So sánh Data Analyst với Business Analyst, nên chọn cái nào?
Data Analyst và Business Analyst là 2 vị trí công việc khác nhau nhưng thường hay bị nhầm lẫn vai trò, chủ yếu là do đều cùng chức danh là nhà phân tích. Với sự phát triển của Big Data thì 2 vị trí trên ngày càng trở nên quan trọng trong một tổ chức. Để hiểu rõ hơn vai trò, nhiệm vụ của từng vị trí, bài viết hôm nay chúng ta cùng đi so sánh giữa Data Analyst và Business Analyst nhé.
Trước tiên, chúng ta cùng đi vào từng vai trò một để hiểu được công việc của một Nhà phân tích dữ liệu và Nhà phân tích kinh doanh là gì?
Data Analyst là gì?
Data Analyst – Chuyên viên phân tích dữ liệu là người sử dụng các công cụ đặc biệt để kiếm tra dữ liệu trong doanh nghiệp, sau đó sử dụng dữ liệu đó một cách chính xác và hiệu quả nhằm đưa ra các báo cáo, đánh giá về một vấn đề cụ thể trong tổ chức.
Data Analyst có vai trò đảm bảo tính chính xác và khả năng sử dụng lại được dữ liệu, song song với đó là việc bảo vệ dữ liệu của tổ chức khỏi nguy cơ mất mát, bị đánh cắp. Với sức mạnh đến từ dữ liệu thì chuyên viên phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ nông nghiệp, thực phẩm, du lịch,… nhằm có thể tận dụng được tiềm năng của dữ liệu để đưa ra những quyết định chiến lược quan trọng, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Business Analyst là gì?
Business Analyst – Chuyên viên phân tích kinh doanh là người có những hiểu biết về nghiệp vụ của hệ thống và trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức. Business Analyst đóng vai trò xử lý các yêu cầu dịch vụ và đưa ra các giải pháp để cải tiến hệ thống hiện tại.
Để làm việc như một chuyên viên phân tích kinh doanh, bạn cần có kiến thức về thống kê, phân tích định lượng, phân tích hoạt động kinh doanh, có khả năng trình bày, trực quan hóa dữ liệu để từ đó giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh, chiến lược hay giúp đưa ra quyết định.
Có thể thấy một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà Business Analyst cần có chính là phân tích dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau liên quan đến các hoạt động của tổ chức cũng như thị trường. Vì vậy mà công việc của Business Analyst sẽ có phần tương đồng với vai trò của một Data Analyst. Điểm khác nhau giữa 2 vị trí chuyên viên phân tích này là gì?
So sánh giữa Data Analyst và Business Analyst
1. Về nhiệm vụ
Business Analyst (BA) có nhiệm vụ chính là phân tích, xây dựng và phát triển kinh doanh. Để đạt được điều này thì BA cũng có nhiệm vụ lập báo cáo, xây dựng quy trình, thiết lập KPI cho từng bộ phận; từ đó giúp doanh nghiệp và tổ chức nhận định được một cách chính xác về thực trạng hiện tại và đưa ra được quyết định cho tương lai. Data Analyst (DA) có phạm vi nhiệm vụ nhỏ hơn, tập trung chính vào việc nghiên cứu, xử lý, bảo mật dữ liệu, hỗ trợ cung cấp các báo cáo mà tổ chức hay chính BA cần đến với từng nhiệm vụ cụ thể.
2. Về dữ liệu
DA là người thao tác trực tiếp với dữ liệu thô (dữ liệu nguồn) từ rất nhiều nguồn khác nhau; mức độ tin cậy và chính xác của dữ liệu cũng là một vấn đề là DA cần phải có biết tiền xử lý. Một DA có thể xuất phát từ người chuyên về kỹ thuật, sử dụng mô hình dữ liệu viết các câu lệnh để truy vấn các cơ sở dữ liệu từ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau.
Đối với dữ liệu, BA thường sẽ được tiếp nhận số liệu báo cáo từ các bộ phận phía dưới, trong đó có DA. Dữ liệu dành cho BA đòi hỏi có sự tổng hợp và có ngữ nghĩa; tính chính xác cũng cao hơn so với dữ liệu mà DA xử lý.
Xem thêm tuyển dụng Data Analytics lương cao trên TopDev
3. Về kỹ năng
DA yêu cầu kỹ năng xử lý và phân tích dữ liệu thô để tìm ra những thông tin có giá trị. Để tối ưu hóa công việc này, DA là người xây dựng mô hình dữ liệu từ ban đầu hoặc sẽ là người xử lý chuẩn hóa dữ liệu doanh nghiệp hiện có. Ngoài ra, sau khi thu thập, xử lý, DA sẽ cần những kỹ năng sử dụng công cụ phân tích số liệu, kiến thức về thống kê cùng kỹ năng sử dụng các công cụ trực quan hóa để diễn giải và trình bày số liệu cho người khác.
BA yêu cầu nhiều hơn về các kiến thức kinh doanh cũng như nghiệp vụ trong doanh nghiệp, vì vậy họ cần có nhiều kiến thức tổng quan khác nhau liên quan đến quy trình, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của tổ chức. Kỹ năng phân tích số liệu chỉ là một trong nhiều kỹ năng là BA cần phải có, tiếp đó họ cần nghiên cứu để có thể đưa ra được các cải tiến và đề xuất giải pháp trong kinh doanh. Cũng vì vậy, BA sẽ làm việc với nhiều phòng ban và bộ phận khác nhau, từ đó cần trang bị thêm các kỹ năng liên quan đến việc lắng nghe, giao tiếp cùng khả năng trình bày và thuyết phục người khác.
Kết bài
Từ những phân tích trong bài viết, có thể thấy Business Analyst là vị trí có phạm vi, vai trò, nhiệm vụ rộng hơn trong tổ chức so với Data Analyst. Điểm khác nhau cơ bản ở đây chính là việc Data Analyst chủ yếu tập trung vào phân tích dữ liệu, trong khi đó Business Analyst tập trung vào khía cạnh nghiệp vụ kinh doanh.
Vì vậy, nếu bạn có dự định trở thành một trong hai vị trí trên, hãy cân nhắc thật kỹ và có quyết định phù hợp với khả năng và định hướng của mình trong tương lai nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Có thể bạn quan tâm:
- Để trở thành Data Analyst cần học gì? Học như thế nào?
- Chuyện nghề của một Data Analyst
- Top câu hỏi phỏng vấn vị trí Business Analyst mới nhất
Xem thêm tuyển dụng IT hấp dẫn trên TopDev
- 1 15 GitHub Repositories giúp lập trình viên phát triển kỹ năng
- N Non-Functional Requirements là gì và nó quan trọng như thế nào?
- S Sharding trong Citus Data không hề đơn giản như bạn nghĩ
- B BPMN là gì và sự lợi hại của nó
- M Mới ra trường không kinh nghiệm, sao làm BA?
- C Chuyển đổi SA key sang Workload Identity
- U Use Case Diagram và 5 sai lầm thường gặp
- K Kinh nghiệm xử lý câu lệnh điều kiện trong JavaScript
- D Dart là gì? Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Dart
- C Chuẩn Hóa CV, Nhận Ngay Phím Chất