Smoke testing và Sanity testing là cái gì vậy?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Vân Anh
Làm gì cũng vậy, để có tay nghề tốt, bên cạnh việc thực hành, làm việc liên tục chúng ta cũng cần phải học hỏi để tiếp thu các kiến thức mới, không ngừng nâng cao tầm kiến thức hơn nữa. Nâng cao chất lượng rồi thì cũng cần nâng cả số lượng nữa. Điều này có nghĩa là làm tốt rồi cần làm nhanh nữa :)) Lý thuyết vẫn được mọi người nói là thế.
Tất nhiên là như thế rồi, cái đó ai chẳng biết, nhưng bên cạnh đó mình cũng rất để ý đến những kiến thức cơ bản. Bạn khẳng định bạn làm cái này rất tốt, cái kia rất tốt, có nhiều kinh nghiệm abc này nọ, nhưng mà đến khi phỏng vấn họ hỏi bạn mấy kiến thức cơ bản, bạn lại cứ ú ớ không giải thích được, giải thích được nhưng mà lại lộn chỗ này xộn chỗ kia thì họ đếch tin vào mấy dòng quảng cáo trong CV của bạn nữa đâu Hehe.
Vì vậy để đỡ quê khi đi phỏng vấn, chẳng may bị “chơi” chỗ này, mình ôn lại một lần nữa chỗ này (ai thi ISTQB rồi, hoặc đọc qua đâu đấy rồi thì sẽ là ôn lại, ai chưa đọc hay chưa biết là thì đọc cho biết nhé :D). Mấy kiến thức này đọc xong lâu lâu lại quên là chuyện bình thường thôi nhé, chịu khó đọc nhiều lần thì tự dưng sẽ nhớ thôi Như mình kiến bài đọc để viết này, bây giờ thì mình tự tin rồi! Haha.
Hôm nay sẽ nói về Smoke testing và Sanity testing. Ahihi đừng cố gắng dịch ra tiếng việt hai cái từ này nhé, ngầm hiểu là được rồi. còn nó như thế nào mời các bạn đọc tiếp bài viết ha.
Việc làm cho tester tại đây
1. Smoke testing là gì?
Smoke testing là một loại kiểm thử phần mềm được thực hiện sau khi có một bản build mới, để đảm bảo rằng các chức năng chính, quan trọng của phần mềm vẫn hoạt động bình thường. Công việc này được thực hiện để phát hiện các vấn đề nghiêm trọng sớm nhất có thể, trong trường hợp phát hiện vấn đề, bản build đó sẽ bị từ chối, và không được bàn giao cho giai đoạn kiểm thử tiếp theo, do đó sẽ giúp tránh lãng phí thời gian cho cả người kiểm thử và phát triển. Trong smoke testing, các test case được chọn sẽ bao phủ được hầu hết các tính năng, thành phần chính quan trọng của sản phẩm phần mềm.
Ví dụ, trong một ứng dụng web, có các chức năng như đăng nhập, trang chủ, tạo mới hồ sơ, gửi hồ sơ, quản lý hồ sơ,… Để có thể thực hiện được các thao tác trên hệ thống bạn cần phải đăng nhập vào ứng dụng thành công, tuy nhiên sau bản build thì một vài vấn đề xảy ra làm cho người dùng không thể login vào hệ thống được. Hay là đăng nhập được nhưng chức năng tạo mới hay gửi hồ sơ đi không thực hiện được. Đây là những tính năng quan trọng của hệ thống, vì vậy việc thực hiện smoke test trước khi bàn giao sẽ phát hiện sớm và fix sớm những vấn đề cơ bản này, thay vì phải bàn giao, thực hiện cài cắm cấu hình các thứ xong rồi bắt đầu kiểm thử thì mới phát hiện ra, gây lãng phí khá nhiều thời gian. Mà chúng ta đều biết rằng, thời gian còn quý hơn cả vàng đó :v
2. Sanity testing là gì?
Sanity testing cũng là một loại kiểm thử phần mềm, Sanity testing được thực hiện sau khi nhận được bản build, ở bản build này một số chức năng của phần mềm được chỉnh sửa, cập nhật do yêu cầu hoặc một số lỗi nào đó đã được sửa, việc này để kiểm tra nhanh các trạng thái hoặc thay đổi đó có ảnh hưởng đến các tính năng khác hay không, có đáp ứng như mong đợi hay không? Nếu các vấn đề được tìm thấy, bản build sẽ không được đưa tới giai đoạn kiểm thử chi tiết hơn tiếp theo, giúp giảm thiểu thời gian và các chi phí khác.
