Software Engineer là gì? Mô tả công việc và những kỹ năng quan trọng

Software Engineer là gì? Software Engineer làm gì? Cơ hội nào để trở thành Sofware Engineer trong năm 2023.

Những câu hỏi được liệt kê trên đây đã được trả lời từ khoảng 4,5 năm về trước. Nhưng mỗi năm một khác, yêu cầu về kinh nghiệm và kĩ năng của người kỹ sư phần mềm đang dần thay đổi. Đặc biệt với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của AI, Software Engineer vẫn được dự báo là nghề hót hòn họt trong 10 năm tới.

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nghề Software Engineer nhé!

Software Engineer là gì?
Sắp tới còn vào nhiều meet lắm anh em đừng lo

1. Software Engineer là gì?

Theo như định nghĩa khá là phổ biến và thông dụng cho Software Engineer thì

Software engineer is the branch of computer science that deals with the design, development, testing, and maintenance of software applications. Software engineers apply engineering principles and knowledge of programming languages to build software solutions for end users.

Software Engineer (kỹ sư phần mềm) là một nhánh của khoa học máy tính, làm việc với thiết kế, phát triển, kiểm thử và vận hành ứng dụng phần mềm. Kỹ sư phần mềm áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật và kiến thức về ngôn ngữ lập trình để xây dựng giải pháp phần mềm cho người dùng cuối.

Software Engineer là gì?
SE làm đủ thứ. Nguồn ảnh / Source: artoftesting.com

Chỗ này anh em lưu ý, nếu đã sử dụng Software Engineer, không nhiều thì ít anh em phải biết hoặc phải có kiến thức tương đối về các giai đoạn khác nhau khi phát triển phần mềm:

    • Design (thiết kế)
    • Development (phát triển) – Cái này thì anh em thường có rồi
    • Maintenance (vận hành, bảo trì)

Rõ ràng là kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao. Tuy nhiên cơ hội việc làm cũng như ưu đãi cho nghề này cũng đi kèm, luôn ở mức hậu hĩnh.

  “Luyện” gì để trở thành Software Engineer xịn?
  Một số lầm tưởng về big data của software engineer

2. Software Engineer bao gồm những công việc nào

Chính vì sự phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao cần có ở nghề Sofware Engineer mà bản thân này cũng chia thành nhiều vị trí. Thông thường các kĩ sư khi mới bắt đầu sẽ khởi đầu bằng Web developer hoặc Mobile developer.

Trong quá trình làm việc, bản thân người kĩ sư sẽ được tiếp xúc với nhiều hơn các vị trí khác. Từ đó học hỏi thêm các công việc cần làm, các chuyên môn khác trong quá trình phát triển phần mềm.

Đơn cử như vị trí Systems developers, vị trí này ban đầu được giao trách nhiệm tạo ra các hệ điều hành cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cộng đồng. Hệ điều hành ở đây có thể là hệ điều hành cho máy tính, cũng có thể là hệ điều hành cho ứng dụng di động hoặc các hệ thống phức tạp khác.

Software Engineer bao gồm những công việc nào
Leo dần, leo dần nha anh em. Nguồn ảnh / Source: DevOpsSchool.com

Danh sách các vị trí trong nghề xuất phát điểm là Software Engineer bao gồm:

    • Applications Architect
    • Applications Developer
    • Computer Applications Engineer
    • Mobile Developer
    • Program Manager
    • Programmer
    • Project Leader
    • Quality Assurance Analyst
    • Software Engineer
    • Software Quality Engineer
    • Systems Analyst
    • Systems Developer

Sau khi đã hiểu các vị trí xung quanh có xuất phát điểm là Software Engineer. Giờ là lúc tìm hiểu xem công việc thường ngày của một Software Engineer là gì?

Tham khảo thêm các vị trí tuyển dụng Software Engineer tại Topdev

3. Daily task của Software Engineer

Trả lời cho câu hỏi Software Engineer là gì tất nhiên không thể không biết hằng ngày công việc họ phải làm là gì. Đâu chỉ mỗi fix bug, càm ràm, đập phím rồi lại fix bug.

Ngoài việc sử dụng kiến thức, ngôn ngữ lập trình, kinh nghiệm để phát triển phần mềm, các kĩ sư còn thể vận hành, maintain hệ thống của các kĩ sư khác phát triển.

