software Manager hay Quản lý phần mềm là một chức danh mà không phải ở công ty nào cũng có, mặc dù công việc và trách nhiệm của họ rất quan trọng và có nhiều điểm giống với một vài vị trí khác. Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về công việc của một Software Manager cũng như những kỹ năng cần thiết để trở thành quản lý phần mềm nhé.
Software Manager là gì?
Người quản lý phần mềm là vị trí trong công ty, tổ chức có nhiệm vụ giám sát sự phát triển, việc cài đặt và bảo trì một phần mềm mới và những phiên bản cập nhật mở rộng (upgraded) của nó.
Với tư cách là một Software Manager, bạn sẽ phải phối hợp với các thành viên khác trong team hay trong công ty để xác định nhu cầu và mong đợi của khách hàng; từ đó thiết lập ngân sách (budgets) và thời gian (schedules) cũng như đảm bảo rằng người sử dụng thao tác với sản phẩm đúng cách. Bên cạnh đó là việc đào tạo, hướng dẫn người sử dụng thao tác với phần mềm sau khi phần mềm được cài đặt để khắc phục các sự cố phát sinh.
Công việc của một Software Manager
1. Quản lý team phát triển phần mềm
Trong một dự án phần mềm, team phát triển thông thường sẽ bao gồm nhiều vị trí khác nhau như:
- Lập trình viên Frontend
- Lập trình viên Backend
- Kiểm soát chất lượng (Quantity Assurance)
- Kỹ sư vận hành DevOps
- Quản lý dự án Project Manager
- Và một số vị trí khác tùy vào từng tổ chức
Software Manager trực tiếp trao đổi và làm việc với team phát triển nhằm đảm bảo yêu cầu của phần mềm được đáp ứng đúng, đủ và kịp thời theo yêu cầu về ngân sách và thời gian. Ở yếu tố này, công việc của quản lý phần mềm khá tương đồng với quản lý dự án; mặc dù vậy điểm khác biệt ở đây là một Software Manager không đi sâu vào trực tiếp các nhiệm vụ chi tiết trong dự án như Project Manager, đồng thời họ cần quản lý nhiều hơn một team dự án cho cùng một sản phẩm phần mềm.
2. Tuyển dụng, điều phối nhân sự
Việc quản lý nhân sự trong team là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của phần mềm cũng như ảnh hưởng đến việc cài đặt, bảo trì trong tương lai. Nhân sự có kiến thức về phần mềm luôn có vai trò quan trọng, đồng thời có giá trị cao trong việc vận hành sản phẩm phần mềm. Một nhà quản lý phần mềm luôn cần có kỹ năng tốt trong việc tìm kiếm nhân sự phù hợp cho sản phẩm của mình; vì thế việc tham gia vào quá trình tuyển dụng cũng là điều cần thiết.
3. Đảm bảo chất lượng phần mềm
Chất lượng phần mềm là yếu tố quan trọng nhất đối với một sản phẩm phần mềm, vì vậy đây cũng là một công việc quan trọng của Software Manager. Các quy trình đảm bảo chất lượng trong tổ chức được áp dụng vào, đồng thời có thể có sự tham gia của thành viên QA (Quality Assurance). Mặc dù vậy công việc của quản lý phần mềm vẫn phải là đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu cuối đến tay khách hàng một cách hoàn thiện nhất.
Tham khảo việc làm IT Manager hấp dẫn trên TopDev
4. Chỉ đạo lựa chọn kiến trúc phần mềm
Đây được xem như là công việc quyết định đến sự thành công của phần mềm ở giai đoạn thiết kế. Software Manager là người chỉ đạo, tổ chức các cuộc họp thống nhất kiến trúc của sản phẩm phần mềm cũng như đảm bảo khả năng mở rộng của hệ thống. Sự tham gia của các bên phụ trách kỹ thuật, cùng với yêu cầu từ khách hàng về sản phẩm kết hợp với những hiểu biết về phần mềm, quản lý phần mềm sẽ giúp cuộc họp đưa ra quyết định cho kiến trúc tốt nhất của phần mềm sẽ xây dựng.
5. Thúc đẩy chiến lược sản phẩm
Việc xác định các tính năng và yêu cầu cốt lõi là nhiệm vụ cần thiết để Software Manager đưa ra phương pháp và hệ thống phát triển phù hợp, hay nói cách khác là chiến lược phát triển sản phẩm. Quản lý phần mềm lúc này đồng thời cũng là một chuyên gia về sản phẩm, tham gia đóng góp tiếng nói về lộ trình của sản phẩm bằng việc liên lạc trao đổi thường xuyên với chủ sở hữu sản phẩm đó (Product Owner).
Những kỹ năng cần có của một Software Manager
Trong một công ty phát triển phần mềm sẽ có nhiều vị trí khác nhau bao gồm cả phụ trách kĩ thuật và các công việc quản lý. Một người xuất sắc trong việc phát triển sản phẩm và xây dựng kiến trúc hệ thống không phải lúc nào cũng giỏi trong việc giải quyết các vấn đề về ngân sách, chính sách trong dự án, quản lý con người. Chính vì thế có nhiều vai trò khác nhau trong công ty đi cùng các kỹ năng yêu cầu đặc thù. Với Software Manager, một vị trí thiên về vấn đề quản lý thì những kỹ năng cần có bao gồm:
- Kiến thức và chuyên môn sâu về ngành và sản phẩm
- Kỹ năng tuyển dụng và xây dựng đội ngũ
- Kỹ năng setup, xây dựng một sản phẩm phần mềm mới từ đầu
- Duy trì hay cập nhật, cải tiến một sản phẩm hiện có
- Kỹ năng quản lý dự án: bao gồm các kĩ năng của một Project Manager
- Kỹ năng nói chuyện với khách hàng hay chủ sản phẩm
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và đàm phán với các bên liên quan
Kết bài
Trong bài viết này chúng ta đã cùng tìm hiểu về Software Manager và các công việc mà họ đảm nhận. Tùy thuộc vào từng công ty hay tổ chức thì chức danh có thể sẽ khác với quản lý phần mềm, nhưng chắc chắn sẽ có những người đảm nhiệm vai trò cụ thể quản lý phần mềm như Giám đốc công nghệ hay Giám đốc phần mềm. Hy vọng bài viết này mang lại cho các bạn cái nhìn tổng quát về vị trí này, nếu đây là định hướng của bạn trong tương lai, hãy trang bị những kỹ năng cần thiết mà trong bài đã đề cập đến nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Có thể bạn quan tâm:
- Software engineer phát triển bản thân như thế nào?
- Quality Assurance QA trong Software là gì
- Những mẹo hay ho cho các Software Developers
Xem thêm tuyển dụng việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết
- H Hướng dẫn cài đặt và tự học lập trình Python cơ bản từ A-Z
- C Chinh Phục Phân Tích Dữ Liệu Với Pandas Trong Python: Hướng Dẫn Từng Bước