Ví dụ: trong ứng dụng ví dụ bên trên, ở bản build trước có phát hiện ra lỗi liên quan đến việc gửi hồ sơ do phân quyền sai nên hồ sơ được gửi đi nhưng lại gửi không đúng người nhận, ở bản build này bug này đã được sửa, sanity test ở đây sẽ kiểm tra nhanh việc chỉnh sửa chức năng này có liên quan đến các chức năng, vai trò khác hay không? Nhưng vẫn cần phải lưu ý rằng mình sẽ chỉ kiểm tra những phần có liên quan nhất, không sa đà chi tiết quá vào việc kiểm thử chức năng, giao diện gửi hồ sơ hay những chức năng đã ổn định khác, vì thời gian dành cho sanity test là không nhiều.
3. Một vài so sánh cơ bản giữa Smoke và Sanity testing
Smoke testing | Sanity testing |
Smoke testing được thực hiện để đảm bảo rằng các chức năng quan trọng của phần mềm vẫn hoạt động bình thường | Sanity testing được thực hiện để xác định các chức năng hoạt động đúng như yêu cầu, thiết kế sau khi có một vài thay đổi nhỏ, hoặc sau khi fix 1 bug nào đó. |
Mục đích của Smoke testing đó là kiểm tra sự “ổn định” của hệ thống để có thể tiến hành các bước kiểm thử nghiêm ngặt hơn | Mục đích của sanity testing là kiểm tra sự hoạt động “hợp lý” của hệ thống để có thể tiến hánh các bước kiểm thử nghiêm ngặt hơn |
Kiểm thử này thường được thực hiện bởi đội phát triển (Developer) hoặc đội kiểm thử (tester) | Sanity testing thì thường được thực hiện bởi đội kiểm thử |
Smoke test thường được lưu thành các tài liệu cố định hoặc các script để có thể chạy tự động (Bởi vì đơn giản, khi các chức năng lớn quan trọng của hệ thống sẽ được định hình ổn định trước tiên, và mỗi lần build thì đều phải đảm bảo hoạt động của các chức năng đó thì mới được coi là build thành công, vì vậy việc tài liệu hóa hoặc viết script là việc cần thiết nên làm) | Đối với Sanity testing, do tính không ổn định trước những yêu cầu và các vấn đề phát sinh khác nên sẽ không có tài liệu cụ thể hay script nào được dựng sẵn cả. |
Smoke testing được thực hiện trước giai đoạn kiểm thử hồi quy | Sanity testing được thực hiện trước giai đoạn kiểm thử hồi quy và sau giai đoạn Smoke testing. |
Smoke testing sẽ kiểm tra tổng thể toàn bộ hệ thống | Sanity testing kiểm tra từng phần hệ thống. |
Kiến thức cơ bản tạm thời là thế, nắm chắc mấy cái này mình nghĩ là OK rồi đấy, thoải mái chém gió tơi bời với các anh/chị phỏng vấn về sanity và smoke rồi nhé!
Đùa thôi, nếu bạn nào có thấy vấn đề gì, hay có thắc mắc, góp ý thì cứ thoải mái để lại dưới phần bình luận cho mình nha.
Tham khảo: https://www.guru99.com/smoke-sanity-testing.html
Bài viết gốc được đăng tải tại vananhtooo.wordpress.com
Có thể bạn quan tâm:
- Unit testing các component Vue.js bằng các tool Vue testing và Jest (P2): Test Vue.js Components deep render trong Jest
- Hiệu quả của testing với TDD trong Laravel
- Automation testing: Một số công cụ hữu ích cho tester
Xem thêm Việc làm tester hà nội, đà nẵng, hcm hấp dẫn trên TopDev
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- i iOS 18 có gì mới? Có nên cập nhật iOS 18 cho iPhone của bạn?
- G Gamma AI là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp chỉ trong vài phút
- P Power BI là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng PBI?
- K KICC HCMC x TOPDEV – Bước đệm nâng tầm sự nghiệp cho nhân tài IT Việt Nam
- T Trello là gì? Cách sử dụng Trello để quản lý công việc
- T TOP 10 SỰ KIỆN CÔNG NGHỆ THƯỜNG NIÊN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- T Tìm hiểu Laptop AI – So sánh Laptop AI với Laptop thường
- M MySQL vs MS SQL Server: Phân biệt hai RDBMS phổ biến nhất
- S SearchGPT là gì? Công cụ tìm kiếm mới có thể đánh bại Google?