Daily task của Software Engineer
Thời gian ước lượng cho từng công việc. Nguồn ảnh / Source: codingnomads.co

Công việc của hàng ngày của Software Engineer thường là:

    • Designing and maintaining software systems or applications (thiết kế và maintain hệ thống hoặc ứng dụng)
    • Evaluating and testing new software programs (đánh giá và kiểm thử phần mềm)
    • Optimizing software for speed and scalability (tối ưu tốc độ và đảm bảo khả năng mở rộng)
    • Writing and testing code (viết và kiểm thử code)
    • Ensuring platform compatibility (đảm bảo cho nền tảng hoạt động)
    • Creating and enforcing IT standards within an infrastructure (tạo và thực thi các tiêu chuẩn CNTT trong hạ tầng đã có)
    • Maintaining documentation of IT systems (
    • Releasing software updates (viết release note cho phần mềm)
    • Collaborating with development teams, senior systems architects, and data science professionals (Cộng tác với development teams, kỹ sư hệ thống và khoa học dữ liệu)
    • Consulting with clients, engineers, security specialists, and other stakeholders (tư vấn khách hàng, kỹ sư, chuyên gia bảo mật và các bên liên quan)
    • Recommending software upgrades for existing programs and systems (Đề xuất nâng cấp phần mềm)
    • Presenting new features to stakeholders and internal customers (trình bày tính năng mới cho các bên liên quan và khách hàng nội bộ)

Èo, chỉ với cái danh sách này thôi đã đủ thấy bản thân người Software Engineer đã cần phải có nhiều kỹ năng như thế nào. Cần phải có kĩ năng chuyên môn, vừa phải có các kĩ năng mềm khác.

4. Kỹ năng nào cần có ở Software Engineer

Sau khi đã biết những công việc cần làm, nhà tuyển dụng sẽ đòi hỏi ở một người Software Engineer thì giờ là lúc tự hỏi những kỹ năng nào là cần thiết cho Software Engineer.

Kỹ năng cho SE giờ chia thành 2 phần, 1 là kỹ năng cứng (liên quan tới chuyên môn), 2 là kỹ năng mềm, liên quan tới cách làm việc và nhiều thứ khác.

Đầu tiên, với kỹ năng cứng, bản thân ông Software Engineer cần có:

    • Coding languages like Python, Java, C, C++, or Scala (Lập trình, đương nhiên)
    • Object-oriented programming (hướng đối tượng)
    • Database architecture (kiến trúc DB)
    • Agile and Scrum project management (quản lý dự án theo mô hình AgileScrum)
    • Operating systems (Hệ điều hành)
    • Cloud computing (Cloud)
    • Version control (Kiểm soát version)
    • Design testing and debugging (kiểm thử và điều tra bug)

Kỹ năng nào cần có ở Software Engineer
Teamwork là kĩ năng quan trọng đối với kỹ sư phần mềm. Nguồn ảnh / source: carrerkarma.com

Đây chỉ là nhóm kỹ năng chính, còn rất nhiều các kỹ năng khác cần có ở Software Engineer bao gồm:

    • Kỹ năng thuyết trình (cho khách hàng)
    • Kỹ năng trình bày vấn đề (cho anh em developer, cho khách hoặc cho QC)
    • Kỹ năng giải thích (viết lại document cho các developer khác, cho khách hàng)

5. Tương lai cho Software Engineer

Tất nhiên, với những Software Engineer giỏi, khi đã đáp ứng và có đầy đủ các kĩ năng cần thiết sẽ nhận được ưu đãi hậu hình từ nhà tuyển dụng.

Trong năm 2024, khi mà nguy cơ kinh tế suy thoái, bản thân các kỹ sư phần mềm giỏi vẫn có tương lai. Ngành IT cũng chưa thể giải toả cơn khát nhân lực. Tuy nhiên nhân lực ở đây được hiểu là nhân lực chất lượng cao. Có đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm để đảm trách các vị trí khác nhau.

Tương lai cho Software Engineer
Thời gian sắp tới AI sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các kỹ sư phần mềm. Nguồn ảnh / Source: springboard.com

Ngoài việc rèn luyện chuyên môn, các kĩ năng mềm cũng là kĩ năng cực kì quan trọng. Nếu làm được mà không thể giải thích, được xem bằng với không làm. Năm 2024 dự báo sẽ là năm phát triển bùng nổ của AI, những phần khó của công nghệ sẽ được AI hỗ trợ rất rất nhiều. Vậy nếu chuyên môn đã nhẹ gánh thì các kĩ năng khác cần phải gia tăng.

Anh em đã đang hoặc lựa chọn sẽ trở thành Software Engineer trong tương lai cần chú ý vấn đề này!

6. Tham khảo

Cảm ơn anh em đã đọc bài – Thank you for your time – Happy coding!

Tác giả: Kiên Nguyễn

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev